Văn khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên trong những dịp lễ Tết và ngày lễ Rằm
Vào những dịp lễ quan trọng, các gia đình Việt lại thường dành thời gian quý báu để đi lễ Chùa. Đây được xem là một việc làm đã gắn bó lâu đời trong văn hóa và truyền thống. Đặc biệt là trong những ngày đầu năm mới và các ngày lễ Rằm, mọi người lại đổ xô về các điện miếu hay Chùa chiền để dâng lễ và đọc văn khấn Mẫu Thượng Thiên. Và để tìm hiểu thêm về nghi lễ này, hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau đây cùng với chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm: Bài văn khấn Ban Đức Thánh Hiền không phải ai cũng biết
Mục lục bài viết
Văn Khấn Mẫu Thượng Thiên
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hiện Thiên Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
Con kính lạy Mẫu Thượng Thiên Đức Chí Tôn.
Hương tử con là:…………………….
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn…………………
Ngụ tại:……………………………….
Hôm nay là ngày…………..tháng…………..năm
Chúng con chấp tay kính lễ, khấu đầu vọng bái Mẫu Thượng Thiên. Cúi xin Thánh Mẫu Thượng Thiên, rủ lòng thương xót phù hộ độ trì cho chúng con được toàn gia an khang, bách sự như ý, vạn sự tốt lành.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Khấn Mẫu Thượng Thiên vào các dịp lễ
Trong văn hoá hàng nghìn năm của người Việt, việc khấn bái và tạ ơn các bậc tổ tiên và tiền nhân luôn được xem là một việc làm ý nghĩa. Đặc biệt là vào các dịp lễ tết cũng như ngày Rằm, hầu hết các gia đình đều đi Chùa chiền để làm lễ và cầu bình an cho một năm mới sắp đến.
Đây cũng là dịp mà mọi người có thể cùng nhau tụ họp và làm lễ để tạ ơn những bậc tiền nhân đi trước đã có công xây dựng và vun đắp cho cuộc sống của con cháu. Nhất là những bậc anh hùng đã chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp nước nhà. Kèm theo đó là những lời khấn xin và ước nguyện mà mọi người sẽ gửi gắm cho cuộc sống cũng như công việc.
Xem thêm:
-
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết
? Lịch nghỉ Tết năm 2023
Tuy nhiên, để thể hiện được lòng thành cũng như nắm rõ được các trình tự cần thiết khi đi lễ tại Chùa, Miếu,… Cùng với đó là hiểu rõ về Văn khấn Mẫu Thượng Thiên, hãy cùng tìm hiểu thêm qua những chia sẻ tiếp theo.
Ảnh 1: Trong những ngày đầu năm mới và các ngày lễ Rằm, mọi người lại đổ xô về các điện miếu hay Chùa chiền để dâng lễ và đọc văn khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên (Nguồn: Internet)
Chuẩn bị lễ vật khấn Mẫu Thượng Thiên
Đối với việc chuẩn bị các lễ vật thông thường nên chuẩn bị sẵn và thật chỉnh chu trước khi đem lên cúng. Các đồ lễ thường nên bao gồm hương, trái cây, hoa tươi, trà,… Bên cạnh đó, nhiều người cũng chuẩn bị thêm cả xôi, heo quay, gà luộc,… Đồ lễ nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là mọi người cần phải có tấm lòng thành khi dâng lễ, nhờ đó có thể truyền tải được những ước vọng đến với các bậc thánh nhân.
Ngoài ra, nhiều người cũng lựa chọn bỏ tiền vào các hòm công đức thay vì chuẩn bị đồ lễ. Đây cũng là một hành động được khuyến khích, vì tiền này sẽ được dùng để làm các việc bác ái cũng như các việc làm công đức trong và ngoài chùa. Do đó việc làm ý nghĩa này cũng được xem là thành tâm giống như việc chuẩn bị các mâm cúng.
Đối với văn khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên, các gia đình cũng nên chuẩn bị từ trước và tốt nhất nên chuẩn bị thật chu đáo để tránh được những thiếu sót có thể ảnh hưởng đến buổi lễ. Sau khi dâng lễ xong, nên sửa lại quần áo sao cho chỉnh tề, đồng thời rửa tay chân sạch sẽ và chắp tay thành tâm để đọc lời khấn nguyện. Nếu những khu vực chùa chiền quá đông người không thuận tiện để quỳ thì cũng có thể đứng thẳng chắp tay trước ngực để khấn vái.
Ảnh 2: Sau khi dâng lễ xong, nên sửa lại quần áo sao cho chỉnh tề, đồng thời rửa tay chân sạch sẽ và chắp tay thành tâm để đọc lời khấn nguyện (Nguồn: Internet)
Một vài lưu ý khi đi lễ Chùa đầu năm
Không sử dụng hoặc lấy bất cứ thứ gì của nhà chùa để sử dụng. Những thứ trong chùa thường là của người khác quyên góp. Thay vào đó, nên chuẩn bị sẵn sàng đồ lễ cũng như văn khấn trước khi vào chùa.
Để giày dép ra khỏi khu vực thờ chính. Thông thường, sẽ có một tấm chiếu ở giữa bàn thờ cho bạn biết rằng đó là nơi để cúi đầu – không được bước lên. Đừng hút thuốc bởi việc thắp hương sẽ tạo ra khói và khói là sự kết nối với thần linh và đừng cố gắng có được sự kết nối khác.
Khi đến thăm chùa, đền không ra vào bằng cửa lớn mà nên dùng cửa phụ. Theo quy tắc bên tay phải, bạn nên đi vào bằng cửa bên tay phải và đi ra bằng cửa bên tay phải (Đó là bên trái của bạn khi bạn bước vào). Người Việt Nam quan niệm rằng tay phải sẽ mang lại những điều tốt đẹp.
Không chạy lung tung, nói chuyện ồn ào. Cố gắng giảm giọng và tránh gây ảnh hưởng đến những người đang làm lẽ xung quanh. Khi đi lễ chùa nên giữ cho mọi thứ thật đoan trang từ tác phong cho đến lời ăn tiếng nói.
Vào bên trong khu vực thờ với trang phục chỉnh tề. Nên mặc quần áo với quần dài qua đầu gối và không phải là loại váy bó sát và thiếu đi sự kín đáo. Đặc biệt là những dịp đầu năm, mọi người thường diện váy áo xúng xính, tuy nhiên vì chùa chiền là khu vực linh thiêng nên những trang phục dù đẹp mắt nhưng nếu không phù hợp thì không nên mặc.
Ảnh 3: Khi đi lễ chùa nên giữ cho mọi thứ thật đoan trang từ tác phong cho đến lời ăn tiếng nói (Nguồn: Internet)
Có thể bạn quan tâm: Bài Cúng Sáng Mùng 1 Tết Nguyên Đán Của Người Việt Chi Tiết Nhất!
Trên đây là một vài chia sẻ liên quan đến các hoạt động lễ cúng trong văn hoá của người Việt Nam. Nhất là vào các dịp lễ tết, các gia đình thường sẽ cùng nhau lên chùa để tạ ơn và cầu bình an cho năm mới. Do đó, việc chuẩn bị tâm hồn cũng như các mâm cúng và văn khấn Mẫu Thượng Thiên là cần thiết. Nhờ đó có thể truyền tải được tấm lòng thành cũng như những ước vọng của các thành viên trong gia đình. Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục Nhà 360