Văn khấn phủ Tây Hồ đầy đủ, chi tiết và chính xác nhất –
Phủ Tây Hồ từ lâu đã được biết đến là một trong những di tích lịch sử lâu đời và là chốn linh thiêng trong thờ cúng của người Việt có vị trí nằm ở khu vực nội thành thành phố Hà Nội của nước ta. Chính vì vậy, người dân thường về đây thắp hương cũng như cầu khấn để cầu mong sự bình an, mạnh khỏe, may mắn và tài lộc cho cả gia đình.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng không phải ai cũng biết chính xác bài Văn khấn phủ Tây Hồ. Nếu bạn cũng là một trong số những người chưa hiểu rõ về bài văn khấn này thì hãy cùng theo dõi những chia sẻ thú vị mà Gốm sứ trang trí Đại Việt mang đến sau đây nhé!
Đôi nét có thể bạn chưa biết về phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội. Phủ này nằm trên một bán đảo lớn thuộc làng Nghi Tàm, nhô ra giữa hồ Tây.
Phủ Tây Hồ được biết đến là nơi thờ công chúa Liễu Hạnh. Truyền thuyết xưa kể lại rằng: công chúa Liễu Hạnh có tên thật là Quỳnh Hoa – con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng. Trong một lần bất cẩn, Quỳnh Hoa đã chót làm vỡ ly ngọc nên bị đầy xuống trần gian. Khi xuống đây, bà chu du khắp thiên hạ và chợt dừng lại phủ Tây Hồ khi bởi nhận thấy sự ấn tượng về địa linh sơn thủy của nơi đây. Vì vậy, bà đã quyết định ở lại nơi đây và mở một quán nước nhỏ để lấy cớ vui thú văn chương nơi trần gian.
Bà là người có công lớn trong việc diệt trừ yêu ma, giúp đỡ dân an cư, lạc nghiệp. Do vậy ở triều Nguyễn, bà được phong là “mẫu nghi thiên hạ”. Đồng thời, bà cũng chính là một trong bốn vị thần tứ bất tử của Việt Nam.
Theo một tài liệu khác ghi chép lại thì phủ Tây Hồ là nơi công chúa Liễu Hạnh và quan trọng Bùng Khắc Hoan gặp nhau lần thứ 2. Lúc này, quan trạng dạo chơi trên hồ và tình cờ ghé vào quán nước của công chúa Liễu Hạnh. Ở nơi đây, hai người đã cùng nhau sáng tác ra bài thơ “Tây Hồ ngự quán” và bài thơ này vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Cũng từ sau lần gặp gỡ này, quan trạng nảy sinh tình cảm và đã quay lại tìm kiếm Liễu Hạnh nhưng nàng đã đi mất và không một ai biết nàng đã đi đâu. Vì vậy, để tỏ lòng thương nhớ, quan trạng đã cho người lập nên đền thờ để thờ bà và đền thờ đó chính là phủ Tây Hồ.
Đi thắp hương phủ Tây Hồ cần chuẩn bị đầy đủ những gì?
Mỗi địa điểm thờ cúng linh thiêng đều có những nét độc đáo riêng đặc biệt là trong phong cách thờ cúng và phủ Tây Hồ cũng không phải là ngoại lệ. Theo đó khi chuẩn bị đồ lễ vào phủ Tây Hồ để thắp hương, gia chủ cần lưu ý những điều quan trọng như sau để không phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng:
Lễ để vào thắp hương trong phủ phải là lễ chay: vật phẩm thờ cúng gia chủ cần chuẩn bị đó là hương thơm, hoa quả, chè, xôi, oản. Gia chủ tuyệt đối không dâng lễ mặn (như thịt, giò, chả). Đồng thời, gia chủ không nên chuẩn bị nhiều vàng mã cũng như tiền âm phủ hay tiền thật để dâng cúng vào hương án chánh diện. Để tốt nhất, gia chủ nên bỏ tiền thật vào hòm công đức có trong phủ.
Ở bàn thờ đức ông, thánh mẫu hay các ban thờ thần linh, gia chủ chỉ được đặt vàng mã cùng với mâm lễ mặn.
Trước khi đến thắp hương, khấn vái ở phủ Tây Hồ, gia chủ cần chú ý tới đời sống hiện tại của mình. Bởi trước đó, gia chủ nên ăn chay và sinh hoạt chay tịnh, làm nhiều việc thiện để khi đến thắp hương, cầu khấn tại phủ, mọi cầu nguyện sẽ được trở thành hiện thực.
Bài văn khấn phủ Tây Hồ chi tiết và chính xác nhất dành cho mọi gia chủ
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Hương tử chúng con kính lạy:
– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”
– Mẫu đệ nhất thiên tiên!
– Mẫu đệ nhị thượng ngàn!
– Mẫu đệ tam thủy cung!
Hương tử con là:……………………………………………………………..
Ngụ tại: …………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày:………………………………………………………………………
Tại: phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, quận Tây Hồ
Thành tâm kính dâng lễ vật:…………………………………………………………….
Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỷ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý,…..
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Đôi nét thú vị về Gốm Đại Việt
Lựa chọn những vật phẩm thờ cúng, đồ phong thủy hay đồ trang trí, sử dụng trong gia đình, địa chỉ được khách hàng tin tưởng lựa chọn đầu tiên không đâu khác đó chính là Gốm Đại Việt. Gốm Đại Việt từ lâu đã được biết đến là địa chỉ cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng uy tín và chất lượng hàng đầu trên thị trường.
Không những thế, những sản phẩm mà Gốm Đại Việt mang đến người tiêu dùng còn có mẫu mã rất đa dạng, thiết kế tinh tế, ấn tượng cùng với giá thành vô cùng phải chăng. Vì vậy, nếu có nhu cầu tham khảo và chọn mua những vật phẩm thờ cúng như hay những loại đồ phong thủy như mai bình tích lộc, bình hút tài lộc hay tượng, tranh phong thủy thì chắc chắn lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn đó chính là Gốm Đại Việt.
Bên cạnh đó, cửa hàng Gốm Đại Việt hiện nay còn cung cấp ra thị trường những sản phẩm khác như ấm chén Bát Tràng, bộ đồ ăn Bát Tràng, lọ hoa Bát Tràng, đèn sứ thấu quang,….Vì vậy, các bạn có thể thoải mái lựa chọn những sản phẩm ưng ý và phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình mình.
Gomdaiviet.vn trong bài viết trên đây đã mang đến các bạn thông tin chi tiết về bài văn khấn phủ Tây Hồ khi đi thắp hương, cầu khấn tại đây. Hy vọng bài khấn này sẽ giúp các bạn gửi được trọn vẹn những cầu nguyện của mình đến vị thần trong phủ Tây Hồ nhé!
3
/
5
(
29
votes
)