Văn khấn sửa nhà – Lưu ý quan trọng nên nhớ!
Văn khấn sửa nhà chuẩn đúng theo tín ngưỡng tôn giáo Việt. Chia sẻ cách sắm lễ cúng sửa nhà và bài văn khấn đúng quy định cổ truyền. Có rất nhiều gia đình thắc mắc rằng sửa nhà có cần phải cúng không? Nghi thức cúng động thổ như thế nào mới chuẩn? Sắm lễ cúng sửa nhà bao gồm những gì? Trong bài viết dưới đây, Xưởng Gỗ Đẹp sẽ chia sẻ về cách sắm lễ và bài văn khấn sửa nhà.
Mục lục bài viết
Lễ cúng sửa nhà cần những gì?
Người xưa có câu “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành “ ý muốn nói khi làm một việc gì đó liên quan đến việc tâm linh thì chúng ta nên thờ cúng để đem lại an lành, may mắn,…
Cúng khấn sửa nhà là một trong những nghi lễ tâm linh vì vậy đồ lễ cúng sửa nhà cần được chuẩn bị một cách chu đáo, đầy đủ, tận tâm.
Khi sắm mâm lễ cúng sửa nhà, nhà bếp,… gồm những gì sẽ phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng nhưng cũng có những lễ vật cơ bản dễ dàng tìm kiếm sau:
– Bộ 3 tam sinh: trứng luộc sẵn, gà luộc nguyên con và thịt lợn luộc.
– 1 đĩa xôi, có thể là xôi trắng, xôi đậu, xôi gấc và bánh Chưng.
– Thêm 1 bát nước lọc.
– 1 cút rượu nhưng phải là rượu trắng.
– Đơm 1 bát gạo tẻ.
– 1 bao thuốc lá.
– 1 gói chè khô khoảng 1 lạng
– 1 đinh vàng hoa.
– Muối trắng hạt to 1 đĩa.
– Oản đỏ 5 cái.
– 5 lễ tiền vàng.
– 1 mâm ngũ quả tươi (nên chọn loại quả có hình tròn và màu sắc tươi tắn).
– 1 đĩa 3 miếng trầu cau têm sẵn hoặc có thể dùng 5 lá trầu cùng với 5 quả cau .
– 9 bông hồng đỏ (dùng trong lễ Nhập Trạch thờ Táo Quân).
Lễ cúng sửa nhà cần những gì?
Những lưu ý quan trọng cần phải biết
Khi làm đồ lễ khấn cúng sửa nhà
– Không mặc cả về giá khi mua đồ vật làm lễ cúng ngoài chợ.
– Chọn mua những đồ vật tươi, ngon nhất về làm lễ.
– Nên dùng những sản vật quê hương để làm lễ cúng theo lệ.
– Mua trái cây cúng sửa nhà và sắm lễ cúng sửa chữa nhà cũng không được mặc cả.
Khi cúng sửa nhà, cải tạo nhà
– Đầu tiên phải chuẩn bị một bài văn khấn sửa nhà thật hoàn chỉnh.
– Chọn ngày khấn thật kỹ càng, chọn ngày đẹp và giờ đẹp hợp với gia chủ để đem lại may mắn, người xưa có câu “ đầu xuôi thì đuôi mới lọt “ nên bước đầu gia chủ phải thật tỉ mỉ.
– Khi cúng thì gia chủ hoặc người được mượn tuổi cần có trang phục lịch sự, thành tâm cúng.
– Khi cúng thì gia chủ cần đọc rõ, mạch lạc văn khấn phá dỡ nhà, không cần phải đọc quá to.
– Khấn xong cần phải để hương cháy hết mới lạy, vái tạ lễ. Gia chủ đốt vàng mã và rải gạo, muối xung quanh nhà, trái cây và lễ mặn mọi người trong nhà cùng thưởng thức để hưởng lộc.
Ngay sau đó có thể động thổ.
Hướng dẫn cách làm lễ cúng chuẩn chỉnh
Đặt mâm lễ cúng: Lễ vật cúng sửa chữa nhà được đặt ở một mâm và nếu cần động thổ để nâng móng sửa chữa nhà cũ thành nhà mới thì đặt lễ tại một cái bàn cao ở giữa khu đất.
Người thực hiện nghi lễ: Khi đã chuẩn bị xong mâm lễ gia chủ sắp xếp chờ tới giờ lành và nên chuẩn bị văn khấn sửa nhà chu đáo để việc tiến hành nghi lễ thuận lợi, hanh thông, xuôi chèo mát mái và may mắn.
Đồng thời, người thực hiện nghi lễ cũng cần phải ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc, sạch sẽ và gọn gàng để đảm bảo sự tôn nghiêm trong lúc thực hiện nghi lễ.
Lưu ý: Trong trường hợp mượn tuổi thì cần yêu cầu gia chủ thực phải lánh đi chỗ khác cho tới khi hoàn thành toàn thủ tục cúng lễ.
Hướng dẫn cách làm lễ cúng chuẩn chỉnh
Bài văn khấn xin sửa chữa nhà cửa
Làm lễ cúng tôn thần, gia tiên để mọi việc được hanh thông khi sửa chữa nhà cửa.
Những người có tuổi vào năm Kim Lâu hoặc Hoàng Ốc thì không được làm nhà nhưng do điều kiện cấp bách gia chủ cũng có thể mượn tuổi để động thổ, xây dựng lại căn nhà.
Tuy nhiên lúc bắt đầu khấn và lúc động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà từ 50m trở lên. Sau khi việc động thổ xong, mới được trở về.
Dưới đây là mẫu văn khấn sửa nhà:
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
“ Con lạy chín phương Trời, mười phương Đất, các vị thần linh “
“ Con lạy Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần “
“ Quan đương niên hành kiến năm… “
“ Ngài Thành Hoàng bản chư vị Đại Vương “
“ Ngũ phương ngũ thổ Long mạch Tôn thần, các ngài Tôn thần đang cai quản khu vực này “
Hôm nay, ngày…tháng…năm…
Tín chủ (chúng) con là:…………….
Ngụ tại:………… ( địa chỉ rõ ràng )
Hôm nay, chúng con thành tâm sắm lễ, hoa quả, thuốc trà, dâng hương hoa lên trước án.
Tín chủ con đang muốn sửa chữa lại căn nhà mình đang ở, đây cũng là căn nhà cơ trụ trạch là nơi thờ cúng gia tiên và là nơi cư ngụ của con cháu trong nhà.
Nay con xem được ngày lành tháng tốt, kính cáo lên các chư vị thần linh, gia tiên các vị cúi xuống soi xét và cho phép con được tiến hành sửa chữa.
Con một lòng kính mời ngài Kim Niên Đường cai quản Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân và tất cả các tôn Thần cai quản khu vực này.
Thành tâm con cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành mà thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi sự thuận lợi, tất thảy hanh thông, chủ thợ bình an, phù hộ trợ dương, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với tất thảy các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị thần Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc xung quanh khu vực này, xin mời sắp tới thụ hưởng lễ vật, hộ mệnh hộ trạch, mọi điều bình an, công việc mau chóng hoàn thành, tài lộc vượng tiến.
Chúng con lễ bạc thành ý, trước án kính lễ, cúi xin các ngài phù hộ độ trì.
Sau khi gia chủ hoặc người được mượn tuổi làm lễ đọc bài văn khấn xin sửa nhà thì sẽ đốt vàng và rải muối, gạo trước khi có phá dỡ, động thổ.
Riêng hũ muối, gạo, nước sẽ giữ lại kỹ càng để cho việc Nhập Trạch, đọc văn khấn tạ lễ nhà mới sau khi sửa nhà xòn, 3 hũ này sẽ được đặt ở nơi bếp có Táo Quân án ngự.
Lễ tạ sau khi sửa nhà xong
Lễ tạ sau khi sửa nhà xong
Song song với việc cúng sửa nhà xin phép các vị thần linh, gia tiên để chuyển bàn thờ sửa chữa thì gia chủ cũng cần thực hiện việc báo cáo đã hoàn thành công trình và có lễ tạ gửi lời cảm ơn và mời thần linh an tọa.
Đây là một phong tục cần được thực hiện sau khi hoàn tất việc xây sửa nhà cửa, chung cư,… không thể bỏ qua, nó quan trọng như lễ cúng xin sửa sang nhà cửa.
Cách sắm lễ tạ cũng giống như sắm lễ cúng khấn sửa nhà và đọc bài văn khấn sau khi sửa chữa nhà.
Bài văn khấn lễ tạ cũng có các quy tắc đọc giống như văn khấn xin sửa nhà và dưới đây là bài khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
“ Con lạy chín phương Trời, mười phương Đất, các vị thần linh “
“ Con lạy Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần “
“ Quan đương niên hành kiến năm… “
“ Ngài Thành Hoàng bản chư vị Đại Vương “
“ Ngũ phương ngũ thổ Long mạch Tôn thần, các ngài Tôn thần đang cai quản khu vực này “
Hôm nay, ngày…tháng…năm…
Tín chủ (chúng) con là:…………….
Ngụ tại:………… ( địa chỉ rõ ràng )
Hôm nay ngày lành tháng tốt, chúng con thành tâm xin phép làm lễ Tạ ơn sau khi đã hoàn thiện tu sửa nhà cửa, kính cẩn dâng hương hoa, trà quả lên các chư vị Thánh Phật cùng Gia tiên họ…….
Con một lòng kính mời ngài Kim Niên Đường cai quản Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân và tất cả các tôn Thần cai quản khu vực này.
Thành tâm con cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành mà thụ hưởng lễ vật.
Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này, nay việc tu sửa nhà cửa đã xong, chúng con đội ơn các ngài đã che chở, bảo vệ để việc sửa chữa hanh thông thuận lợi.
Chúng con cầu xin các Ngài hộ mệnh hộ trạch giúp căn nhà từ nay sinh khí tràn trề người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con cư ngụ nơi đây hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Tín chủ con lại xin kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà, đất này đồng lâm án tiền, phù hộ gia chung chúng con vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc thành ý, trước án kính lễ, cúi xin các ngài phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con cúi đầu cảm tạ!
Mong rằng bài viết này của Xưởng Gỗ Đẹp đã mang đến các thông tin hữu ích cho quý vị và các bạn về những nghi thức khấn cúng, bài văn khấn sửa nhà cùng các lưu ý không thể bỏ qua. Để tăng may mắn, các bạn nên thực hiện đầy đủ các bước cũng như thành tâm hướng đến tổ tiên ông bà và thần linh.