Văn khấn tam bảo, lễ vật cần chuẩn bị khi cúng ban tam bảo

Thứ 4,
26/5/2021 –
8:20

– Tác giả : Administrator

Mỗi địa phương, vùng miền, mỗi gia đình có những nguyên tắc thờ cúng không giống nhau. Tuy nhiên có một vài phong tục cúng mà mọi gia đình đều thực hiện là lễ cúng tam bảo. Bạn đã biết lễ ban tam bảo như thế nào là đúng, văn khấn tam bảo chuẩn xác để mọi cầu xin, ước nguyện sớm thành hiện thực chưa? Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay những băn khoăn này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ý nghĩa của lễ ban Tam Bảo bạn cần biết

Trong văn hoa truyền thống của người Việt Nam thì ở mỗi làng, xã, tỉnh, thành, nơi đâu cũng có Đình, Đền, Miếu, Phủ để thờ các vị Thần Linh, Thành Hoàng hay Thánh Mẫu. Đây đều là những bậc tiền nhân có nhiều công trong việc tạo dựng nên dân tộc, xã hội ngày nay. Theo nếp sống này thì dù ở bất kỳ nơi nào trên đất nước hàng năm họ đều đi lễ, đi chùa, hay trẩy hội,… vào các dịp lễ, Tết, mùng 1, ngày rằm, sóc vọng của ngày Hội.

Để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ và biết ơn Tam Bảo người Việt thường đến chùa làm lễ Tam Bảo. Theo lưu truyền thì cùng với sự kỳ diệu của đức Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, Thần Linh,… đã đi vào cuộc sống tâm linh của nhiều người Việt.

Với những hành vi tín ngưỡng, con người có thể cầu nguyện thành tâm qua những văn khấn tam bảo để gửi tới các chư vị để họ phù hộ cho gia đình, bản thân, công đồng có được cuộc sống yên bình, an lành, giải trừ tội lỗi, hung hóa cát,…

2. Phân loại những lễ vật chuẩn bị trong cúng lễ ban Tam Bảo

Sắm lễ cúng tại chùa thì không quy định lễ to, nhỏ nhiều hay ý, sang hay mọn mà chủ yếu tùy tâm. Dù tại chùa có thờ nhiều vị như Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, Thần Linh,… đều có thể cúng bằng lễ chay.

– Sắm lễ chay gồm:  hương, hoa, quả tươi, trà, oản,… lễ Phật, Bồ Tát. Lễ này cũng có thể dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.

– Sắm lễ mặn: Khi lễ chùa thì không nên dùng đồ mặn, nếu bạn muốn dùng đồ mặn thì có thể mua đồ chay có hình gà, giò, chả hoặc lợn,…

– Sắm lễ ban thờ cô, ban thờ cậu: có oản, hương, gương, hoa, quả, đồ chơi làm cho trẻ con,… Lễ vật này phải đẹp, cầu kỳ và để trong những chiếc túi nhỏ xinh xắn.

– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Sau khi sắm đúng, đủ lễ thì có thể bắt đầu đọc văn khấn tam bảo để cầu nguyện những điều mong muốn. Kết thúc cúng lễ thì thực hiện hạ lễ. Thường thì trong khoảng một tuần nhang có thể hạ lễ. Khi 1 tuần nhang hết có thể cắm thêm tuần nhang khác và vái 3 vái trước mỗi ban. Tiếp đó hạ sớ hóa vàng, xóa sớ xong thì hạ các lễ cúng khác. Hạ lễ thì hạ từ  ban ngoài cùng rồi vào đến ban chính. Lưu ý đối với đồ lễ ở ban thờ cô, ban thờ cậu như gương, hay lược,… thì có thể để nguyên trên bàn thờ. Hoặc bàn thờ có nơi để riêng thì gom và để vào đó chứ không được mang về nhà.

Luận công danh – xem tài vận – đoán vận hạn – hướng giải hạn năm 2021 sẽ được thầy Vương phong thủy bàn giải chi tiết cho từng tuổi (1952 – 2011) tại phần mềm [XEM TUỔI NĂM 2021]. Mời tham khảo!

3. Nội dung văn khấn lễ ban Tam Bảo

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ (chúng) con là: ………………….. Ngụ tại: ………………….

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo. Chúng con xin dốc lòng kính lễ: – Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát. Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều.

Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

 

Ngoài văn khấn tam bảo bạn cũng nên tự trang bị văn khấn phật tại gia để sử dụng những dịp quan trọng. Nội dung văn khấn như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………..

Ngụ tại ……………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa ………… dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui, sống và làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:

– Bài văn khấn thần tài – Cách đặt bàn thờ thần tài đúng cách

– Cúng ông Địa và cách khi đặt bàn thờ Ông Địa cần biết

– Văn khấn Ông Táo Ông Công – Hướng dẫn cúng ông Táo đúng cách

– Bài cúng cô hồn và những điều cần tránh trong tháng cô hồn

– Bài cúng rằm tháng 7, chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà

– Bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời