Văn khấn và lễ cúng cơm hàng ngày cho người mới mất

Theo phong tục truyền thống ở Việt Nam, người trong gia đình sẽ làm lễ cúng cơm cho người đã khuất trong suốt những ngày đầu. Đây là một điều thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính đến người đã mất. Nhưng cách làm lễ như thế nào mới đúng chuẩn truyền thống của dân tộc thì không phải ai cũng biết đặc biệt là người trẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về văn khấn và lễ cúng cơm hàng ngày cho người mới mất. Xem thêm:

Cách cúng cơm hàng ngày cho người mới mất

Lễ cúng cơm hàng ngày cho người mới mất thể hiện lòng thành kính của con cháu dành cho người mới mất. Chính vì thế, đây là một điều quan trọng, chúng ta cần phải làm cho đúng các thủ tục. Các bạn có thể tham khảo:

  • Điều quan trọng đối với một người đã khuất đó là giảng phật pháp, giảng đạo lý và những điều liên quan. Việc cúng cơm trong những ngày này cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, tùy điều kiện kinh tế của gia đình, chúng ta có thể cúng những món đơn giản, để thể hiện lòng thành kính và nhớ mong của con cháu.

van khan va le cung com1van khan va le cung com1

Nên cúng những bữa cơm chay đơn giản, nhẹ nhàng

  • Khi còn sống, chúng ta có thể ăn những món mình thích. Nhưng khi đã mất chúng ta chỉ nên dâng lên người đã mất những món chay cho thanh tịnh. Trong 49 ngày này, gia chủ cũng nên ăn chay trường, không được ăn mặn.
  • Một người mới mất, vong linh của họ vẫn còn hiện hữu trong nhà. Họ còn nhiều điều chưa làm ở trần gian, họ vẫn còn vương vấn với những người thân trong gia đình. Do đó, lễ cúng 3 ngày sau khi mất cần phải có lễ khai yết hầu để họ cảm nhận được tình cảm của con cháu, thông qua các món ăn được dâng cúng.

van khan va le cung com2van khan va le cung com2

Mâm cơm chay dâng cúng cho người đã khuất.

  • Bên cạnh đó, trong 3 ngày vừa mất, người nhà nên làm lễ cầu siêu cho các linh hồn đã mất, để họ nhận thức được thế giới thực tại và nhận ra hướng đi đúng đắn của mình.

Tìm hiểu các bài văn khấn cho người mới mất

Đối với những người mới mất, thông thường gia chủ sẽ mời các sư thầy đến giảng các bài Phật pháp, đạo lý cho các linh hồn được siêu thoát. Đến 49 ngày, những người thân trong gia đình cũng có một bài khấn dành cho người mất:

van khan va le cung com3van khan va le cung com3

Văn khấn như một văn hóa tinh thần của người Việt.

“Hôm nay là ngày….tháng….năm (Âm lịch) Nhân tuần chung thất Chúng con cùng toàn gia quyến kính sửa: Cau trầu, cỗ bàn dâng lên cha (mẹ),

Than ôi! Thân phụ (mẫu) đi vội vàng chi mấy; Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay! Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân; Ngày tựa chim hay, tiết vừa bốn chín; Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần. Cây lặng gió lay, khóc làm sao được; Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân. Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.

Cẩn cáo!”

Bài văn khấn trên được rất nhiều người sử dụng cho việc cầu nguyện và giúp cho linh hồn của những người đã khuất nhanh chóng được siêu thoát. Bài văn này còn như một lời mời của con cháu, mời người mất dùng bữa cơm ấm cúng này.

Không những thế, trong bài khấn còn chan chứa một ý nghĩa khác. Đó là lòng thương tiếc, sự tiếc nuối đối với người đã ra đi. Và mong họ tìm được con đường tươi sáng hơn khi ở thế giới bên kia.

Ý nghĩa của những bài văn khấn và lễ cúng cơm hàng ngày cho người mới mất

Như chúng ta đã biết, việc cúng cơm và làm lễ cho người đã khuất là một điều rất cần thiết và quan trọng đối với người Việt Nam. Hành động này không chỉ mang tính truyền thống, mà nó còn giúp con cháu bày tỏ lòng thương nhớ đến người đã khuất.

van khan va le cung com4van khan va le cung com4

Lễ cúng thể hiện sự thành kính của con cháu đối với người đã khuất.

Các bài văn khấn được đọc với tâm nguyện rằng những người đã mất được an lành, dễ dàng vượt qua cảnh giới tâm tối của thế giới bên kia, nhanh chóng đi đến một thế giới tươi sáng và tốt đẹp hơn. Và các bài văn khấn còn giúp cho người đã khuất giác ngộ, nhắc nhở họ hướng đến những điều thiện trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc cúng cơm cơm giúp người sống bày tỏ những tâm tư mà chưa kịp nói, những nguyện vọng muốn làm trong tương lai với người đã khuất. Với mong muốn họ sẽ phù hộ chúng ta làm được những điều đó dễ dàng. Không những thế, họ như một đức tin, một vị thần mang lại sự may mắn, thành công cho gia đình.

Những điều cần biết về văn khấn và lễ cúng cơm

  • Khi nhập liệm người quá cố, người thân trong gia đình nên đem những vật quý báu của họ cho người nghèo, và hướng công đức ấy đến người đã khuất.
  • Tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình mà làm lễ tang. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên làm đơn giản, không quá cầu kỳ, rườm rà. Vừa giúp tiết kiệm tiền bạc, tiết kiệm gạo, muối, rau… tích thêm phước đức.
  • Trong vòng 49 ngày của người mất, những người trong gia đình không được sát sinh, nhằm tích công đức cho người đã khuất, giúp họ nhanh chóng được siêu thoát.

van khan va le cung com5van khan va le cung com5

Nên mời các sư thầy có đạo hạnh cao.

  • Ông bà ta có câu: “chiếc áo không làm nên thầy tu”, một điều vô cùng quan trọng đó là nên mời những bậc thầy có đạo hạnh cao, không phá giới, không ham mê tài lợi, không phung phí lương thực…

Trên đây là bài viết về văn khấn và lễ cúng cơm hàng ngày cho người mới mất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc cúng kiêng cho người đã khuất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.