Văn khấn Tết Thanh Minh tảo mộ chuẩn nhất trong năm 2023
Chuẩn bị khấn ở phần mộ vong linh như thế nào?
Đọc đúng chuẩn văn khấn tết thanh minh tảo mộ là một cách tốt để thể hiện đạo hiếu. Trong dịp lễ tảo mộ này, thế hệ trẻ sẽ sắp xếp lịch học tập cũng như công việc để có thời gian về viếng thăm phần mộ ông bà tổ tiên của mình. Ví dụ như năm ngoái, tức là năm 2022, Tết thanh minh đã rơi vào ngày 05/04 theo lịch Dương (hay còn gọi là 05/03 Âm lịch). Hãy cùng với Nuts Corner tìm hiểu về văn khấn tết thanh minh tảo mộ!
Mục lục bài viết
Tết thanh minh là ngày nào
Đầu tiên bạn cần biết rõ Tết thanh minh là ngày bao nhiêu. Thực tế, Thanh minh là nằm trong 24 tiết khí của theo lịch các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên. Nếu bắt đầu tính từ đầu năm, tiết Thanh minh diễn ra sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, tức là đứng thứ năm.
Tết thanh minh bắt đầu vào khoảng thời gian từ ngày 4 – 5/4 dương lịch
Ngày lễ Tết Thanh Minh không diễn ra vào ngày cố định, thông thường thời gian bắt đầu là từ ngày 4 – 5/4 và sẽ kết thúc vào tầm khoảng 20 – 21/4 dương lịch. Vào dịp lễ tảo mộ này, tất cả con cháu cùng nhau trở về bái mộ phần của tổ tiên, đồng thời dọn dẹp quét tước mộ phần và bày biện mâm để cúng cho ông bà nhằm hoàn thành đạo hiếu và mong tổ tiên phù hộ mọi người trong gia đình luôn khỏe mạnh bình an.
Văn khấn Tết thanh minh tảo mộ trước bàn thờ tại gia
Sau khi bày biện mâm cúng tảo mộ và dọn mâm lên bàn thờ gia tiên thì cần thắp hương và nhân lúc đầy đủ mọi thành viên trong gia đình thì gia chủ sẽ khấn bài văn khấn tết thanh minh ngày tảo mộ và mọi người cùng lạy theo. Bài khấn tại gia có nội dung như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và lạy 3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia
Hôm nay là ngày … tháng … năm …(ví dụ Nhâm Dần)
Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và lạy 3 lần)”
Bài khấn Tết thanh minh ở nhà
Nguồn: Bách hoá XANH
Văn khấn Tết thanh minh tảo mộ chung tại mộ địa
Bài văn khấn tết thanh minh tảo mộ này có chút khác biệt như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và lạy 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm … (đọc ngày tháng âm lịch)
Tín chủ chúng con là:… (đọc tên gia chủ)
Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà chính đặt bàn thờ)
Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, chứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và lạy 3 lần)”
Nguồn: Bách hoá XANH
Văn khấn Tết thanh minh thường niên tại nghĩa trang
Văn khấn Tết thanh minh tảo mộ hằng năm tại mộ phần
Khi đến nghĩa trang cần thắp hương lên và bày mâm cúng, sau đó khấn theo bài này:
“Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và lạy 3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hương linh: (đọc tên người dưới phần mộ)
Hôm nay là ngày (đọc ngày âm lịch), nhân tiết Thanh minh, tín chủ chúng con là… ngụ tại số nhà… phường… quận,… thành phố…
Chúng con và toàn thể thành viên trong gia đình nhờ công ơn cao dày của … chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh lai lâm hiến hưởng.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và lạy 3 lần)”
Nguồn: Bách hoá XANH
Văn khấn tại mộ phần tổ tiên
Mâm cúng Tết thanh minh chuẩn nhất gồm những gì?
Có nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra trong các cộng đồng người Việt về việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Thanh minh nên cúng chay hay mặn. Theo lời trong dân gian được truyền miệng lại thì Tết Thanh minh nên cúng ông bà là lễ chay mới phù hợp.
Cách bày cỗ chay để cúng Tết Thanh minh chuẩn Việt gồm: Món chính không thể thiếu như Xôi chè với cả oản chuối, và các món phụ phổ biến mà chắc bạn cũng thấy phụ huynh từng làm như bánh trái, nước lọc để uống, gạo và muối, … nhằm thể hiện sự tín ngưỡng, lòng tưởng nhớ người đã khuất, cầu siêu thoát cho người đã khuất sớm.
Xôi, chè phải được nấu từ gạo nếp, có địa phương còn gói bánh chưng. Đây được xem như những món không thể thiếu là có lý do cả.
Bởi cây lúa và hạt gạo gần như là biểu tượng tiêu biểu nhất của nền văn minh lúa nước từ thời xa xưa đến nay, là thức ăn chính trong mâm cơm của người Việt. Do đó, cúng xôi nếp, là hành động dâng lên những gì tinh túy nhất trong trời đất, những giọt mồ hôi và công sức lao động miệt mài sau một năm quần quật của những người còn sống đến người đã khuất.
Mâm cúng Tết thanh minh tại bàn thờ ở nhà
Một món cũng quan trọng không kém và đương nhiên không thể thiếu chính là oản.
Phẩm này có hình trụ tựa như một cái tháp nhưng chóp lại bằng, khá đơn sơ và nhỏ nhắn, có hình tròn không góc cạnh như thể hiện ý không có giới hạn, không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc như lời đức Phật đã nói. Có người lại cho rằng phẩm oản mang hình cái chuông, với màu trắng tinh khiết, ẩn chứa những triết lý về tín ngưỡng sâu xa cần chiêm nghiệm.
Chuẩn bị khấn ở phần mộ vong linh như thế nào?
Nhiều gia đình chuẩn bị đồ cúng ở nghĩa trang sẽ gồm những món thường thấy như: Giò, chả, thịt heo, thịt gà và rượu. Ngoài ra còn có xôi, canh măng và miến xào. Vật trang trí gồm: Hương (nhang), hoa tươi, đèn (hoặc nến), trầu cau, tiền vàng mã, trái cây.
Khi đến nơi, ngay khu vực có mộ phần của tổ tiên dòng họ mình thì gia chủ (người đứng đầu gia đình – thường là nam) đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn theo bài khấn ở trên.
Tuy nhiên, cũng tùy theo phong tục mỗi gia đình hoặc địa phương/ tôn giáo mà mâm cúng Tết thanh minh ngoài mộ địa có thể là mâm cúng mặn hoặc chay.
Nếu nhà bạn cúng mâm cỗ chay, những món cần chuẩn bị sẽ gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, nước lọc, gạo, muối trắng, bỏng, bơ, một chén mật ong nhỏ.
Đặc biệt lưu lý, nếu ở mộ phần có trang bị nhiều bát hương thì tất cả các bát cũng phải được thắp hương.
Dọn dẹp lại mộ phần trước khi cúng Tết thanh minh
Điều không thể bỏ qua là trước khi cúng Tết thanh minh tại mộ địa, bạn cần dọn dẹp hết cỏ dại mọc trùm trên mộ và xung quanh cho thoáng, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn nếu xây mộ đất rồi mới đặt lễ cúng lên. Chờ hương trong bát cháy khoảng hai phần ba thì làm lễ tạ, hóa vàng và gia chủ xin lộc về nhà để làm lễ gia thần, lễ gia tiên ở bàn thờ tại gia. Nếu trước đó có ghi văn khấn ra giấy thì sau khi đọc xong cũng mang đi hóa (đốt).
Lời kết
Tết thanh minh là một dịp tốt để con cháu bày tỏ lòng yêu thương và thảo kính đối với ông bà gia tiên, cầu phúc cho sao cho gia đình được an khang, hạnh phúc. Những hành động kính dâng cho tròn chữ hiếu còn để đức lại cho con cháu chúng ta mai sau, như người Việt vẫn truyền nhau câu hỏi: “Đời trước đắp nấm, đời sau đắp mồ”.