Văn khấn tại đền Quan lớn đệ Tam Thoải Phủ chuẩn tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam
Tín ngưỡng văn hóa đạo Mẫu Việt Nam có Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ vị tôn Quan, Thập vị ông Hoàng,… Mỗi người đều ngự riêng tại bản đền, bản điện với bài văn khấn đền và quyền phép khác nhau. Cùng lichngaydep.com tìm hiểu về Quan lớn đệ Tam Thoải Phủ qua bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
Thần tích Quan lớn đệ Tam Thoải Phủ
Quan Lớn Đệ Tam được biết đến là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông được vua cha yêu mến và tín nhiệm, giao cho quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ vương. Dưới thời Hùng Vương, theo lệnh vua cha, ông cùng hai người em (có sách nói là hai người thân cận) lên giúp Vua Hùng chỉ huy thuỷ binh, lúc này ba vị giáng ở đất Hà Nam, được nhân dân tôn thành “Tam Vị Đại Vương”, trong đó, Quan Đệ Tam là người anh cả trong ba người.
Có điển tích lại kể rằng Quan Tam Phủ giáng trần vào nhà quý tộc dưới thời Hùng Vương, ông trở thành vị tướng quân thống lĩnh ba quân thuỷ lục. Ông đã hy sinh trong một trận huyết chiến và hạ thân (mình) trôi về hai bên bờ con sông Lục Đầu). Ông hoá đi, về chầu Long Cung, là người cầm cân nảy mực, thông tri Tam Giới, quyền cai các thanh đồng đạo quan. Vậy nên có khi người ta còn gọi là Ông Cai Đầu Đồng.
Hầu như những người đã ra hầu Tứ Phủ, khi hầu hàng Quan Lớn, ai cũng phải hầu về Quan Đệ Tam. Ông là một trong những vị quan lớn hay về ngự đồng nhất. Khi ngự đồng, ông mặc áo trắng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp và ông múa đôi song kiếm. Khi có đại tiệc khai đàn mở phủ, người ta thỉnh quan về chứng đàn Thoải Phủ (gồm có long chu phượng mã, lốt tam đầu cửu vĩ,… tất cả đều màu trắng).
Đền thờ Quan lớn đệ Tam Thoải Phủ
Trong hàng quan lớn, bởi danh tiếng lẫy lừng nên ông được thờ phụng ở khắp nơi. Nhưng đầu tiên phải kể đến Đền Lảnh Giang ở Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam (gần Hưng Yên) tương truyền là nơi hạ thân của ông trôi về, sau đó phải nói đến Đền Xích Đằng cũng thuộc Hà Nam (hai ngôi đền này chỉ cách nhau cây cầu Yên Lệnh nối hai bờ sông Lục Đầu) là nơi thờ thượng thân của ngài. Ngoài ra còn có Đền Cửa Đông tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (gần Đền Mẫu Thoải)
Tiệc Quan lớn đệ Tam diễn ra vào ngày nào ?
Ngày mở tiệc được tổ chức tại ngày 24/6 âm lịch, dân gian còn gọi đây là ngày đản sinh của ngài.
Văn khấn Quan lớn đệ Tam Thoải Phủ chuẩn tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam
“Trịnh giang biên giành ngân lai láng
Đôi vầng hồng soi rạng nam minh
Con vua thủy quốc Động Đình
Đệ tam thái tử giáng sinh đền Rồng
Đức gồm vẹn thung dung hòa mặc
Bẩm sinh thành tư chất long nhan
Thỉnh mời thái tử thái tử vương quan
Phi phương diện mạo dung nhan khác thường
Hằng tấu đối thiên đường thủy phủ
Trấn nam minh quy đủ bốn phương
Ra uy chấp chính kỉ cương
Cầm cân nảy mực sửa sang cõi đời
Chốn long giai cầm quyền thay chúa
Phép màu quan tối tú tối linh
Lệnh truyền thủy bộ chư dinh
Sửa sang đai giáp chơi miền trần gian
Dâng một triền nhang lòng thành dâng một triền nhang
Tấu về thủy phủ các ban các tòa thiên đình cho tới diêm la
Thiên đình cho tới diêm la tấu vè thoải phủ vua cha động đình
Chốn ấy là chốn thủy cung”
Xem thêm các bài tin liên quan: