Xu Hướng 1/2023 # Các Ngày Cúng Tổ Nghề Make Up Archives, Giỗ Tổ Ngành Sân Khấu &Amp; Trang Điểm # Top 9 View | Apim.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Các Ngày Cúng Tổ Nghề Make Up Archives, Giỗ Tổ Ngành Sân Khấu &Amp; Trang Điểm được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rate this post

Cúng tổ nghề cần chuẩn bị những lễ vật gì? Và cách cúng chuẩn dành cho bạn đọc để được tổ nghề phù hộ cũng như có những bước thăng tiến trong nghề nghiệp.

Đang xem: Cúng tổ nghề make up

Cúng tổ nghề là một trong những văn hóa truyền thống dân tộc của người Việt Nam thể hiện quan điểm uống nước nhớ nguồn. Tổ nghề hay người ta còn gọi là tổ sư là những người có công sáng lập, truyền bá và phát triển một ngành nghề nào đó. Phần lớn những ngành nghề có ngày giỗ tổ đều là những ngành nghề đã có thời gian sáng lập rất lâu từ trước đây. Việc chúng ta cúng tổ nghề không chỉ là một cách thể hiện sự tưởng nhớ đối với người tạo nghề ngày này. Mà nó còn là một trong những cách để tưởng nhớ những người đã có công lớn trong việc gìn giữ nghề nghiệp cho đời sau.

Tổ chức cúng tổ nghề cũng là một trong những cách nhằm vinh danh và tưởng nhớ những người đã có công xây dựng và phát triển nghề nghiệp cho thế hệ mai sau. Đồng thời đây cũng là một trong những cách để giúp cho những người theo nghề có thể được may mắn và gặt hái nhiều thành công trong nghề nghiệp.

Nội Dung

1 Những ngành nghề cúng giỗ tổ phổ biến.5 Hướng dẫn cách cúng tổ nghề

Những ngành nghề cúng giỗ tổ phổ biến.

Hiện nay có rất nhiều ngành nghề được tổ chức cúng tổ hàng năm. Tùy theo ngành nghề mà sẽ có một ngày tổ chức phù hợp nhất.

Cúng tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu mà chúng ta thường nghe nhắc đến đó là 3 vị tổ nghề hay còn gọi là tam vị Thánh Tổ. Ba vị này là tiên sư người đã khai sáng ra nghề sân khấu, tổ sư là người nối tiếp và lưu truyền nghề, thánh sư là người soạn tuồng.

Nghệ sĩ sân khấu được chia ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ chèo tuồng cho đến cải lương. Và mọi lĩnh vực sẽ có một tổ ngày khác nhau.

Cúng tổ nghề may

Người được tôn là tổ sư ngày mai đó là bà Nguyễn Thị Sen hay còn gọi là tứ phi hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng. Vào ngày cúng tổ nghề may thì tất cả các thợ may trên cả nước sẽ chuẩn bị mâm cúng để làm lễ.

Cúng tổ nghề make up, trang điểm, tóc.

Cúng tổ ngày make up, trang điểm hoặc làm tóc là một trong những câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm. Thông thường thì họ cuốn tổ nhằm ghi nhớ những công ơn của những người đã hình thành và phát triển cho nghề này.

Cúng tổ nghề xây dựng

Ngành xây dựng cũng là một trong những ngành mà nhiều người tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Thông thường thì những người thợ nề, thợ hồ hoặc những người theo nghề xây dựng sẽ tổ chức buổi lễ cúng tổ này.

Cúng giỗ tổ nghề vào ngày nào?

Mỗi ngành nghề sẽ lựa chọn một ngày để thực hiện nghi lễ cúng giỗ tổ.

Cúng giỗ tổ nghề sân khấu thường chọn ngày 12/8 âm lịch hàng năm để tổ chức.Cúng giỗ tổ nghề may là ngày 12 tháng 12 âm lịch.Cúng giỗ tổ nghề xây dựng sẽ được tổ chức vào ngày 20 tháng chạp hàng năm. Ngoài ra người ta cũng tổ chức lễ cúng vào ngày 13 tháng 6 âm lịch tại nơi làm việc.Cúng giỗ tổ nghề tóc thường được tổ chức vào ngày 20 tháng giêng.

Cúng tổ nghề cần những lễ vật gì?

Khi chúng ta tổ chức lễ cúng tổ nghề thì cần phải chuẩn bị lễ vật cần thiết. Lễ vật là một trong những phần không thể thiếu được để thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.

Tùy theo điều kiện của mỗi người mà chúng ta có thể chuẩn bị lễ vật sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên những lễ vật sau đây là không thể thiếu được khi chúng ta tổ chức lễ cúng.

Trái câyMột bình hoaNhang hoặc hương để thấpĐèn cầyGạo và muối3 chung trà3 chung rượuTrầu Cau3 chung nướcGiấy cúng tổXôiGà luộcHeo quayBánh chưng hoặc bánh tétChả lụa

Bài văn cúng tổ nghề cần những nội dung gì chuẩn tâm linh?

Cũng giống như các sự kiện quan trọng khác của người Việt Nam thì việc cúng tổ nghề cũng có một bài văn khấn. Bài văn khấn mà chúng ta sử dụng nhằm mục đích là thông báo cho những người tổ công đến để chứng giám lòng thành của những người theo nghề. Cũng như mong cầu họ có thể tiếp tục phù hộ để cho ngành nghề phát triển vượt trội.

Nội dung bài cúng văn khấn giỗ tổ nghề như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày….tháng….năm… AL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề……..thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nội dung văn khấn bài cúng tổ nghề, tổ nghiệp.

Hướng dẫn cách cúng tổ nghề

Để giúp cho bạn đọc có thể dễ dàng hơn trong việc tổ chức cách cúng tổ nghề . Bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách cúng đơn giản và chi tiết nhất.

Lựa chọn ngày và giờ để cúng tổ ngành nghề

Thông thường thì việc tổ chức lễ cúng tổ cho ngành nghề diễn ra vào ngày …..tháng…. âm lịch. Còn giờ để tổ chức lễ cúng tổ ngành xây dựng thì người ta sẽ tổ chức vào sáng sớm.

Lễ vật cúng tổ nghề cần những gì?

Để có thể tổ chức lễ cúng tổ cho ngành nghề thì chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Những lễ vật cần thiết mà chúng ta cần phải chuẩn bị trong mâm cúng tổ xây dựng là

Trái cây ngũ quảHoa cúngNhang rồng phụngĐèn cầyGạo hủMuối hủTrà pha sẵnRượu nếpNước chaiTrầu cauGiấy cúng Giỗ tổ ngành Xây dựngXôiGà luộcHeo quay conBánh baoBánh hỏiBánh chưng/bánh tétChả lụa

Cách cúng tổ nghề cần những bước gì?

Đến ngày và giờ tổ chức lễ cúng tổ nghề thì chúng ta sẽ bày biện lễ vật dâng cúng.Người đại diện cúng tổ nghề sẽ tiến hành thấp nhanh và đọc to bài văn khấn.Đợi đến khi nhang của chúng ta tàn sẽ đem vàng mã đi đốt.Khi buổi lễ kết thúc, chúng ta có thể cùng thợ thầy tổ chức ăn uống để nhận may mắn từ tổ nghề.

Cúng tổ nghề là một trong những sự kiện quan trọng. Do đó chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ lễ vật để thể hiện được lòng thành kính đối với người có công sáng lập nghề nghiệp. Chúng ta có thể tự tay chuẩn bị lễ vật cho việc cúng tổ nghề. Hoặc ta cũng có thể sử dụng dịch vụ mâm cúng tổ nghề trọn gói với giá cả vô cùng hợp lý.

Nếu như bạn đọc có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề thì chúng ta nên ưu tiên đơn vị có kinh nghiệm. Họ sẽ giúp cho chúng ta có thể chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho buổi lễ cúng tổ nghề diễn ra một cách trang nghiêm và đầy đủ. Đồng thời đảm bảo chất lượng cũng như giá cả của dịch vụ đặt mâm cúng là tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Đơn vị cung cấp mâm cúng tổ nghề, tổ nghiệp trọn gói

Đội ngũ nhân viên sẵn sàng tư vấn tận tình để giúp cho khách hàng chọn được mâm cúng tổ nghề. Thái độ phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm giúp cho quý khách hàng có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Với những thông tin chia sẻ về cách chuẩn bị lễ vật, hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ được “cúng tổ nghề cần những gì?”. Cũng như có thể lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề tốt nhất.

Nhiều nghệ sĩ thừa nhận không biết rõ nguồn gốc của ngày giỗ Tổ nghề. Nhưng mỗi năm, cứ dịp 12/8 Âm lịch, dù bận đến mấy, họ cũng sắp xếp công việc để dâng hương cúng Tổ.

Có mặt tại đền thờ Tâm linh Việt do Hoài Linh xây dựng vào dịp giỗ Tổ ngành sân khấu năm nay, Zing.vn đã đặt thắc mắc với một số người dân tham dự về ý nghĩa của ngày 12/8 Âm lịch. Phần lớn những người được hỏi thành thật rằng họ không thực sự hiểu nguồn gốc của ngày sân khấu, cũng không rõ vị thánh được thờ trong đền là ai.

Thực tế, không chỉ số đông người dân mà nhiều nghệ sĩ, kể cả nghệ sĩ gạo cội trong nghề cũng thẳng thắn cho biết họ không nắm rõ lịch sử của ngày giỗ Tổ. “Tôi cũng không tường tận được hết về các giai thoại, nguồn gốc của ngày 12/8. Các vị tiền bối đi trước truyền lại, chúng tôi làm theo, uống nước nhớ nguồn. Nhưng ngày giỗ Tổ rất linh thiêng với các nghệ sĩ”, Minh Nhí chia sẻ với Zing.vn.

Nhiều giai thoại khác nhau về ngày giỗ Tổ

PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, người có nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực sân khấu cho biết có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu.

“Có giai thoại chính và có cả các giai thoại bổ sung vẫn được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Nhưng dù giai thoại nào, có thể chưa thống nhất thì vẫn phải khẳng định đó là một ngày truyền thống, ý nghĩa của giới sân khấu”, bà Thái nhấn mạnh.

Một trong những giai thoại được nhiều người tin nhất là chuyện về một vị vua lên ngôi đã lâu nhưng mãi vẫn không có con. Vua tìm mọi cách cúng tế cầu mong trời Phật, mỗi lần làm lễ lại cho người đóng vai thần tiên múa hát. Lòng thành được chứng giám, hoàng hậu mang thai và hạ sinh hai cậu con trai.

Hai hoàng tử lớn lên ham mê ca hát đến nỗi quên ăn quên ngủ, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, vua cha vì vậy mà cấm con xem hát. Trong một lần vì quá mê xem hát nên hai hoàng tử quyết định chui vào bộng cây vông để trốn theo gánh hát nhưng không may xảy ra hỏa hoạn, hai hoàng tử chết cháy bên trong cây vông nam. Đó là ngày 12/8 Âm lịch.

Theo NSND Đinh Bằng Phi, người có nhiều năm nghiên cứu về hát bội, tuy đã về suối vàng nhưng hoàng tử vẫn hay hiện về để xem đào kép ca diễn. Do vậy, giới nghệ sĩ quyết định lập bàn thờ phụng kính là Tổ nghiệp. Từ đó người ta lấy gỗ vông khắc thành những tượng nhỏ như búp bê để làm tượng Tổ.

Nhưng như chúng tôi Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ, đó không phải giai thoại duy nhất. Bởi lẽ, còn nhiều giai thoại khác. Nhiều nghệ sĩ tin rằng Tổ của ngành sân khấu gồm ba vị là Tiên sư, Tổ sư và Thánh sư, gọi chung là Tam vị Thánh Tổ. Tiên sư là vị khai sáng ra nghề, Tổ sư là người tiếp nối, lưu truyền nghề và Thánh sư là vị soạn giả có tài văn chương.

Nhưng cũng lại có giai thoại khác cho rằng Tổ nghề sân khấu bao gồm ba ông: ông vua, ông ăn mày và ông ăn cướp. Đó là lý do thời xưa, có nghệ sĩ kỵ cho tiền người ăn mày, và cũng có người tin kẻ cướp sẽ không cướp của các đoàn hát.

Một nghệ sĩ chia sẻ: “Kể cả giai thoại đó là thật cũng không có ảnh hưởng gì. Nghề sân khấu xét cho cùng phải học từ nhiều ngành, nhiều nghề, phải quan sát, học hỏi, kể cả học hỏi từ ăn mày, ăn cướp. Nghệ sĩ là tôn trọng và biết ơn mọi người”.

Một trong những địa điểm hiếm hoi hiện nay mô tả giai thoại dân gian về Tổ nghiệp ngành sân khấu thông qua kiến trúc và cách bày trí tượng là đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh. Đền thờ Tâm linh Việt có kiến trúc hình chữ Đinh, gồm bái đường 5 gian và chính điện.

Trong chính điện, có tôn tượng của Tam vị Thánh Tổ. Bên dưới Tam vị Thánh Tổ có tôn tượng nhỏ đặt trong tủ kính được cho là tôn tượng của hai hoàng tử trong giai thoại về tổ nghiệp của ngành sân khấu.

Một trong những điểm nhấn ở đền thờ Tâm linh Việt là Hoài Linh còn thờ bách gia trăm họ, khán giả ân nhân với ý nghĩa khán giả, người dân chính là ân nhân, những người yêu thương và nuôi sống các nghệ sĩ.

Lễ giỗ Tổ xưa và nay thay đổi như thế nào?

Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam.

Từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ sân khấu được tổ chức hoành tráng trên khắp cả nước và đặc biệt sôi động ở chúng tôi Cách thức tổ chức cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại nhưng vẫn giữ được sự thiêng liêng của ngày Tổ và tinh thần của nghệ thuật.

Nhiều chuyên gia, học giả từng khẳng định ngày 12/8 vốn chỉ là ngày giỗ Tổ nghề của tuồng (hát bội), cải lương và một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác. Nhưng cùng với sự phát triển của ngành sân khấu, từ lâu kịch nói, vốn du nhập từ phương Tây cũng đã chọn ngày 12/8 Âm lịch là ngày tưởng nhớ Tổ nghiệp.

Hiện nay, giới âm nhạc (ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc), thậm chí cả MC, người mẫu,… cũng lấy ngày này để tôn vinh nghề. 12/8 Âm lịch trở thành ngày chung của giới sân khấu, tức của toàn thể những người hoạt động biểu diễn.

Ngày giỗ Tổ nghiệp, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành. Ở Hà Nội, giới sân khấu quy tụ về Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam…

Ở chúng tôi giới kịch nói quy tụ về các sân khấu như Sân khấu Hồng Vân, Sân khấu Trịnh Kim Chi, 5B Võ Văn Tần. Các nghệ sĩ cải lương gạo cội như Minh Vương, Thanh Tuấn, Kim Cương,… lại có chương trình riêng. Trong khi các nghệ sĩ tự do, ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu thường dâng hương, cúng tổ tại đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh.

Ở các sân khấu, ngày giỗ Tổ thường chỉ có phần dâng hương, làm lễ. Người đóng vai trò chủ tế thường là các nghệ sĩ tên tuổi hoặc trưởng đoàn, giám đốc như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi.

Riêng ở đền thờ của Hoài Linh, lễ giỗ Tổ được tổ chức nghiêm trang, cầu kỳ và hoành tráng, bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có rước kiệu và dâng hương, NSƯT Thoại Mỹ làm chủ tế. Phần hội, tức hát cúng tổ được tổ chức sau dâng hương với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ. Trước đó, vào ngày 11/8 Âm lịch, Hoài Linh có lễ dâng hương.

Trong khi nhiều sân khấu kịch nói kết thúc sau phần lễ, đền thờ của Hoài Linh có lẽ là nơi hiếm hoi vẫn còn giữ được lệ hát cúng tổ. Theo truyền thống đây là thời điểm để các nghệ sĩ hát hầu, tri ân khán giả, đồng thời cũng là cơ hội để các đào kép chưa nổi tiếng thể hiện sự tiến bộ.

Trong ngày 12/8 Âm lịch vừa qua, nhiều nghệ sĩ trẻ, còn chưa quen mặt với số đông đã đến với đền thờ do Hoài Linh xây dựng. Họ không ngại khoe khả năng, giọng hát và nhận được sự tán thưởng từ người thưởng thức. Hoài Linh ra song ca với con nuôi, sau khi khán giả đề nghị hát thêm, anh chia sẻ thật lòng: “Xin dành thời gian cho các nghệ sĩ khác vì còn nhiều nghệ sĩ đang chờ”.

Nói về sự thay đổi cũng không thể không nhắc đến trang phục. NSND Kim Cương, người được mệnh danh là “kỳ nữ” của làng cải lương, chia sẻ ngày xưa trong lễ giỗ Tổ, chủ tế thường mặc áo dài đỏ uy nghiêm, các đào kép trong đoàn cũng mặc áo dài, nam một hàng, nữ một hàng.

Ngày nay, các nghệ sĩ thoải mái hơn trong ăn mặc. Nhiều nghệ sĩ diện trang phục giản dị, đời thường khi đến dâng hương. Không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng cũng không diện trang phục truyền thống, nghiêm trang để đi lễ. Tại đền thờ Tâm linh Việt ngày chính lễ, nhiều nghệ sĩ đến dâng hương với áo phông. Trừ Hoài Linh và dàn quan viên giai tế, Thanh Hằng là nghệ sĩ hiếm hoi mặc áo dài truyền thống.

Đại diện của một ca sĩ đến dâng hương tại đền thờ của Hoài Linh cho biết: “Tôi nghĩ mặc sao cho lịch sự là được. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành”.

“Ngày giỗ Tổ vừa linh thiêng vừa là dịp sum vầy”

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng việc lễ giỗ Tổ ngành sân khấu ngày càng được giới nghệ sĩ coi trọng là một “tín hiệu mừng”, thể hiện sự trân trọng, say mê với nghề nghiệp của mình.

“Trong bối cảnh khó khăn của sân khấu truyền thống và kịch nói, ngày giỗ Tổ càng trở nên quan trọng về mặt tinh thần”, nhà phê bình nêu quan điểm.

Bày tỏ với chúng tôi , nghệ sĩ Minh Nhí cảm thấy việc cúng Tổ nghề đem lại niềm tin và may mắn mỗi khi bước ra sân khấu, nhận vai diễn mới. Nam danh hài tiết lộ anh đã lập bàn thờ Tổ nghề ở nhà từ năm 25 tuổi.

“Lúc đó, nhiều người khuyên tôi không được làm điều đó vì còn quá trẻ. Tôi có niềm tin lớn vào Tổ nghề. Nhờ niềm tin ấy, sự cố gắng nên tôi sớm được khán giả yêu mến”, Minh Nhí kể.

Trong khi đó, nữ diễn viên hài Thúy Nga chia sẻ: “Trước bàn thờ Tổ, người nổi tiếng hay chưa nổi tiếng đều cùng một tâm nguyện xin được Tổ yêu thương cho theo đuổi nghề”.

Nghệ sĩ Tấn Beo nhấn mạnh ngày giỗ Tổ không chỉ linh thiêng mà còn là dịp thắt chặt tình cảm nghệ sĩ. “Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng, hỏi thăm, chia sẻ với nhau công việc, cuộc sống. Tôi mừng khi thế hệ đàn em ngày càng thành công, năng động và hết mình với nghề”, nam diễn viên cho hay.

Nhiều nghệ sĩ có mặt tại nhà thờ của Hoài Linh trong ngày giỗ Tổ nghề Hồ Ngọc Hà, Tú Vi, Văn Anh, Ngô Kiến Huy và nhiều nghệ sĩ khác đến dâng hương ngày giỗ Tổ tại nhà thờ của danh hài Hoài Linh.

Bài văn cúng tổ nghề sân khấu

Nghi thức cúng Tổ nghề là nghi thức truyền thống lâu đời được tổ chức rất trang nghiêm hàng năm. Cúng tổ nghề sân khấu được các nghệ sĩ Việt Nam thực hiện hàng năm vào tháng 8 âm lịch. Mời các bạn tham khảo văn cúng tổ nghề sân khấu sau đây.

Văn khấn tổ nghề sân khấu

1. Ngày giỗ tổ nghề sân khấu

Ngày giỗ tổ nghề sân khấu hay còn gọi là ngày giỗ tổ nghề nghệ sĩ là ngày giỗ chung của những người có công xây dựng, phát triển trong lĩnh vực ngành nghề sân khấu.

Theo truyền thống xưa thì ngày 12/8 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ tổ nghề sân khấu,. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam chính thức lựa chọn là ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam từ năm 2011.

2. Tổ nghề sân khấu là ai?

Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ. Vậy hoặc tổ nghiệp, tổ nghề sân khấu là ai hay tam vị thánh tổ là ai?

Theo truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm có:

Tiên Sư: khai sáng ra nghề sân khấu

Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề

Thánh Sư: soạn tuồng

Còn nếu tìm hiểu tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được xem là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều ngành nghề nhỏ từ cải lương, chèo, tuồng… Ví dụ:

Bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam: Phạm Thị Trân và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu

Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn

Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)

Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long

Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh

Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự

Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương

Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt

Vì vậy tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.

3. Ý nghĩa và nguồn gốc ra đời của ngày giỗ tổ ngành sân khấu

Hầu hết các nghệ sĩ đều hướng về ngày giỗ tổ. Dù bận rộn cách mấy, họ vẫn dành thời gian để sắm sửa lễ vật trang trọng đến dâng hương trước bàn thờ tổ. Bởi họ tin rằng nếu không kính tổ nghiệp thì sẽ làm ăn không ra, hoặc sẽ gặp những điều không may mắn, lận đận trong nghề. Vô tình những điều tâm linh này lại trùng khớp với những trường hợp đời thực.

Hàng năm vào dịp tháng 8 âm lịch, các nghệ sĩ từ Nam ra Bắc lại rộn ràng chuẩn bị lễ giỗ Tổ nghề sân khấu. Có thể nói rằng ngày giỗ Tổ nghề sân khấu giống như ngày Tết của các nghệ sĩ vì được gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau.

4. Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu

Tục xưa thì vào ngày 12/8 âm lịch các gánh hát rong sẽ tìm nơi tạm nghỉ và lập thỉnh bàn thờ tổ nghiệp Sân khấu ra giữa sân khấu và tiến hành làm lễ giỗ tổ nghề với việc chuẩn bị bày mâm cúng giỗ tổ sân khấu và đọc bài cúng giỗ tổ sân khấu. Sau khi hành lễ xong thì chia lộc cho cả đoàn và vấn còn lưu giữ đến ngày nay.

5. Cúng tổ nghề mang lễ vật gì?

Khi tham gia trong dịp giỗ tổ nghề sân khấu thường sẽ thấy các mâm lễ vật ngôi sao hay cúng heo quay, ngoài ra còn cúng gà, xôi. Trái cây có quýt, mãng cầu, thanh long, nhãn hồng. Nhiều người kị không cúng táo, bom, cam lê, bánh kem, bánh trung thu, hoa lay ơn đỏ hoặc trắng.

6. Bài văn khấn cúng tổ nghề sân khấu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề sân khấu

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xem thêm:

Ngày 4/1/2011, Chính phủ quyết định lấy ngày 12/8 ( âm lịch) hằng năm là Ngày Sân Khấu Việt Nam. Mỗi năm đến ngày này các nghệ sỉ trên khắp cả nước đều có lể cúng để tôn vinh và tưởng nhớ đến tổ nghiệp.

Giổ tổ là một truyền thống có lâu đời và tốt đẹp của người dân việt nam, nhằm thể hiện sự tôn kích đối với một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập hoặc truyền bá một nghề nào đó. Sân khấu cũng không ngoại lệ,theo dân gian ngành này có nhiều tổ nghiệp như nghệ sỉ Phạm Thị Trân , Liêu Thủ Tâm, Cao Văn Lầu…

Hằng năm, cứ đến giữa tháng 8 âm lịch, sân khấu các nơi lại rộn ràng cúng tổ. Trong ngày này, nghệ sĩ thường gác lại mọi công việc, chia thành từng đoàn, đi hết sân khấu này đến sân khấu khác, rạp này đến rạp khác để thắp hương, dâng lễ. Tuy nhiên, khi được hỏi tổ nghiệp là ai thì mỗi người lại kể một cách khác nhau…

Trước khi có quy định chính thức về ngày giổ tổ ngành sân khấu. Thông thường giới nghê sỉ thường lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày giổ tổ. Do mỗi đoàn đều sẻ có một bàn thờ tổ riêng , cứ đến ngày này các nghệ sỉ sẻ làm các mâm cúng, thắp hương , Người nghệ sĩ đến hát các bài hát, điệu múa, diễn các đoạn sân khấu trước bàn thờ Tổ để báo cáo với Tổ nghiệp, tôn vinh nghề mà Tổ ban cho.

HÌNH ẢNH MÂM CÚNG TỔ NGÀNH SÂN KHẤU TẠI TP HCM

MÂM CÚNG TỔ NGÀNH SÂN KHẤU TP HCM

Hiện nay, trước ngày giỗ Tổ khoảng 2-3 ngày, những vùng có ban sân khấu, câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật sân khấu bao giờ cũng tổ chức chương trình hướng về ngày giỗ Tổ. Mặc dù các đoàn vẫn có bần thờ tổ riêng và tùy theo từng địa phương. Nhưng có 2 địa điểm nhà thờ Tổ được nhiều người biết tới là nhà thờ tổ của Hoài Linh và nhà thờ của nghệ sĩ Vượng Râu … Được biết 2 nơi này được rất nhiều nghệ sỉ tìm đến và dâng lể cúng trong lể cúng tổ nghiệp ngành sân khấu

Lể vật thông thường được dân lên là trái cây, hoa quả, và một món không thể thiếu là heo quay. Do là một lể quan trọng nên các nghệ sỉ rất chú ý vào mâm lể sao cho đầy đủ ý nghỉa. Cơ sở Hữu Chiến hân hạnh là nơi cung cấp heo quay uy tín, chất lượng cho các dịp lể củng nói chung và lể cúng tổ ngành sân khấu nói riêng. Các mâm cúng lể vật của chúng tôi đều được chuẩn bị kỷ càng, đầy ý nghĩa đảm bảo sẻ khiến cho khách hàng hài lòng

LIÊN HỆ MÂM CÚNG TỔ NGÀNH SÂN KHẤU TẠI TP HCM

Địa chỉ cửa hàng : 444 Mã Lò, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, chúng tôi

Cơ sở chế biến: 160/37 Đường số 11, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, chúng tôi

Email: [email protected]

Hotline: 0937 710 488 (Anh Chiến)

Website: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Ngày Cúng Tổ Nghề Make Up Archives, Giỗ Tổ Ngành Sân Khấu &Amp; Trang Điểm trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!