Văn khấn rằm tháng 7 cúng tổ tiên lễ Vu Lan, cô hồn tại nhà và cơ quan

Rằm tháng 7 là thời gian mà có nhiều lễ nghĩa diễn ra nhất: Đó không chỉ là lễ Vu Lan báo hiếu, hoặc cúng cô hồn tháng 7 …mà còn là thời gian gắn kết các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Vậy làm thế nào chuẩn bị mâm cơm cúng rằm đủ vị nhất và thực hiện việc lễ rằm đúng tiêu chí với văn khấn rầm tháng 7 chuẩn nhất. Bài viết này sẽ bao quát những vấn đề trên gửi tới độc giả.

( Hình ảnh được sưu tầm trên internet)

1. Chuẩn bị đầy đủ một mâm cơm cúng rằm tháng 7 chuẩn hương vị Việt

Một mâm cơm cúng thường có những món khá cơ bản như gà luộc , xôi…Tuy nhiên với thời đại hiện nay, các bà nội trợ gia đình cúng rằm tháng 7 tại nhà khá đa dạng: có món chay, món mặn, hoặc các món ăn phá cách khiến cho mâm cơm cúng rằm khá phong phú và hấp dẫn, chứa đủ tâm huyết của người đầu bếp trong mỗi món ăn với cách trình bày chuyên nghiệp như nhà hàng khiến ai nây đều thích thú và chia sẻ để lưu giữ cho những lần sau học tập. Mâm cơm cúng được đặt trang nghiêm lên bàn thờ hoặc bàn cơm, là tấm lòng thành kính của gia chủ

Văn khấn rằm tháng 7 cúng tổ tiên lễ Vu Lan, cúng thần linh, cúng cô hồn, cúng phóng sinh tại nhà chuẩn nhất > Chuẩn bi đầy đủ một mâm cơm cúng rằm tháng 7 chuẩn hương vị Việt

Văn khấn rằm tháng 7 cúng tổ tiên lễ Vu Lan, cúng thần linh, cúng cô hồn, cúng phóng sinh tại nhà chuẩn nhất > Chuẩn bi đầy đủ một mâm cơm cúng rằm tháng 7 chuẩn hương vị Việt

Văn khấn rằm tháng 7 cúng tổ tiên lễ Vu Lan, cúng thần linh, cúng cô hồn, cúng phóng sinh tại nhà chuẩn nhất > Chuẩn bi đầy đủ một mâm cơm cúng rằm tháng 7 chuẩn hương vị Việt

Văn khấn rằm tháng 7 cúng tổ tiên lễ Vu Lan, cúng thần linh, cúng cô hồn, cúng phóng sinh tại nhà chuẩn nhất > Chuẩn bi đầy đủ một mâm cơm cúng rằm tháng 7 chuẩn hương vị Việt

2. Bài văn khấn cúng tổ tiên và thần linh ngày rằm tháng 7 tại nhà

2.1. Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7 âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ………………… (Ví dụ: năm Giáp Ngọ)

Tín chủ chúng con tên là:…………………………………. ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp Lễ Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

2.2. Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7 âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ …………………… (Ví dụ: Nguyễn, Lê, Trần …) và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng 7 năm …………………. (Ví dụ: năm Giáp Ngọ)

Gặp Lễ Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ …………. (Ví dụ: Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

2.3. Văn khấn cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 âm lịch

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

*Sắm lễ:

Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

Hoa, ngũ quả: 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

Kẹo bánh.

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

*Văn khấn rằm tháng 7:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………………………………………………………………………………………………………..

Vợ (Chồng):…………………………………………………………………………………………………………………………

Con trai:……………………………………………………………………………………………………………………………..

Con gái:………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………………….

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

2.4. Văn cúng phòng sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch

Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình, không bắt buộc.

Văn khấn cúng phóng sinh:

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

Các ngươi trước lòng trần tục lắm

Nên đời nay chìm đắm sông mê

Tối tăm chẳng biết làm lành

Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

Do vì đời trước ác tâm

Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

Do vì ghen ghét, tham sân

Do vì lợi dưỡng hại người làm vui

Do vì gây oán chuốc thù

Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

Do vì chia cách, giam cầm

Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

Cầu xin Phật lực từ bi

Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

Nay nhờ Tăng chúng hộ trì

Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

Hoặc sanh lên các cõi trời

Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

Hoặc sanh lên được làm người

Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..

Chúng sanh Quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng….

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)

Lưu ý khi cúng cô hồn dịp rằm tháng bảy:

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Một lưu ý nhỏ cho bạn là khi cúng cô hồn phải đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai, từ trẻ em đến những tay anh chị quậy phá, được xem là “cô hồn sống”. Người ta tin rằng, nếu người sống giành giật càng đông là họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá gia đình.

Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay.

Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật có nghĩa là tín hiệu tốt.( nguồn: báo danviet)

Như vậy, trong ngày rằm tháng 7 có các văn khấn cúng tại nhà, gia đình nên tham khảo va thực hiện lễ cúng tế trọn vẹn thành tâm.

3. Cúng tháng cô hồn – Rằm tháng 7 tại mộ vầ bài văn khấn chuẩn nhất

3.1. Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 tại mộ

Khi cúng lễ tại mộ, lễ cúng cũng khác với trường hợp cúng tại nhà, gia chủ cần chuẩn bị 2 lễ cúng khác nhau. Đó là lễ cúng thần linh và lễ cúng vong linh người đã khuất và cô hồn.

– Lễ cúng thần linh:

  • Nến 

  • Hoa

  • Quả

  • Xôi

  • Nước

– Lễ cúng vong linh người đã mất và cô hồn:

  • Hoa, quả

  • Xôi, nước, nến

  • Bánh kẹo và các đồ cúng như ngô, khoai, gạo,…

3.2. Cách bố trí lễ cúng rằm tháng 7 tại mộ chuẩn

Khi đã sắm đầy đủ lễ vật để cúng tháng cô hồn tại mộ nên bố trí như sau:

– Đối với lễ cúng vong linh thì tùy thuộc vào gia đình.

– Đối với lễ cúng thần linh cần chú ý nhứng điều sau:

  • Để ý quanh khu vực nghĩa trang xem có đền thờ thần linh không, nếu có thì đặt lễ cúng tại chính đền thần linh để cúng lễ. 

  • Trong trường hợp mà khu vực nghĩa trang nhà bạn không có đền thần linh thì cần đặt lễ cúng cùng với vong linh tại một địa điểm. 

  • Tiếp theo, bạn tiến hành thắp hương và khấn tại các ngôi mộ khác để mời vong linh về vị trí ngôi mộ mà gia chủ đã chọn. 

Văn khấn như sau:

“Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin chư Phật gia hộ cho con thực hành hạnh hiếu thỉnh mời vong linh.

Con xin kính thỉnh vong linh (Cụ,… tên…) mất ngày… tháng… năm…, con tên là… ở tại… là (con…) của (cụ…), nhân tiết tháng Bảy – Vu Lan báo hiếu, chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kiết hạ đem phúc lành tế độ chúng sinh, gia đình chúng con thiết lễ lòng thành, kính thỉnh vong linh cụ lai đáo về tại phần mộ của (Đọc tên ngôi mộ đã chọn)…, để con cháu chúng con thiết lễ cúng dường vật thực và tác lễ bố thí vật thực cho các vong linh tại nơi địa cuộc nghĩa trang này, phần phúc đó xin hồi hướng đáp đền ơn đức tiên tổ.

Con xin kính thỉnh vong linh hương hồn (cụ…) hoan hỷ.

Con thành tâm kính thỉnh.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)”

3.3. Nghi thức cũng tháng cô hồn tại mộ chuẩn chỉ nhất

Cúng tháng cô hồn tại mộ cần thực hiện theo đúng nghi thức để cúng thần linh và vong linh, từ văn khấn đến trình tự các bước thực hiện từ nguyện hương, khấn, tán phật, tán phát, tụng kinh, phục nguyện, tan tự quy.

3.3.1. NGUYỆN HƯƠNG (Quỳ hoặc đứng dâng hương)

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tính làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ đề kiên cố

Chí tu đạo vững bền

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!

3.3.2. VĂN KHẤN RẰM THÁNG BẢY TẠI MỘ

“Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!

Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần linh cai quản nơi địa cuộc nghĩa trang (tên)… quang giáng về đây, chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình chúng con.

Đệ tử con tên là:… Pháp danh:… Hiện đang ở tại:… gia đình chúng con có phần mộ an táng tại nơi đây.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhân tiết tháng Bảy – Vu Lan báo hiếu, chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kiết hạ đem phúc lành tế độ chúng sinh, chúng con hướng tới gia tiên tiền tổ, thân nhân quá vãng cùng các vong linh cô hồn ngạ quỷ tại khu địa cuộc nghĩa trang này, nên chúng con sắm sửa vật thực lòng thành dâng lên hiến cúng.

Đệ tử con chân thật tu học dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ và chư Tăng chùa Ba Vàng (tu ở chùa nào thì đọc tên chùa đó), với sự chân thật nương tựa Tam Bảo, con xin được nương oai lực Tam Bảo, xin thỉnh mời các cụ gia tiên họ (Trần, Phạm…) và các vong linh (tên)… cùng các vong linh cô hồn ngạ quỷ tại khu địa cuộc nghĩa trang này, được nương năng lực của Tam Bảo, mà vân tập về tại nơi đây, dự pháp nghe kinh thọ tài ẩm thực hiến cúng của gia đình chúng con. Chúng con nhất tâm mời thỉnh.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!”

(Cắm hương) (xá)

3.3.3. LỄ TÁN PHẬT

(Pháp khí: khánh)

Đại từ đại bi thương chúng sinh,

Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)

3.3.4. TÁN PHÁP

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,

Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.

Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,

Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần)

3.3.5. TỤNG KINH

(Khai chuông mõ)

Bài kinh: Chuyện Ngạ Quỷ Serinì (Serinìpeta)

Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong khi đang trú tại tinh xá Kỳ Viên (Jetavana).

Tương truyền ở quốc độ Câu-lâu (Kuru) tại thành phố Hat-thi-ni-pu-ra có một gái giang hồ tên là Se-ri-nì. Khi dân trong thành chào đón chư Tăng đến thuyết pháp, họ thúc giục nàng:

– Nàng hãy đến cúng dường chư Tăng để tạ ân.

Nàng từ chối đáp:

– Sao tôi lại phải cúng dường lễ vật cho các Sa-môn trọc đầu này chứ? Sao tôi lại phải từ bỏ một thứ gì đó vì con người vô dụng ấy?
Khi từ trần, nàng tái sanh làm một nữ ngạ quỷ ở sau hào lũy của một tường thành nơi biên địa. Thế rồi một cư sĩ tại gia từ thành Hat-thi-ni-pu-ra đến vùng thành lũy này để buôn bán, vào lúc rạng đông đi ngang hào lũy để điều hành công việc, trông thấy nữ ngạ quỷ liền hỏi, qua vần kệ:

Trần truồng và xấu xí hình dung,

Hốc hác và thân thể nổi gân,

Người ốm yếu, xương sườn lộ rõ,

Ngươi là ai hiện đến đây chăng?

Nữ ngạ quỷ đáp:

Tôn giả, con là ngạ quỷ nương,

Thần dân khốn khổ của Diêm Vương,

Vì con đã phạm hành vi ác,

Con đến cõi ma đói ẩn thân.

Vị cư sĩ ngâm kệ hỏi:

Ngày xưa đã phạm ác hành gì,

Do khẩu, ý, thân đã thực thi?

Vì hạnh nghiệp nào ngươi đã tạo,

Từ đây tới cảnh giới âm ty?

Nữ ngạ quỷ đáp lại vần kệ:

Con đã đi quanh bến tắm công,

Lang thang suốt cả nửa tuần trăng,

Mặc dù bố thí là công đức,

Con chẳng cho mình chỗ trú thân.

Khi con khát nước, đến dòng sông,

Sông nước trở thành bãi trống không,

Những lúc nắng, con ngồi bóng mát,

Tàng cây lại hóa nóng bừng bừng.

Cơn gió như thiêu đốt, lửa hồng,

Thổi ào lên khắp cả thân con,

Nhưng con xứng đáng nhiều đau khổ,

Hơn thế này, Tôn giả đoái thương.

Xin Tôn giả đến Hat-thi-ni,

Và kể chuyện ngay với mẹ già:

“Ta đã thấy con bà thuở trước,

Thần dân khốn khổ cõi Diêm-la,

Vì nàng đã phạm hành vi ác,

Từ cõi đời đi đến cõi ma”.

Giờ đây con có món tư trang,

Ðể dành lên đến bốn trăm ngàn,

Con không hề nói cho ai biết,

Con đã giấu ngay dưới tọa sàng.

Xin mẹ con dâng lễ cúng dường,

Phước phần hồi hướng đến tên con,

Chúc bà được sống đời trường thọ,

Khi mẹ con dâng lễ cúng dường,

Hồi hướng về con phần phước đức,

Thỏa nguyền, con hạnh phúc hân hoan.

Trong lúc nữ ngạ quỷ kể chuyện này, vị ấy chú ý lắng nghe lời nói, và về sau, khi đã làm xong công việc, vị ấy đến kể chuyện kia cho bà mẹ nó.

Người ấy thuận lòng, vội nói ra:

“Ðược rồi!” và đến Hat-thi-ni,

Nói: “Ta đã thấy con bà đó,

Khốn khổ, thần dân cõi Dạ-ma,

Vì đã tạo nên điều ác nghiệp,

Từ đời này đến cõi tà ma”.

Dịp kia, nàng đã bảo cùng ta:

“Xin kể chuyện ngay với mẹ già,

Ta đã thấy con bà thuở trước,

Thần dân khốn khổ cõi Diêm-la,

Vì nàng đã phạm hành vi ác,

Từ cõi đời đi đến cõi ma”.

Giờ đây nàng có món tư trang,

Ðể dành lên đến bốn trăm ngàn,

Nàng không hề nói cho ai biết,

Nàng đã giấu ngay dưới tọa sàng.

Xin mẹ nàng dâng lễ cúng dường,

Phước phần hồi hướng đến cho nàng,

Chúc bà được sống đời trường thọ,

Khi mẹ nàng dâng lễ cúng dường,

Hồi hướng về nàng phần phước đức,

Thỏa nguyền, nàng hạnh phúc hân hoan.

Do vậy, bà dâng lễ cúng dường

Phước phần hồi hướng đến tên nàng,

Tức thì nữ quỷ liền an lạc,

Hạnh phúc, dung nhan đẹp lạ thường!

Khi mẹ nàng nghe chuyện này, bà liền cúng dường Tăng chúng như nàng ước nguyện và hồi hướng công đức về nàng. (3 tiếng chuông)

(Trích: Kinh Tạng Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh 3, Ngạ Quỷ Sự, Tiểu Phẩm, Chuyện Ngạ Quỷ Serinì, trang 373 – 376)

(Khai thị cho vong linh)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, con xin được nương oai lực của Tam Bảo, nói cho các vong linh về ý nghĩa lời Đức Phật dạy trong bài kinh liên hệ với việc làm hôm nay của con.

Hỡi các vong linh (ngạ quỷ, cô hồn), bài kinh trên nói về một cô gái, do lúc sống mang thân người không biết làm công đức, vì vậy nên khi chết do không có phước, khiến bị đọa làm ngạ quỷ, chịu đời sống vô cùng khổ sở.

Sau đó ngạ quỷ do nhân duyên nhờ người cư sĩ nói chuyện với bà mẹ, để bà mẹ cúng dường Tam Bảo hồi hướng phước cho, nên đã thoát khỏi cảnh ngạ quỷ khổ đó. Hôm nay nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xá tội vong nhân, con như pháp tuỳ duyên xin cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ trì chư Tăng tại chùa… (nếu tại Chùa Ba Vàng thì đọc: Chùa Ba Vàng, Phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh), với số tịnh tài là… và xin hồi hướng phúc lành tạo ra đó, đến cho các vong linh, nguyện phúc lành này sẽ giúp cho các vong linh tiêu trừ phần nào nghiệp khổ, để thọ thực được phần thức ăn hiến cúng của gia đình chúng con và phát sinh được nhân duyên, được quy y Tam Bảo tu theo Phật pháp sớm thoát cảnh khổ.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, giờ này con xin tác lễ cúng dường vật thực.

Thượng: Chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.

Trung: Chúng con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.

Hạ: Chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Địa tại nơi đây.

Sau: Chúng con xin được nương oai lực Phật, chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho các vong linh gia tiên họ (…) và các vong linh (tên):… cùng các vong linh nơi địa cuộc nghĩa trang này.

(Đọc chú Biến thực, Biến thủy)

Chú biến thực: Nam mô tát phạ đá tha nga đá phả rô chỉ để ám tam bạt ra tam bạt ra hồng. (7 lần)

Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)

Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thỉnh các chúng đã lãnh thọ phước báu, vật thực tại đàn lễ này, cùng chúng con phát tâm Bồ Đề, thực hành công hạnh Bồ Đề:

“Phát tâm Bồ Đề

Hộ trì Tam Bảo

Chuyển tải Phật pháp

Rộng khắp thế gian” (phần in đậm đọc 3 lần)

Nguyện chư vị tinh tấn Bồ Đề, cầu Vô Thượng Đạo. (1 vái)

3.3.6. PHỤC NGUYỆN

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Chúng con cũng nguyện cầu cho tất cả các vong hồn tiên tổ, thân quyến quá vãng và các chúng vong linh (ngạ quỷ, cô hồn), đã thọ nhận lễ hiến cúng của chúng con, được kết duyên pháp lữ với chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật. Chúng con cũng xin hồi hướng phúc lành, trong đàn lễ hiến cúng này, đến cho gia đình chúng con (nguyện gì đọc nấy)… và toàn thể gia đình, cùng nhau tinh tấn tu hành theo chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

3.3.7. TAM TỰ QUY

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 lễ)

Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lễ)

Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lễ)

(Kết lễ)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Khoá lễ của chúng con đã viên mãn, chúng con xin dọn đồ cúng lễ. Chúng con xin thành kính tri ân Tam Bảo và tuỳ hỷ các vị hộ Pháp, quỷ thần đã tham gia khóa lễ và ủng hộ cho khóa lễ công đức của chúng con. Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 vái)

Nguồn tham khảo: Chùa ba vàng

Phòng tư vấn phong thủy Vietnamarch – 0918248297