Xe cơ giới là gì, xe cơ giới bao gồm những loại xe nào?

không phải ai cũng thực sự hiểu được xe cơ giới là gì? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được khái niệm và những loại xe thuộc nhóm này.

Các cụm từ như: xe cơ giới, xe thô sơ,… vẫn thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu được xe cơ giới là gì? Thông qua bài viết dưới đây, Bantoyota sẽ giúp bạn biết được khái niệm và những loại xe thuộc nhóm này.

1. Xe thô sơ và xe cơ giới là gì?

Sau đây là các khái niệm về xe thô sơ và xe cơ giới là gì:

Xe thô sơ là gì:

Xe thô sơ là tập hợp những phương tiện khi tham gia giao thông không sử dụng động cơ, phổ biến hiện nay như: xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn cho người khuyết tật, xe súc vật kéo, các loại xe tương tự,… Những loại xe này hoạt động chủ yếu dựa vào sức người hoặc sức kéo của con vật.

Xe thô sơ là tập hợp những phương tiện khi tham gia giao thông không sử dụng động cơ, phổ biến hiện nay bao gồm: xe xích lô

Xe cơ giới là gì:

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khái niệm xe cơ giới được hiểu một cách đơn giản là các xe chạy bằng động cơ có sử dụng nhiên liệu phù hợp với mỗi loại như: xăng, dầu, điện,…

Vậy xe cơ giới là những loại xe nào? Khi nhắc đến nhóm xe này, bạn phải kể đến: xe gắn máy; xe ô tô; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo. Ngoài ra còn có tàu điện bánh lốp không chạy trên đường ray; xe máy điện và các loại xe tương tự khác;…

Xe cơ giới là xe gì, khi nhắc đến nhóm xe này bạn phải kể đến: xe ô tô; xe mô tô hai bánh, xe gắn máy,…

3. Điều khiển xe thô sơ và xe cơ giới cần lưu ý điều gì?

Sau khi đã hiểu được xe thô sơ, xe cơ giới là gì, khi tham gia giao thông đường bộ bạn nên chú ý đến những điều dưới đây để tránh bị xử phạt.

Điều kiện để lưu thông trên đường:

Bất kỳ phương tiện nào muốn lưu thông trên đường phải đáp ứng đủ những điều kiện do Luật Giao thông đường bộ quy định như sau:

Đối với xe cơ giới:

– Xe ô tô phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường, cụ thể:

  • Có đầy đủ hệ thống hãm, chuyển hướng.

  • Có đủ đèn cốt, đèn pha, đèn báo hãm, đèn tín hiệu chuyển hướng, đèn soi biển số.

  • Gương chiếu hậu đầy đủ, giúp người lái xe quan sát được phía sau.

  • Các kính chắn gió, kính cửa đảm bảo an toàn.

  • Còi xe có âm lượng vừa đủ, không quá to hoặc quá nhỏ.

  • Có bộ phận giảm khói, giảm tiếng ồn theo đúng quy định về môi trường.

  • Lốp, bánh xe đúng kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.

  • Các bộ phận trên xe hoạt động ổn định, kết cấu bền vững.

​>> Xem thêm: Bắn tốc độ là gì và bị phạt bao nhiêu?

– Xe mô tô hai bánh, ba bánh; xe gắn máy khi đi trên đường phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Có đủ hệ thống phanh, chuyển hướng còn hiệu lực.

  • Có đủ đèn cốt và pha, đèn báo hãm, đèn tín hiệu và đèn soi biển số.

  • Âm thanh của còi không được quá to, quá nhỏ mà phải đúng quy chuẩn kỹ thuật.

  • Có đủ gương chiếu hậu để người lái có thể quan sát được phía sau.

  • Bánh, lốp xe có kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.

  • Bộ phận giảm khói, giảm tiếng ồn phải tuân thủ quy chuẩn của môi trường.

  • Tất cả những bộ phận trên xe có kết cấu đủ độ bền và hoạt động ổn định.

Lưu ý: Trước khi lái xe cơ giới, bạn phải đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký quyền sử dụng cũng như gắn biển số xe. Đồng thời đảm bảo loại xe cơ giới còn niên hạn sử dụng.

Đối với xe thô sơ:

Khi muốn lưu thông các loại xe thô sơ trên đường, bạn phải có đủ sức khỏe và kiến thức về Luật Giao thông đường bộ. Đồng thời, bạn nên có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh của đô thị.

Khi muốn lưu thông các loại xe thô sơ trên đường, bạn phải có đủ sức khỏe và kiến thức về Luật Giao thông đường bộ

Tốc độ lưu thông đối với các loại xe cơ giới:

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển các loại xe cơ giới nên tuân thủ đúng các quy định về tốc độ của thông tư số 13/2009 TT-BGTVT ngày 17/07/2009 như sau:

– Trường hợp lưu thông trong khu vực đông dân cư, tốc độ cho phép đối với các loại xe cơ giới là gì:

  • Ô tô có 30 chỗ ngồi, có tải có trọng tải nhỏ hơn 3500 kg: 50 km/h.

  • Xe ô tô, xe gắn máy, ô tô sơ mi rơ moóc, kéo rơ moóc, ô tô có trên 30 chỗ ngồi, có trọng tải lớn hơn 3500 kg trở lên, ô tô kéo xe khác: 40 km/h.

– Trường hợp lưu thông ngoài khu vực đông dân cư, tốc độ cho phép đối với các loại xe cơ giới là :

  • Ô tô có 30 chỗ, có trọng tải nhỏ hơn 3500 kg (ngoại trừ ô tô buýt): 80 km/h.

  • Ô tô tải có trọng tải lớn hơn 3500kg: 70 km/h.

  • Xe mô tô, ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc: 60 km/h.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, bạn nên điều khiển các loại xe cơ giới đúng với tốc độ quy định

Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu được những khái niệm về xe thô sơ, xe cơ giới là gì. Khi tham gia giao thông bằng những loại xe cơ giới, bạn nên đảm bảo đủ điều kiện về kỹ thuật và chất lượng của xe. Đặc biệt, bạn nên lái xe đúng tốc độ quy định để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.