Viện Nghiên cứu văn hóa dân tộc
VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DÂN TỘC
Đơn vị:
Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc
RESEARCH INSTITUTE OF MINORITIES CULTURE (RIMC)
Viện trưởng
TS. Vũ Thị Thanh Minh
Điện thoại:
0242.2104.827
Email:
Địa chỉ:
Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
I. Vị trí, chức năng của Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc
1. Vị trí
Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc được thành lập theo Quyết định số 520/QĐ-UBDT ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Viện là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Học viện Dân tộc, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, hoạt động theo cơ chế tự chủ của Tổ chức khoa học công lập qui định tại Nghị định 54/2016/NĐ-CP, ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ.
2. Chức năng
Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược về văn hóa dân tộc, văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu những vấn đề mới, những vấn đề cơ bản và cấp bách liên quan đến văn hóa dân tộc, đến sự phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tham gia phát triển nhân lực làm công tác văn hóa.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm và 5 năm của Viện, trình Giám đốc Học viện Dân tộc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Chủ trì, tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược về văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng các chính sách dân tộc về văn hóa.
3. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế – văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
4. Chủ trì, phối hợp tham gia xây dựng các đề án, chiến lược, chính sách về lĩnh vực văn hóa dân tộc, công tác dân tộc.
5. Tổ chức điều tra, sưu tầm, bảo quản và phát huy di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc Việt Nam.
6. Góp ý, phản biện các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương và theo yêu cầu của Giám đốc Học viện Dân tộc.
7. Tham gia bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ làm công tác dân tộc và đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Tham gia phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực có trình độ cao theo nhu cầu của xã hội.
8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Giám đốc Học viện Dân tộc. Chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai các đề án, dự án, diễn đàn khoa học do các tổ chức trong nước và quốc tế tài trợ, đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi và một số lĩnh vực khác liên quan đến phát triển bền vững, giảm nghèo đa chiều vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
9. Chủ trì, tham gia đấu thầu, tuyển chọn, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế – xã hội, môi trường vùng dân tộc thiểu số và miền núi và một số lĩnh vực khác liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nghiên cứu đề xuất để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng chính sách văn hóa mới phù hợp với thực tiễn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo sự phân công của Giám đốc Học viện.
10. Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định; quản lý tư liệu, thư viện;
11. Tham gia đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
12. Biên soạn, in ấn các ấn phấm khoa học; phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và truyền bá kiến thức khoa học, các kết quả nghiên cứu về chính sách văn hóa dân tộc và các lĩnh vực khác liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
13. Tổ chức tư vấn khoa học và thực hiện các dịch vụ công về những vấn đề kinh tế – văn hóa, xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện, theo quy định của pháp luật và của Học viện Dân tộc.
14. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc; tài sản và kinh phí của Viện theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp của Học viện Dân tộc.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện Dân tộc giao.
III. Chiến lược công tác
– Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các bộ phận chức năng trực thuộc Viện.
– Hàng năm, Viện luôn quan tâm nâng cao năng lực quản lý hoạt động KH&CN và năng lực nghiên cứu KH&CN cho đội ngũ các bộ viên chức. Phấn phấn đấu đến năm 2025: 100% cán bộ Viện có trình độ Thạc sĩ trở lên, trong đó có 30% có trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ.
IV. Một số đề tài, dự án cấp Bộ và Nhà nước do Viện chủ trì
Từ năm 2013 đến nay, Viện Nghiên cứu văn hóa dân tộc đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Các nghiên cứu khoa học của Viện đều nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận về vấn đề dân tộc, dân tộc thiểu số, về vấn đề tộc danh, tộc người, những vấn đề cơ bản về văn hoá dân tộc và bảo tồn văn hoá dân tộc. Đặc biệt, các thành viên của Viện đều tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học nhằm xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức và thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở Việt Nam, góp phần đắc lực vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách dân tộc và các văn bản khác của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.
Một số đề tài, dự án gần đây do cơ quan chủ trì hoặc tham gia:
a) Đề tài, dự án cấp Nhà nước
1. Những vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và định hướng hoàn thiện chính sách dân tộc ở nước ta (2013) do TS. Phan Văn Hùng làm chủ nhiệm.
2. Nghiên cứu mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nam bộ (NAFOSTED, 2015) do. PGS.TS. Ngô Quang Sơn làm chủ nhiệm
3. Đề tài “Nghiên cứu khả năng ứng phó với thiên tai và đề xuất giải pháp tổng thể nâng cao năng lực phòng tránh của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên” (2014 – 2015) do PGS.TS. Ngô Quang Sơn làm chủ nhiệm.
4. Dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững tại huyện Kim Bôi, Hòa Bình” (2014-2015) do TS. Nguyễn Hồng Vỹ – Chủ nhiệm.
5. Xây dựng mô hình điểm tổ chức cộng đồng xây dựng nông thôn mới ở 3 xã đặc biệt khó khăn thuộc 3 huyện nghèo (Chương trình 30a) của 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ (2017) do PGS.TS. Ngô Quang Sơn làm chủ nhiệm.
6. Nghiên cứu đề xuất giải pháp, mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc (2015) do PGS.TS. Trần Trung – Phó Chủ nhiệm.
7. Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc (2015).
8. Đô thị hóa và quản lý quá trình đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên (Chương trình Tây Nguyên 3, 2012- 2015).
9. Minh triết Hồ Chí Minh (NAFOSTED, 2013).
10. Hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu về chính sách dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến nay (2016-2018) do TS. Trịnh Quang Cảnh làm Chủ nhiệm.
11. Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc ở Việt Nam từ 1986 đến nay (2016-2018) do PGS.TS. Trần Trung làm Chủ nhiệm.
12. Một số vấn đề cơ sở trong phát triển bền vững dân tộc Mông ở Việt Nam, (2017 – 2019), do TS. Hoàng Hữu Bình làm chủ nhiệm.
* Đề tài, dự án cấp Bộ, cấp cơ sở
1. Cơ sở khoa học để hoạch định chính sách thương mại hai chiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (2010) do TS. Nguyễn Văn Dũng làm chủ nhiệm.
2. Vấn đề việc làm của thanh niên người dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập WTO. Thực trạng và giải pháp (2010), do TS. Trịnh Quang Cảnh làm chủ nhiệm.
3. Điều tra, xác định thành phần dân tộc nhóm Vân Kiều thuộc dân tộc Bru -Vân Kiều (2011) do TS. Hoàng Hữu Bình làm chủ nhiệm.
4. Đánh giá tác động của một số chính sách phát triển kinh tế – xã hội đến môi trường vùng DTTS thời gian qua. Thực trạng và giải pháp (2012) do TS. Trịnh Quang Cảnh làm chủ nhiệm.
5. Nghiên cứu xu thế biến đổi, đề xuất các giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (2013-2014) do TS. Hoàng Hữu Bình làm chủ nhiệm.
6. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng định hướng hội nhập quốc tế của công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2014) do PGS.TS Trần Trung làm chủ nhiệm.
7. Điều tra, nghiên cứu xác định nhu cầu và các loại hình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc (2015), do PGS.TS Trần Trung làm chủ nhiệm.
8. Điều tra thực trạng sinh kế của người dân tộc thiểu số tái định cư các công trình thủy điện vùng dân tộc thiểu số và miền núi (2015), do TS. Nguyễn Văn Dũng làm chủ nhiệm.
9. Điều tra hiệu quả các chính sách liên quan đến cấp đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo (2016), do TS. Giang Khắc Bình làm chủ nhiệm.
10. Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện về phân cấp xã làm chủ đầu tư trong một số chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo do Ủy ban Dân tộc quản lý (2016), do TS. Nguyễn Văn Dũng làm chủ nhiệm.
11. Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện một số chương trình, đề án, dự án, chính sách giai đoạn 2011 – 2015 (2015) do Ủy ban Dân tộc quản lý do TS. Trịnh Quang Cảnh làm Chủ nhiệm.
12. Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường vùng đồng bào dân tộc Mông khu vực Tây Bắc”, (2014) do PGS.TS Ngô Quang Sơn – Viện trưởng Viện Dân tộc làm Chủ nhiệm.
13. Điều tra nghiên cứu xác định thành phần dân tộc đối với người Xuồng, Quý Châu (thuộc dân tộc Nùng), người Pa Dí, Thu Lao, Ngạn (thuộc dân tộc Tày), người Xá Khó (thuộc dân tộc Phù Lá), người Xơ drá, Hà Lăng (thuộc dân tộc Xơ Đăng), người Rơ ngao (thuộc dân tộc Ba na). Và 3 dân tộc Lô Lô, La Ha, Chứt” (2014) do TS. Lò Giàng Páo làm Chủ nhiệm.
14. Phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” do TS. Nguyễn Thị Thân Thủy làm Chủ nhiệm (2016-2017).
15. Điều tra đánh giá kết quả thực hiện về phân cấp xã làm chủ đầu tư trong một số chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo do Ủy ban Dân tộc quản lý, (2016) do TS. Nguyễn Văn Dũng làm Chủ nhiệm.
16. Điều tra đánh giá hiệu quả nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong một số chương trình, chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý (2016) do TS. Trịnh Quang Cảnh làm Chủ nhiệm.
17. Điều tra đánh giá hiểu quả cấp đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo trong một số chương trình, chính sách, (2016) do Ủy ban Dân tộc quản lý do TS Giang Khắc Bình làm Chủ nhiệm.
18. Nghiên cứu kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách đối với người Khmer và những vấn đề đặt ra (2016) do CN Sơn Minh Thắng làm chủ nhiệm.
19. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khóa IX về Công tác Dân tộc và những vấn đề đặt ra, (2016) do PGS.TS Trần Trung làm chủ nhiệm.
20. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển giá trị dân ca trong cưới xin của dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam (2016) do PGS.TS. Ngô Quang Sơn chủ nhiệm.
21. Nghiên cứu luận cứ khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS gắn với chuyển đổi nghề giai đoạn 2018-2025, (2017) do CN Nguyễn Thị Hiếu làm Chủ nhiệm.
22. Nghiên cứu đề xuất giải pháp một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau về thành phần dân tộc, (2018-2019) do TS. Phan Văn Hùng làm chủ nhiệm.
23. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II năm 2020, (2018-2019) do ThS. Lưu Xuân Thủy làm chủ nhiệm.
* Sách đã xuất bản
1. Những đỉnh núi du ca – Một lối tìm về cá tính H’mông, Nxb Thế giới
2. Biết đâu địa ngục thiên đường – bàn và luận, Nxb Hội Nhà văn.
3. Thơ Việt Nam hiện đại & Nguyễn Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn.
4. Văn học hậu hiện đại diễn giải và tiếp nhận, Nxb Văn học.
5. Sông Hương – Nghiên cứu, lý luận và phê bình (Bộ sách tuyển chọn kỷ niệm 30 năm ra đời tạp chí Sông Hương), Nxb Thuận Hóa.
6. Việt Nam học – Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững (Tập IV), Nxb Khoa học Xã hội.
7. Việt Nam – Những vùng đất địa linh nhân kiệt – Miền Bắc, Nxb Khoa học Xã hội.
8. Phóng sự Việt Nam 1932-1945, đặc điểm và quá trình phát triển, năm 2013.
9. Dân tộc Sán Dìu, Hội tụ và phát triển – Nxb Lao động, năm 2017.
10. Sống đời của chợ – Nxb Hội nhà văn, năm 2018.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ chính trị chuyên môn, tích cực theo đúng kế hoạch đề ra, góp phần tích cực trong việc xây dựng Viện trở thành một trong những Viện nghiên cứu khoa học hàng đầu về công tác nghiên cứu văn hóa dân tộc. Những kết quả nghiên cứu đã, đang và sẽ góp phần quan trọng để Ủy ban Dân tộc và các bộ, ban, ngành sử dụng trong công tác xây dựng và hoạch định chính sách dân tộc, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi./.