Vỏ Michelin của nước nào? Có nên dùng lốp xe máy Michelin
Bạn có biểu đến thương hiệu lốp xe Michelin chưa? Michelin hiện là một trong những thương hiệu lốp xe được nhiều người tiêu dùng và hãng sản xuất phương tiện giao thông lựa chọn. Nội dung bài viết dưới đây cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về vỏ Michelin của nước nào sản xuất và chất lượng sử dụng thực tế của sản phẩm.
Mục lục bài viết
Vỏ xe Michelin của nước nào sản xuất?
Michelin được thành lập vào ngày 28/5/1889, là tập đoàn sản xuất lốp xe đa quốc gia của Pháp và có trụ sở đặt tại thành phố Clermont-Ferrand thuộc vùng Auvergne-Rhône-Alpes. Đây là nhà sản xuất lốp xe lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Bridgestone và lớn hơn cả Goodyear, Continental. Bên cạnh thương hiệu Michelin, tập đoàn còn sở hữu công ty lốp xe Kléber, Uniroyal-Goodrich, thương hiệu SASCAR, Bookatable và Camso.
Michelin hiện sản xuất lốp cho mô tô, tàu con thoi, máy bay, ô tô, thiết bị hạng nặng và xe đạp. Theo thông báo của tập đoàn, trong năm 2012, số lượng lốp sản xuất được là 166 triệu sản phẩm tại 69 cơ sở ở 18 quốc gia. Đây là con số được thống kê từ 11 năm trước để chứng minh sức mạnh và tiềm lực sản xuất đáng ngưỡng mộ của tổng thương hiệu.
Cấu tạo của lốp xe máy Michelin tiêu chuẩn
Cấu tạo của lốp xe Michelin tiêu chuẩn bao gồm 9 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài là:
- Lớp lót bên trong là lớp cao su tổng hợp kín hơi có vai trò tương tự như săm xehiện đại.
- Lớp Carcass Ply là lớp bên trên lớp lót trong. Lớp bao gồm các sợi dây hoặc cáp được dệt mỏng. Những sợi dây này quyết định phần lớn độ bền của lốp và giúp lốp chống lại áp suất. Một chiếc lốp tiêu chuẩn chứa khoảng 1400 sợi dây và mỗi sợi có thể chịu lực lên đến 33 lb.
- Khu vực đường gân hình chuỗi hạt phía dưới là nơi lốp cao su bám vào vành kim loại.
- Đường gân hình chuỗi hạt được kẹp chặt vào vành lốp để đảm bảo vừa khít và giữ cho lốp nằm đúng vị trí trên vành. Mỗi đường gân có khả năng chịu tải lên tới 3968lb mà không bị đứt.
- Thành lốp giúp bảo vệ lốp khỏi va chạm với lề đường và mặt đường. Trên thành lốp có ghi các thông tin quan trọng của lốp như cỡ lốp, tốc độ phù hợp.
- Lớp đai thép quyết định phần lớn đến độ bền của lốp. Lớp vỏ được tạo thành từ các dây thép chịu lực tốt được liên kết với cao su. Với sự liên kết này, lốp có thể chống lại lực quay và không bị dãn ra do lốp quay trong quá trình di chuyển. Lớp vỏ thép cũng đủ linh hoạt động hấp thụ các biến dạng do va chạm, ổ gà và các chướng ngại vật khác trên đường di chuyển.
- Lớp đai “không độ” là lớp an toàn có vai trò quan trọng. Nhờ có lớp này, nhiệt sinh ra trong quá trình ma sát được giảm bớt và duy trì hình dạng của lốp khi người điều khiển lái với tốc độ cao. Để ngăn lốp căng do lực ly tâm, dây nilon gia cố đã được nhúng trong lớp cao su và cố định quanh chu vi lốp xe.
- Lớp bố nylong cung cấp phần đế cứng cho vân lốp xe.
- Vân lốp cung cấp lực kéo và độ bám quay cho lốp. Lớp này được thiết kế chống mài mòn và tỏa nhiệt.
Cấu tạo lốp xe tác động đến cảm giác lái và độ bám đường như nào?
Thiết kế của vân lốp có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hoạt động của sản phẩm. Lớp ngoài này có vai trò thiết yếu đối với độ bám đường trong các loại điều kiện thời tiết khác nhau, sự an toàn và thoải mái khi điều khiển. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bám trên mặt đường gồm:
- Rãnh lốp: Lốp có càng nhiều rãnh và độ lớn của rãnh lý tường thì khả năng bám đường càng tốt, đặc biệt khi mặt đường ướt.
- Hình dạng và bố cục: Hình dạng của hoa văn lốp dạng đối xứng, không đối xứng, xen kẽ… đều ảnh hưởng đến độ thoát nước trên mặt đường ướt.
Tại sao vỏ Michelin được nhiều nhà sản xuất phương tiện giao thông lựa chọn?
Khả năng tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành
Vỏ Michelin được thiết kế với 2 thành lốp ở mỗi vỏ thay vì 4 ở những sản phẩm thông thường. Công nghệ lốp và vỏ tiên tiến cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách lăn bánh, giúp giảm lực cản lăn khi xe vận hành. Theo nghiên cứu, các loại lốp thông thường khi ở tốc độ 65 km/giờ có tỷ lệ mức tiêu thụ nhiên liệu của các loại lực cản là:
- Lực cản khí động học là 40%
- Tổn thất cơ khí khoảng 25%
- Tạo nên lực cản lăn chiếm khoảng 35% mức tiêu thụ nhiên liệu. Trong khi đó, vỏ Michelin tạo nên lực cản lăn tối đa là 30%, thấp hơn so với mức thường thấy.
Giảm trọng lượng xe
Theo nghiên cứu, cứ giảm 10% trọng lượng xe thì mức sử dụng nhiên liệu sẽ giảm từ 5 – 10%. Vỏ của Michelin nhẹ, giúp xe có thể chở cùng khối lượng hàng hóa nhưng tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với xe sử dụng lốp của thương hiệu khác.
Mang đến sự ổn định khi điều khiển xe
Vỏ Michelin được thiết kế với mặt tiếp xúc rộng. Chiều rộng bánh xe được mở rộng tạo điều kiện mang đến sự ổn định khi di chuyển và sinh ra lực kéo vượt trội.
Tuổi thọ sử dụng lên tới 10 năm
Sau 5 năm sử dụng, lốp xe của bạn cần được kiểm tra kỹ lưỡng ít nhất 1 lần/năm để đảm bảo khả năng di chuyển an toàn. Theo Michelin, vỏ xe cần được thay thế sau khi chúng được sử dụng tối đa trong 10 năm. Kể cả sau 10 năm này vỏ Michelin vẫn ở tình trạng có thể sử dụng, bạn vẫn nên thay thế. Điều này cũng được áp dụng cho lốp dự phòng của xe.
Lốp được làm từ vật liệu bền vững, thân thiện môi trường
Ngày nay, tỷ lệ thu hồi lốp xe trên toàn thế giới là 70%. Trong số 70% đó, khoảng 50% được tái chế cho các ứng dụng khác nhau. Lốp Michelin hiện được sản xuất bằng 28% vật liệu bền vững: 26% vật liệu có nguồn gốc sinh học như cao su tự nhiên, dầu hướng dương, limonene… và 2% vật liệu tái chế như thép hoặc lốp bột tái chế.
Vì một tương lai bền vững, thân thiện với môi trường, Michelin đang đầu tư vào các công nghệ tái chế công nghệ cao. Mục tiêu thương hiệu là nâng hàm lượng vật liệu bền vững này lên 80%.
Quy trình chung để sản xuất vỏ Michelin
Quy trình chung để sản xuất vỏ Michelin được thực hiện qua các giai đoạn:
- Tìm hiểu thông qua nghiên cứu thị trường. Michelin nghiên cứu cách sử dụng lốp và thói quen của người lái để đảm bảo lốp đáp ứng nhu cầu của mọi người.
- Lựa chọn nguyên liệu đầu vào. Để sản xuất một chiếc lốp xe hoàn chỉnh, Michelin sử dụng hơn 200 thành phần khác nhau. Những thành phần đảm bảo thực hiện những vai trò quan trọng về an toàn, tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao hiệu suất và thân thiện với môi trường. Các thành phần gồm các nhóm:
- Cao su tự nhiên: thành phần chính của các lớp vân lốp
- Cao su tổng hợp
- Muội than và silica: được sử dụng làm chất gia cố để cải thiện độ bền
- Vải metallic và textile được gia cố là “bộ xương” của lốp xe, tạo thành hình dạng hình học và cung cấp độ cứng.
- Nhiều chất hóa học khác phù hợp cho đặc tính độc đáo của lốp như tạo lực cản lăn thấp, độ bám đường cao…
- Thiết kế sản phẩm với nhiều hình dạng khác nhau. Các mẫu thiết kế được sử dụng biện pháp mô phỏng để thử nghiệm và chọn ý tưởng lốp tốt nhất để sản xuất.
- Sản xuất vỏ Michelin chuyên nghiệp thông qua quy trình phù hợp.
- Kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất và khi thành phẩm.
Bảng giá Lốp Michelin mới nhất 2023
Giá vỏ Michelin bao nhiêu? Với chất lượng của lốp xe máy cùng độ nổi tiếng của thương hiệu M ichelin thì sản phẩm có mức giá khá là cao so với mặt bằng chung. Với một số dòng lốp sản xuất cho một số xe máy đặc thù thì giá còn cao hơn rất nhiều . Để tìm mua lốp xe máy Michelin bạn có thể đến tham khảo ở các cửa hàng bán đồ chơi xe máy để kiểm tra và mua. Dưới đây là bảng giá tham khảo của một số mẫu lốp xe Michelin bán chạy trên thị trường.