Xe cơ giới là gì? Bảo hiểm xe cơ giới là gì?
Xe cơ giới là gì? Bảo hiểm xe cơ giới là gì?
Xe cơ giới là các phương tiện tham gia giao thông với mật độ lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, người điều khiển xe cơ giới cần phải nghiêm túc chấp hành đúng mọi quy định về Luật Giao thông đường bộ mà luật pháp nhà nước ban hành.
1.Xe cơ giới là gì?
Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.
Xe cơ giới là loại xe như thế nào?
Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới là toàn bộ những loại xe sử dụng động cơ và tốn nhiều liệu gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray).
Hay nói cách khác, trừ xe đạp, xe đẩy và xe lăn thì tất cả các phương tiện giao thông đường bộ dùng động cơ và tiêu hao nhiên liệu đều được gọi là xe cơ giới.
Đặc điểm của những loại phương tiện cơ giới này là những phương tiện được sử dụng để di chuyển hoặc chở hàng hóa trên đường bộ. Trong đó, đường bộ được xác định gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Dù vậy trong danh sách các phương tiện nêu trên có khá nhiều khái niệm còn khá xa lạ đối với người dân.
2. Quy định về tốc độ đối với các phương tiện xe cơ giới
Với tình hình phát triển ngày càng hiện đại của cơ sở hạ tầng, giao thông và nhiều loại phương tiện cơ giới đa dạng khác nhau. Do vậy, tốc độ khi tham gia giao thông cần được người điều khiển xe cơ giới chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng Luật Giao thông đường bộ đã quy định.
Căn cứ vào điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông gồm có:
a. Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ 1 khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
c. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Cụ thể, căn cứ vào Thông tư số 13/2009 TT-BGTVT (ngày 17/7/2009) quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
-
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:
-
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:
-
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
-
Về khoảng cách giữa các phương tiện, thông tư này quy định rất rõ đối với các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng. Cụ thể khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Đến 60km/h: 30m; trên 60 đến 80km/h:50m; trên 80 đến 100km/h: 70m; trên 100 đến 120 km/h: 90m.
-
Đối với các loại xe như máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô máy, xe 3 gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.
-
Khi trời mưa có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định ở trên.
3. Bảo hiểm xe cơ giới là gì?
Bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm dành cho xe ô tô, xe tải, xe máy và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Đây được xem là sự bảo vệ về mặt tài chính khỏi các thiệt hại về thể chất hoặc thương tật do tai nạn giao thông gây ra và các trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh từ đó.
Có những loại bảo hiểm xe cơ giới nào?
Có bốn loại bảo hiểm xe cơ giới, bao gồm:
-
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với bên thứ ba
-
Bảo hiểm toàn diện
-
Bảo hiểm cháy nổ và mất cắp
-
Bảo hiểm tài sản của bên thứ ba
4. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là gì?
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là gói bảo hiểm nhằm đảm bảo, bảo vệ cho những đối tượng như thân vỏ xe, máy móc thiết bị trên xe cơ giới. Đây là hình thức bảo hiểm được rất nhiều người sử dụng xe quan tâm khi lựa chọn gói bảo hiểm cho xe của mình.
Những loại bảo hiểm vật chất xe cơ giới người dùng thường mua?
Có rất nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau giúp cho người tham gia bảo hiểm có thể thoải mái lựa chọn như bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm bộ phận, bảo hiểm 1 bộ phận của xe, … nhưng đa phần khách sẽ ưu tiên chọn mua luôn gói bảo hiểm thân vỏ là toàn bộ xe.
Để có thể tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới thì xe của bạn cần phải đảm bảo được về mặt pháp lý và kỹ thuật như giấy tờ xe như biển kiểm soát, đăng ký xe, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, môi trường. Sau khi tham gia bảo hiểm vật chất xe nếu xảy ra tổn thất, tai nạn phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm thì sẽ được công ty bảo hiểm chi trả những chi phí hợp lý và cần thiết để có thể hạn chế được những tổn thất và giảm thiểu chi phí cho chủ phương tiện.
5. Bằng lái xe cơ giới là gì?
Các loại bằng lái xe hiện nay nhìn chung đều cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, và một kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt với các thủ tục.
Bằng lái xe cơ giới hay thường được gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho một người. Loại giấy phép này cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Mục lục bài viết
Câu hỏi thường gặp
Xe cơ giới là gì?
Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.
Có những loại xe cơ giới nào?
Là toàn bộ những loại xe sử dụng động cơ và tốn nhiều liệu gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.
Bảo hiểm xe cơ giới là gì?
Bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm dành cho xe ô tô, xe tải, xe máy và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Đây được xem là sự bảo vệ về mặt tài chính khỏi các thiệt hại về thể chất hoặc thương tật do tai nạn giao thông gây ra và các trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh từ đó.