Văn Khấn Rước Ông Bà Ngày 30 Tết ❤️ Bài Khấn, Cách Cúng
Văn Khấn Rước Ông Bà Ngày 30 Tết ❤️ Bài Khấn, Cách Cúng ✔️ Nội Dung Bài Văn Cúng Mời Ông Bà Về Ăn Tết Ngày Cuối Năm Cùng Gia Đình.
Văn Khấn Cúng Rước Ông Bà Là Gì
Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nên những dịp lễ Tết, người ta hay mời ông bà về chung vui với mình. Đó là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết.
Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân – những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người. Ngoài ra, nó còn là một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.
Chính vì lẽ đó mà từ nhà giàu sang cho đến gia đình nghèo khó đều đặt bàn thờ gia tiên ở nơi trang trọng nhất, ngay chính giữa nhà, như là sự tôn kính tuyệt đối của mình đối với vong linh những vị tổ tiên trong gia đình.
Phong tục thờ cúng và rước ông bà về ăn Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống. mang tính nhân văn sâu sắc. Từ bao đời nay, nét đẹp ấy đã ghi đậm dấu ấn trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, nó làm cho mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình, dòng họ, láng giềng trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn, con cháu hiểu được công ơn to lớn, hiểu được đạo nghĩa mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã góp công gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Văn khấn rước ông bà
Cách Cúng Rước Ông Bà
Gia chủ có thể mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết bằng hai cách cúng được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, hai cách cúng này cụ thể như sau:
• Cách thứ nhất: Con cháu chỉ cần làm mâm cỗ mặn và dâng cúng lên gia tiên vào trưa ngày 30 Tết. Khi khấn vái, gia chủ sẽ mời đích danh cũng như đúng tên tuổi của các cụ về để dự hưởng hoa hoa quả và đón Tết tại gia.
• Cách thứ hai: Vào chiều ngày 30 Tết, gia chủ và những người thân trong gia đình sẽ ra mộ tổ tiên, tiến hành dọn dẹp, sửa sang đồng thời thắp hương và đọc bài văn khấn vái để rước ông bà, gia tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.
Sau khi đã hoàn thành nghi lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn tết tại gia, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để ăn bữa cơm tất niên đầm ấm, vui vẻ. Theo đó, trong tất cả những ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn luôn có sự hiện diện của ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Vì vậy, gia chủ phải chú ý luôn giữ cho hương không bị tắt, nến phải được thắp từ chiều ngày 30 Tết. Bên cạnh đó, gia chủ nên nhớ chỉ dùng hương vòng hoặc hương sào để giữ không khí ấm cúng, vui vẻ cho gia đình trong ngày Tết.
Có thể bạn quan tâm đến các ?Văn Khấn Đưa Ông Bà? ngày Tết
Sắm Lễ Vật Rước Ông Bà
Đầu tiên, mỗi gia đình cần dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa sạch sẽ. Sau đó, cần chuẩn bị:
- Mâm lễ mặn (trong đó bao gồm, xôi đồ, gà trống luộc, thịt lợn, nem rán, bát canh và một số món xào) hoặc chay tùy từng gia đình
- Hoa tươi thường là hoa cúc vàng
- Mâm ngũ quả
- Giấy tiền ,vàng mã
- Hương vòng hoặc hương cây, nến hoặc đèn dầu
- Cau trầu, rượu, thuốc, trà hoặc nước ngọt
- Bánh chưng
- Bài văn khấn cúng rước ông bà, tổ tiên 30 Tết mới nhất
- Sau khi cúng tất niên rước ông bà xong, đợi tàn 2 phần hương thì mang phần mã đi hóa
Mâm Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết
Giới thiệu đến bạn các món cần có trong mâm cúng rước ông bà ngày 30 Tết.
- Một mâm chay cúng Phật (ảnh) gồm: đĩa ngũ quả, bánh, một lư hương, cặp đèn cầy, ba chung trà. Bình bông để bên tay phải, đĩa ngũ quả để chính giữa.
- Một mâm cúng Thổ địa gồm: Năm chung rượu, năm chung trà. Bình bông để bên tay phải ông Địa. Heo quay, vịt quay để chính giữa. Xung quanh để bánh trái. Tốt nhất có bộ áo giấy cúng Thổ địa, Thần tài.
- Mâm cúng gia tiên gồm: ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
- Ngày 30 tết cũng là ngày rước táo quân về ngự trị tại gia sau khi thần táo ngày 23 đã lên trời trình tấu mọi việc tốt xấu của gia chủ.
- Mâm cúng táo quân gồm: một bình bông, đĩa trái cây ngũ quả (thanh long, mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài). Ba chén chè trôi nước, ba đĩa mứt, ba đĩa trà khô, nhang, đèn, rượu, kẹo, cốm, bánh. Giấy cúng gồm tiền, vàng, bộ đồ.
Hướng dẫn ✨Cách Cúng Rước Ông Bà 30 Tết✨ chi tiết nhất
Bài Khấn Rước Ông Bà 30 Tết
Chia sẻ đến bạn nội dung bài văn khấn rước ông bà 30 Tết chuẩn xác nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Văn Cúng Rước Ông Bà 30 Tết
Giới thiệu nội dung bài văn khấn rước ông bà 30 Tết ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ.
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)
Hôm nay, ngày tháng năm
Số nhà, đường phố…..
Con cháu họ…..tâm thành lễ bạc cúng rước ông bà. Tối 30 bước qua mồng 1, đêm giao thừa con chẳng có chi, trước thời cúng Phật trong nhà, sau cúng chư vị thần linh nơi này. Kinh cáo tôn thần cho vong linh tổ tiên, con cháu họ…..xa gần, chết nơi hoang lạnh, không cửa không nhà, mồ mả không an, 30 con rước tổ tiên dòng họ…..về nơi dương thế vui xuân cõi trần. Tổ tiên Họ……lớn nhỏ xa gần, ông bà con cháu xin mời về đây, vui xuân chúc tết ở chốn trần gian, đói khát lang thang hôm nay cúng cấp, lớn nhỏ đủ đầy con xin kính cáo.
A Di đà Phật.
Tổng hợp các bài ?Văn Khấn Mời Ông Bà Về Ăn Tết Ngoài Mộ? đầy đủ nhất
Bài Cúng Rước Ông Bà Về Ăn Tết
Khám phá nội dung bài văn khấn cúng rước ông bà về ăn Tết qua video sau.
Văn Khấn Rước Ông Bà Gia Tiên Ngày 30 Tết
Điểm qua nội dung bài văn khấn rước ông bà gia tiên về ăn Tết cùng con cháu trong ngày 30 Tết cuối năm.
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…
Tại:……………………………………..
Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..
Nay nhân ngày….
Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của….
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: Thổ, địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo!
Nội dung bài ?Văn Khấn Ngày Giỗ Ông Bà Nội, Bà Cô? theo phong tục cổ truyền
Văn Khấn Rước Ông Bà Về Ăn Tết
Theo phong tục người Việt, vào bữa cơm chiều cuối cùng của năm, các gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cỗ cúng tất niên để thể hiện sự sum họp, ấm no của gia đình, cùng với đó là mời gọi ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết.
Mâm cỗ cúng thường được đặt ở một cái bàn con bên dưới, còn trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Sau khi chuẩn bị mâm cơm cúng, gia chủ sẽ thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Trong các tài liệu ghi chép hiện nay, vẫn còn lưu truyền lại một số bài văn khấn tổ tiên chuẩn nhất để người Việt có thể sử dụng trong bữa cơm tất niên này.
Văn Khấn Rước Ông Bà Ngày 30
Đối với nội dung bài văn khấn rước ông bà, bạn có thể tham khảo hình ảnh sau và in ra rồi cầm đọc ngay trong buổi lễ.
Nội dung bài văn khấn rước ông bà về ăn Tết
Bài Văn Khấn Cúng Rước Ông Bà
Trước khi thực hiện bài cúng rước ông bà tại nhà, gia đình phải làm lễ tạ mộ để mời ông bà về nhà. Nội dung bài văn khấn tạ mộ như sau:
Nam mô a di đà phật, (lạy)
Nam mô a di đà phật, (lạy)
Nam mô a di đà phật, (lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy hương linh:…………………..
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là: …..Ngụ tại: …..
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa nước quả,kim ngân bạc vàng, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là :………. có phần mộ táng tại ……………… về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiện, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở,
Chén nước nén hương,
Thành tâm kính lễ,
Cúi xin chứng giám,
Phù hộ độ trì,
Nam mô a di đà phật, (lạy)
Nam mô a di đà phật, (lạy)
Nam mô a di đà phật, (lạy)
Chia sẻ nội dung ?Bài Cúng Rước Ông Bà Về Ăn Tết? đúng chuẩn
Văn Khấn Cúng Tất Niên Rước Ông Bà
Cùng Scr.vn xem video sau để nắm rõ nội dung bài văn cúng tất niên rước ông bà bạn nhé.
Văn Khấn Rước Ông Bà Về Nhà
Theo phong tục, văn hóa của người Việt ta, khi làm bất cứ lễ nghi cúng bái nào đều phải thắp nhang trình bày đến thần linh tổ tiên. Đó gọi là khấn. Lời khấn thể hiện sự kính trọng, thành tâm, những mong muốn cầu khẩn của người làm lễ. Có thể đọc ra thành tiếng hoặc đọc thầm trong đầu.
Theo quan niệm dân gian nghi lễ về nhà mới tương đương như đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà. Cho nên nội dung bài khấn về nhà mới như là được liên tưởng tới cuốn đăng ký hộ khẩu đời thường.
Việc xây nhà mua nhà là một trong những việc quan trọng nhất của đời người chính vì thế việc tổ chức lễ cúng chuẩn bị bài cúng đầy đủ chuẩn xác sẽ làm cho gia đình cảm thấy yên tâm hơn về mặt tinh thần khi về nhà mới
Trọn bộ ?Bài Cúng Đưa Ông Bà Ngày Mùng 3 Tết? gửi đến bạn
Văn Khấn Rước Ông Bà Về Nhà Mới
Sau khi làm lễ nhập trạch dâng lên thần linh, gia chủ thực hiện bài văn khấn rước ông bà về nhà mới của mình.
Nam mô A Di Đà Phật !
Kính lạy Tổ Tiên nội ngoại.
Hôm nay là ngày ……… tháng ……. năm ………….
Gia đình với các thành viên chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ……………………………………….
Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật trang nghiêm, bày trên bàn thờ, trước linh toạ kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập trang trọng ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.
Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo
Trên đây là những gợi ý bài văn khấn rước ông bà ngày cuối năm để độc giả tìm hiểu. Nếu có điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bạn nhé.