Việt Nam tiếp tục ‘định vị’ vững vàng trên bảng giá trị thương hiệu Quốc gia của thế giới
Sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu này tương quan với việc Việt Nam đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư khi mà nhiều nhà sản xuất tìm cách điều chuyển các hoạt động ở Châu Á để tới Việt Nam.
“Nghiên cứu mới của Brand Finance không phải là định giá tổng hợp các thương hiệu của Việt Nam, mà là định giá thương hiệu của chính quốc gia Việt Nam. Do vậy, Việt Nam đạt điểm đặc biệt cao về xếp hạng nông nghiệp, mức độ tương tác trên mạng xã hội và phản ứng của quốc gia đối với COVID-19. Mỗi yếu tố đóng một vai trò động lực thiết yếu giúp tăng giá trị thương hiệu của quốc gia”, đại diện Brand Finance chia sẻ.
Trên toàn thế giới, giá trị của các thương hiệu quốc gia đã cơ bản đã trở lại cột mốc trước sự bùng phát của đại dịch. Định giá thương hiệu của các quốc gia được dựa trên các dự báo kinh tế vĩ mô trong tương lai kết hợp với những triển vọng tích cực của sự phục hồi từ COVID-19 đang thúc đẩy mức tăng trưởng của năm nay. Tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đạt 97,2 nghìn tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ kém một chút so với giá trị trước đại dịch là 98,0 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Mặc dù trên lý thuyết, tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đã bắt kịp trở lại với mức độ trước đại dịch, chỉ 50 thương hiệu quốc gia trong đó đã tăng giá trị trong giai đoạn này, trong khi 50 thương hiệu còn lại vẫn thấp hơn mức định giá từ trước cuộc khủng hoảng COVID-19.
Vương quốc Anh là một trong những thương hiệu quốc gia ghi nhận mức phục hồi COVID-19 tốt nhất. Được xem như mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất trong số tất cả các quốc gia kể cả Trung Quốc – tăng 265 tỷ USD lên 4,1 nghìn tỷ USD, Anh Quốc đã hồi phục trở lại sau một phần lớn dân số được tiêm chủng kịp thời và các hạn chế về hoạt động kinh tế dần dần được nới lỏng. Hiệu suất mạnh mẽ này cũng có thể được giải thích từ sự phục hồi sau sự việc thiếu chắc chắn của thị trường do Brexit gây ra trong những năm trước đại dịch. Mặc dù nhận thức về thương hiệu có thể sẽ được gia tăng sau sự việc Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, nhưng sự rình rập của những cuộc suy thoái kết hợp với sự sụt giảm giá trị của đồng bảng Anh – nếu bị duy trì – có thể làm suy yếu giá trị thương hiệu của Vương quốc Anh trong tương lai.