Xây dựng văn hóa học đường bảo đảm môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện
Theo đó, các cơ sở giáo dục tiếp tục chỉ đạo thực hiện dân chủ, nền nếp, kỷ cương trường học, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, rèn luyện thể chất cho HS.
Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, khơi dậy tinh thần đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi nhà giáo, CBQL giáo dục, HSSV trong quản lý, giảng dạy, giáo dục, học tập, nghiên cứu khoa học; phát hiện, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới tiêu biểu trong dạy và học.
Đẩy mạnh công tác tư vấn học đường; xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trường, đảm bảo các giá trị cốt lõi: Tôn trọng, nhân ái, trung thực, hợp tác, trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các chủ thể trong nhà trường. Duy trì nền nếp hoạt động chào Cờ hát Quốc ca; HS tham gia trực nhật, làm vệ sinh trường lớp học.
Xây dựng văn hóa học đường phải đi đôi với tăng cường công tác truyền thông về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông. Cụ thể như Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho CBQL, nhà giáo, HS, cha mẹ HS và cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, tôn vinh, khen thưởng và nêu gương những nhà giáo, HS tiêu biểu, xuất sắc, gương người tốt, việc tốt. Tiếp tục đổi mới trong xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn thi đua sát thực tế, hướng về nhà giáo, HSSV; loại bỏ các tiêu chuẩn, tiêu chí dễ dẫn đến “bệnh thành tích”; thực hiện việc khen thưởng đúng đối tượng, đúng người, đúng việc, đúng thành tích để tạo hiệu ứng tốt, động viên khích lệ và tạo được sự lan tỏa trong xã hội.
Xây dựng văn hóa học đường bảo đảm môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện
Xây dựng văn hóa học đường đi đôi với tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Cụ thể như bổ sung, hoàn thiện căn cứ pháp lý về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục HS, trong đó quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của gia đình và các lực lượng xã hội. Tổ chức thực hiện cam kết giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương trong việc phối hợp, hỗ trợ giáo dục HS.
Xây dựng môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện kết hợp với kỷ luật nghiêm minh nhằm tạo lập mối quan hệ an toàn cho các bên: Gia đình, các thành viên nhà trường, xã hội khi phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS.
Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể và tập huấn, hỗ trợ GV, cha mẹ HS và cộng đồng. Chủ động xây dựng quy trình ứng xử đối với các tình huống thường gặp và hướng dẫn GV, cha mẹ HS và cộng đồng thực hiện theo quy trình để không mắc sai lầm đáng tiếc trong giáo dục HS.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, KNS, hoạt động trải nghiệm cho HS; phát triển, nhân rộng các phong trào có giá trị thực tiễn cao, có ý nghĩa tích cực giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; hướng dẫn, khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội một cách hiệu quả; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV nhằm giáo dục toàn diện cho HS thông qua hoạt động Đội, Đoàn.
Cuối cùng là phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” để mỗi GV thường xuyên nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục HS.
Để tăng cường tuyên truyền về văn hóa học đường cần phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đoàn, đội: Phối hợp Trung ương Đoàn nghiên cứu, rà soát và đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các phong trào, hoạt động rèn luyện đội viên, đoàn viên; hoạt động tình nguyện vì cộng đồng thiết thực đáp ứng yêu cầu lý giáo dục tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho HS.
Đồng thời xây dựng, triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội trong trường học đối với yêu cầu tham mưu hiệu quả xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục trong trường học; nêu cao vai trò, trách nhiệm cán bộ Đoàn, Đội đối với việc quản lý, giáo dục HS trong các hoạt động.
Hoàng Thanh