Xây dựng văn hóa công sở – nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Cơ quan Đảng ủy Khối

Công sở là cơ quan của bộ máy nhà nước đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước quy định, đại diện quyền lực của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao. Thực hiện văn hoá công sở chính là một phần của yêu cầu cải cách hành chính để đạt được mục tiêu xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỉ cương và dân chủ mà từng cán bộ, công chức cần nhận thức và xác định đúng đắn vai trò và trách nhiệm của bản thân mình trong quá trình này.

Mọi thành công hay thất bại trong hoạt động của công sở phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người và hành vi ứng xử văn hóa nơi công sở của các cá nhân, từ cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành cho tới các nhân viên phục vụ. Biểu hiện cụ thể của văn hóa công sở là tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ công việc, ý thức chấp hành kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động cùng với ý thức trau dồi kiến thức văn hóa, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết pháp luật để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.  

Xây dựng văn hóa công sở thực chất là xây dựng con người lao động mới, văn minh, chuyên nghiệp, góp phần tạo niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể, từ đó tạo bầu không khí làm việc cởi mở, tích cực, giúp cán bộ nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tuy vậy, hiện nay trong công sở Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh vẫn còn một số hạn chế trong thực hiện văn hóa công sở, như: việc chấp hành kỷ luật lao động; ý thức giữ gìn vệ sinh chung, ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng điện nước còn chưa tốt; ý thức trách nhiệm với công việc được giao chưa cao… đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đến bộ mặt của cả cơ quan. Cá biệt, có lúc, có nơi còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếu nhiệt tình trong công việc, tâm lý làm cho có, làm cho xong việc….

Do đó, xây dựng văn hóa công sở không chỉ có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính. Từ thực tế công việc và quan sát của bản thân, xin đề xuất một số giải pháp thực hiện văn hóa công sở tại Cơ quan Đảng ủy Khối như sau:

Thứ nhất, thường xuyên tuyên truyền về văn hóa công sở nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên về tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa công sở trong môi trường làm việc hiện nay; về ý nghĩa của việc đẩy mạnh thực hiện văn hóa công sở trong việc hoàn thiện nhân cách, tác phong làm việc của người cán bộ, công chức.

Thứ hai, tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả; quan tâm đến đời sống của cán bộ, công chức, người lao động khi ốm đau, hiếu, hỷ tạo động lực và môi trường cho những nét đẹp về ứng xử văn hóa được nhân rộng trong cơ quan.

Thứ ba, xây dựng quy chế về văn hóa công sở, bao gồm quy định rõ về trang phục, về chấp hành kỷ luật lao động, về quy định giữ gìn vệ sinh, sử dụng công cụ, dụng cụ lao động, thiết bị hỗ trợ công việc, sử dụng máy tính, điện nước, văn phòng phẩm đối với từng cá nhân và các ban, bộ phận.

Thứ tư

, thực hiện tốt công tác khen thưởng, nêu gương đi cùng với nhắc nhở, uốn nắn những cán bộ, công chức chưa thực hiện tốt văn hóa công sở, lấy việc thực hiện văn hóa công sở là 01 tiêu chí để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hàng năm.

Tóm lại,

v

ăn hóa công sở thực chất là văn hóa ứng xử ở nơi công sở, phản ánh đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, người lao động. Xây dựng văn hóa công sở suy cho cùng là xây dựng đội ngũ cán bộ

,

công chức mới với đầy đủ phẩm chất “

cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư

.

Đó cũng là một mục tiêu định hướng học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh.

Nguyễn Khắc Trung – Đảng ủy Khối