Vật lý 7 bài 8: Gương cầu lõm là gì? Tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm và Cách vẽ – Trường THCS Phan Chu Trinh

Vật lý 7 bài 8: Gương cầu lõm là gì? Tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm và Cách vẽ. Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu, và như bài học trước các em đã biết ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn) và luôn nhỏ hơn vật.

Vậy gương cầu lõm là gì? ảnh tạo bởi gương cầu lõm có tính chất ra sao? cách vẽ ảnh tạo bởi gương cầu lõm như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Bạn đang xem bài: Vật lý 7 bài 8: Gương cầu lõm là gì? Tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm và Cách vẽ

1. Gương cầu lõm là gì

– Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu.minh họa gương cầu lõm

2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm

* Bố trí thí nghiệm như hình vẽ: Quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm

thí nghiệm ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm

• Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất sau:

– Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

– Luôn lớn hơn vật.

3. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

* Đối với chùng tia tới song song: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương

* Đối với chùm tia tới phân kỳ: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.

→ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

4. Ứng dụng của gương cầu lõm

– Gương cầu lõm được ứng dụng để làm các pha đèn (đèn pin, đèn ô tô,…), chế tạo kính thiên văn,…;

– Gương cầu lõm cũng được ứng dụng để nung nóng bằng cách sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại,…), sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pin nhờ vào gương cầu lõm,…

5. Cách vẽ ảnh tạo bởi gương cầu lõm

– Để dựng ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm ta cũng áp dụng định luật phản xạ ánh sáng. Ta có thể vẽ tia tới hay tia phản xạ tại mọi điểm trên gương cầu lõm. Vì mỗi điểm trên gương cầu lõm cũng được coi như một gương phẳng nhỏ. Như vậy, pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lõm cũng có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu

– Cách vẽ được thể hiện như hình sau:

cách vẽ ảnh qua gương cầu lõm

 

Tóm lại, với nội dung bài viết Gương cầu lõm các em cần nhớ được một số nội dung chính để trả lời được các câu hỏi như: Gương cầu lõm là gì? Tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm như thế nào? gương cầu lõm có ứng dụng gì? và cách vẽ ảnh tạo bởi gương cầu lõm như thế nào? Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét để Trường THCS Phan Chu Trinh ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em thành công.

Trích nguồn: Trường THCS Phan Chu Trinh

Danh mục: Lớp 7