Viết đoạn văn lập luận so sánh – loigiaihay.com
Đề bài
Viết đoạn văn lập luận so sánh
Lời giải chi tiết
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương phản
a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, nhưng hoàn toàn chưa đủ để khám pha, sáng tạo”.
Gợi ý:
– “Biết” là nhận thức được vấn đề; “Hiểu” là nắm được bản chất vấn đề.
– Còn “Khám phá” là tìm ra cái mới; “Sáng tạo” là tạo ra cái mới.
– Nhận thức và nắm được bản chất vấn để chỉ đủ để “làm theo, đi theo”, bắt chước những gì con người nắm được.
– Nhưng muốn tìm ra cái mới và sáng tạo cái mới cần tích cực tác động vào tự nhiên và xã hội, buộc các vấn đề tự bộc lộ bản chất, từ đó khám phá, sáng tạo cái mới.
– Rút ra bài học: Bên cạnh việc biết và hiểu, đi lại con đường người khác đã đi, cần tích cực, chủ động tác động vào các sự vật hiện tượng khám phá, sáng tạo cái mới, tìm ra đường đi mới.
b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đam mê học hỏi là đam mê không bao giờ phản bội con người.
Gợi ý:
– Đam mê là say mê, yêu thích một điều gì đó.
– Có niềm đam mê cao đẹp đáng ca ngợi >< có niềm đam mê tầm thường.
– Đam mê cao đẹp hướng con người tới cái thiện, cái đẹp >< đam mê tầm thường làm tha hoá con người.
– Đam mê học hỏi là đam mê cao đẹp.
– Đam mê học hỏi giúp con người có tri thức, tình cảm trong sáng >< Không đam mê học hỏi thì dốt nát, tẻ nhạt.
– Đam mê học hỏi giúp ích con người suốt cuộc đời >< đam mê những thứ tầm thường sẽ phản bội, đẩy con người vào lối cụt, tha hoá, ấu trĩ, nghèo nàn.
– Đam mê học hỏi là đam mê không bao giờ phản bội con người, con người phải ra sức học hỏi, rèn luyện.
2. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương đồng
a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống như thể dục đối với cơ thể.
Gợi ý:
– Thể dục đối với cơ thể giúp cơ thể được vận động, tránh được sức ỳ, tạo ra sự lành mạnh về thể chất.
– Cuốn sách hay chưa đựng nhiều vấn đề, buộc con người phải suy nghĩ, động não, tìm tòi.
– Vậy giống như thể dục đối với cơ thể, đọc cuốn sách hay giúp con người rèn luyện trí nhớ, tăng sức sáng tạo.
– Thể dục đối với cơ thể giúp khỏe mạnh về thể chất, đọc sách hay giúp con người phát triển về trí tuệ.
– Rút ra bài học: Cần rèn luyện về thể chất song song với việc phát triển trí tuệ. Cần biết chọn lọc để có được cuốn sách hay.
b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh.
Gợi ý:
– Trò chuyện với người bạn thông minh là được giao lưu với trí tuệ.
– Trò chuyện với người bạn thông minh giúp ta học hỏi nhiều cái hay; được thoải mái vui vẻ.
– Tương tự như vậy, sách là kho tàng tri thức nhân loại, đọc cuốn sách cũng là giao lưu với trí tuệ.
– Đọc sách hay giúp con người mở mang tri thức “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki).
– Đọc sách cũng giúp con người giải trí, tạo được sự thoải mái, …
– Sách cũng có loại sách xấu, cần lựa chọn khi đọc sách.
– Đọc được cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người bạn thông minh.
3. Vận dụng thao tác lập luận so sánh đối lập.
a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Khen và chê.
Gợi ý:
– Khen và chê là hai mặt đối lập của tình cảm con người.
– Khen là đồng tình, ca ngợi >< chê là bất đồng, phê phán.
– Khen thường dành cho những biểu hiện tốt đẹp >< chê thường dành cho những biểu hiện xấu, tiêu cực.
– Khen khiến con người vui vẻ, tự tin hơn >< Chê khiến con người buồn phiền, phật ý.
– Khen quá thì dễ kiêu, chê quá thì dễ tự ti, mặc cảm.
– Khen chê cần đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức.
b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Vinh và nhục“.
– “Vinh” là vinh quang, vinh danh được mọi người ca ngợi, kính phục >< Nhục là nhục nhã, bị coi thường, sỉ vả.
– Vinh quang chỉ dành cho những gì cao cả, chân chính >< Nhục chỉ dành cho kẻ hèn hạ, xấu xa.
– Vinh quang giúp con người thấy tự tin, hạnh phúc, động viên con người tiếp tục hướng thiện >< Nhục nhã làm con người xấu hổ, đôi khi dẫn đến tự ti, mặc cảm.
– Con người phải biết làm điều thiện để nhận được vinh quang, tránh điều nhục nhã.
– Biết vượt qua sự mặc cảm tạm thời để hướng thiện.
Loigiaihay.com