Văn khấn Tứ Phủ
Các bạn căn đồng số lính, có căn hầu đồng hay đi lễ đền, phủ,… không thể không biết đến bài văn khấn Tứ Phủ. Nhưng, đối với các con nhang, đệ tử, có kinh nghiệm còn non trẻ thì rất khó mà đọc thuộc lòng được các bài dài dẫn đến khó có thể thành tâm. Vậy khấn như nào ngắn gọn, đúng và đầy đủ ý nhất? Trong bài viết này, tuongthantai.com xin cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về bài Văn khấn Tứ Phủ.
Mục lục bài viết
Văn khấn Tứ Phủ để cầu may mắn, sức khỏe và tình duyên
Tứ phủ công đồng là ý chỉ đến những miếu thờ các vị thần cai quản núi sông non nước của mỗi vùng, mỗi địa phương. Mỗi tỉnh thành hay làng xã đều có các Đình, Đền, Phủ, Miếu. Theo quan niệm của dân gian, các vị thần linh, Thánh Mẫu, Thần Hoàng đều có công với cộng đồng trong lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước. Bởi vậy, việc đi lễ hằng năm tại đây đã trở thành nếp xưa của người dân. Nơi đây không chỉ đi vào trang sử của dân tộc Việt Nam và góp phần duy trì tình cảm yêu nước mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng.
Người ta thường đến Tứ phủ công đồng để cầu may mắn, cầu sức khỏe và cầu tình duyên. Vậy, bài văn khấn Tứ phủ công đồng thế nào mới đúng?
Bài Văn khấn Tứ Phủ chính xác và đủ ý nhất
Một bài văn khấn dài khiến cho các con nhang đệ tử khó có thể đọc hoàn chỉnh được. Dưới đây là bài Văn khấn Tứ Phủ đã được rút ngắn nhưng vẫn đầy đủ nội dung mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua.
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
Con lạy Tứ phủ Khâm sai
Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
Con lạy quan Chầu gia.
Con lạy: ( Tên thánh chủ bản đền)
Hương tử con là:
Tuổi:
Ngụ tại:
Hôm nay là ngày….. tháng….. năm. Tín chủ con về đây……… thành tâm kính lễ, có chút hương hoa, quả, lễ mặn ( tùy theo lễ cúng của bạn mà bạn nêu ra, tuy nhiên nên nhớ chỉ nêu ra những lễ có mặt. Đặc biệt, không được dân đồ mặn trên bàn thờ Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư tiên thánh để cảm tạ ơn đức của các Ngài đã phù hộ, độ trì cho chúng con trong suốt thời gian qua.
Nhờ sự lưu tâm độ trì của các Ngài mà công việc ( Nếu có thể bạn nên trình bày những việc cụ thể mà bạn đã xin và đã thành công vừa qua) của con vừa qua thêm thuận lợi. Chúng con xin được cảm tạ các Ngài. Hôm nay con đến đây với tất cả lòng thành kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho các việc sau. ( Lúc này, bạn hãy nêu cụ thể các việc mà bạn mong muốn, các khó khăn gặp phải và cũng nên nêu ra các định hướng giải quyết)
Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, xin các ngài đưa tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ…( tên thánh bản đền) và toàn thể các vị chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Văn khấn Tứ Phủ cần tuân thủ một số lưu ý sau
- Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh thì phải khấn tên của các vị thành chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của đền, còn các ngôi vị khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách. Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời cầu xin của chúng ta vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.
- Cũng lưu ý khi khấn bên cung Phật thì đoạn “chư Phật, chư Tiên, chư Thánh” thì chỉ cần khấn chư Phật thôi, còn khấn bên cung Thánh thì có thể khấn chư Tiên, chư Thánh thôi.
- Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi vị chư Phật, chư Tiên, chư Thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng.
- Do các ngôi vị của nhà Thánh rất nhiều nên chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư Tiên, chư Thánh là đủ hết cả rồi, không sót một ai. Nên các bạn cứ an tâm và khấn.
Bài viết có liên quan: Bài khấn thần tài thổ địa
Sắm lễ khi đến cúng lễ Ban Công Đồng quan trọng nhất vẫn là lòng thành
Tùy theo điều kiện của các bạn mà có thể dâng lễ cúng khác nhau. Cái quan trọng nhất chính là tấm lòng thành của mỗi người. Nếu lễ có đầy đủ nhưng không có sự thành tâm sẽ là hoàn toàn vô nghĩa. Tuy nhiên, các bạn có thể sắm các lễ vật như sau đều phù hợp.
- Lễ Chay: Sẽ gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… và để thờ ban Phật, Bồ Tát (nếu có) và cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Nên dùng chay được tạo hình gà, lợn, giò, chả thì sẽ phù hợp hơn
- Lễ đồ sống: Không được dùng các đồ lễ sống tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Nên dâng những đồ đặc sản chay Việt Nam. Trong trường hợp,có gạo nếp cẩm nấu xôi chè cũng phù hợp vào lễ này. Bên cạnh đó, bạn không nên dâng lên cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…gây bất kính.
- Lễ bàn thờ cô, thờ cậu: Lễ của các bàn thờ này sẽ là oản, quả, hương hoa, gương, lược… Bạn nên chọn các đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này thường sẽ cầu kỳ đẹp và được bao trong những túi nhỏ rất xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Bạn nên dâng lễ đồ chay mới có thể tăng phúc phần và những lời cầu nguyện được chứng giám.