Xu Hướng 1/2023 # Cầu Siêu Cho Thai Nhi: Sắm Lễ, Văn Khấn Tại Nhà # Top 10 View | Apim.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Cầu Siêu Cho Thai Nhi: Sắm Lễ, Văn Khấn Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cầu Siêu là gì?

Cầu siêu là người sống dùng sự thành tâm, sự sám hối, dùng công đức hồi hướng cho người đã mất, để cho những vong hồn sớm được siêu thoát.

Lễ cầu siêu cho con trẻ, thai nhi là dịp mọi người cùng thấm ngộ, lan tỏa một niềm tin tâm linh lớn lao. Hơn thế nữa, lễ cầu siêu còn là hồi chuông đánh thức giới trẻ, giúp những người sắp làm cha mẹ sống lành mạnh, hiểu và giữ mình để không mắc những sai lầm.

Vì sao chúng ta nên cầu siêu cho thai nhi?

Các bạn biết đó, một linh hồn chân linh vào luân hồi để đầu thai thành người cần bao nhiêu thời gian và năng lượng, công đức lực và nguyện lực cùng biết bao đợi chờ để mà về thế giới hữu hình, để đầu thai thành nhân hình, thành con người.

Vậy khi một người mẹ chối bỏ một thai nhi nghĩa là chỉ trong một vài giây phút, họ đã phá đi sự cố gắng, tu tập một cách chân thành để vượt tạo hóa luân hồi của đứa trẻ đó.

Chính vì vậy, vong thai nhi khi bị phá bỏ thường chuyển từ duyên lành kết nối nhận sự yêu thương của tình nghĩa thiêng liêng mẫu tử sang sân hận nghiệp kết oán hờn nên rất khó buông bỏ.

Các bạn biết khi một người mẹ phá thai, tức là đã gần như đoạn đi một cuộc sống mới theo lẽ tự nhiên của tạo hóa. Tuy không thể so sánh như kẻ phạm tội giết người, nhưng cũng không kém tội sát nhân là bao. Người bố người mẹ đó mang nghiệp lực rất nặng.

Nghiệp lực này sẽ không thể tự nhiên mất đi mà cứ ràng buộc nhau mãi, riêng về nạo thai do linh hồn chân linh đó đã qua cửa luân hồi cho nên oán nghiệp sẽ xẩy ra luôn không phải là kiếp sau mới sinh nghiệp mà ngay tại kiếp này sự giận giữ oán hận sự trách móc đã xẩy ra ngay tại trên dương thế. Các vong thai nhi theo đúng luật nhân quả có quyền đòi nợ những ông bố bà mẹ đã cố tình tước đoạt mạng sống của chúng, rời bỏ quyền và nghĩa vụ thiêng liêng mà tạo hóa an bài.

Cũng có những chân linh bé bỏng đó trong thần hồn đầy thiện tính có thể buông bỏ và nhờ công đức lực của kiếp trước dẫn đi đầu thai lại ngay nhưng cũng có chân linh năng lượng khi qua luân hồi không còn nhiều lại không có được công đức lực làm ra từ tiền kiếp, khi đó chân linh bé bỏng đó đi theo báo nghiệp oán hận tuy rằng bởi năng lượng chân linh có hạn không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cuộc sống người bố người mẹ gặp muôn vàn trắc trở.

Các bạn nên biết rằng, dù bé bỏng ngây thơ và vô minh nhưng các con có đi đâu, làm gì thì các chân linh bé bỏng đó theo sợi dây duyên nghiệp liên kết. Bé thường hay đi theo người mẹ và người cha đã kết duyên nghiệp.

Trong đường nhân sinh nhân đạo của con người, khi chúng nhìn nhận được vấn đề và biết rằng mình là kẻ bị bỏ đi, rồi khi có điều kiện quan sát các em bé được sinh ra được chiều chuộng chăm sóc vậy lòng sân hận càng cao thậm chí còn sinh ghen tỵ với anh chị em đã được sinh ra. Khi thấy những em bé với hình hài con người hữu hình được chăm sóc, yêu chiều, cũng có khi chúng ngồi cạnh nhìn các bé sống chơi đùa đấy nhưng cảm nghĩ lúc đó thế nào Tamlinh.org không cần nói các bạn cũng hiểu.

Với những người mẹ, người cha bị vong thai nhi oán giận như thế cũng rất dễ dàng giao lưu với vong con mình trong một số hoàn cảnh và điều kiện quy định. Mặc dù khi chết như trong trạng thái nạo, hút, phá thai bằng những biện pháp cực đoan, nhưng vong khi chưa đi đầu thai lại vẫn phát triển tư duy theo năm tháng, tuy rằng có chậm hơn các em bé được sinh ra.

Cũng cảnh cáo các bạn biết rằng: có những chân linh vong thai nhi bé bỏng đó không những theo cha mẹ kiếp này mà còn theo cho đến những kiếp khác nữa.

Tác dụng của việc cầu siêu cho thai nhi?

– Với những thai nhi bị sảy, em bé có thể rong chơi quanh quẩn bên bố mẹ để tìm cách đầu thai tiếp về nhà đó. Những em bé này trên người hay có những nốt bớt để “đánh dấu”.

– Cũng có bé không đầu thai được, chỉ quanh quần bên mẹ của bé suốt nhiều năm. Việc cầu siêu giúp các bé dễ siêu thoát hơn.

– Các bé do cha mẹ cố tình phá bỏ khó siêu thoát hơn những bé bị sẩy. Cha mẹ phải thành tâm sám hối nhiều lần em bé mới siêu thoát.

– Những người đã phá thai và những người bị sảy thai, hay vì lý do nào khác bác sỹ chỉ định buộc phải bỏ, cũng nên cầu siêu cho thai nhi siêu thoát. Việc này có ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn.

Người phá thai phải nhớ rằng, mình đã tạo nghiệp sát lớn bên cạnh cái nghiệp duyên chưa thanh toán giữa mình và đứa nhỏ chưa ra đời đó. Hai nghiệp chồng lên nhau sẽ rất là nặng nề, tạo nên vô số tình huống, nhiều bi kịch cho cả vong nhi lẫn bố mẹ nhất là khi có nhân tác động được nghiệp duyên chắp nối lúc này đối diện nhau mới sinh ra thêm loạn.

Những cha mẹ bị mất con, hoặc đoạn đành phải bỏ đi mầm sống có thể tới cửa chùa cầu siêu ăn năn, sám hối với mong muốn xóa bớt ám ảnh, day dứt cho những thai nhi vì những lý do tế nhị mà không thể ra đời. Chư Tăng, Ni sẽ tụng kinh cầu nguyện để các hài nhi không đủ duyên lành được siêu thoát… Việc cha mẹ sám hối, cầu mong sự tha thứ vì trót lỡ lầm mà làm điều có lỗi với thai nhi chuyên trở một niềm tin lớn lao giúp thai nhi được đi đầu thai nơi khác.

Trong đàn cầu siêu thai nhi, nhờ nguyện lực cứu độ của chư Phật, tâm thành của mỗi người với ngọn nến kết lại sẽ thành đuốc lửa thiêng, tạo ra năng lượng từ bi sáng soi đường về cõi Tịnh độ cho các hài nhi, con trẻ.

Ngoài chùa và nơi những thầy pháp chân chính thì tại gia cũng là nơi rất tốt, hợp lý để thực hiện việc cầu siêu cho con trẻ. Có làm cũng quan trọng nhất là sự đồng thuận của cả hai vợ chồng. Lễ cầu siêu vì thế hoàn toàn có thể sắm thông thường như sắm lễ Phật, con trẻ trong sáng nên trẻ chỉ cần tình yêu của cha mẹ mà họ chọn tái sinh.

Cầu siêu cho thai nhi nên làm tại nhà hay tại chùa?

Khi đã gây nghiệp thì phải gánh chịu trong nhân quả. Khi người mẹ và người bố phá thai là đã tạo tội, đã thiếu nợ với vong linh thai nhi ấy. Để giải quyết món nợ duyên nghiệp giữa thai nhi và người mẹ, không phải chỉ đơn giản là cầu siêu, hay gia trì năng lượng tín lực hương khói cho chân linh bé bỏng mà các bố mẹ đã trót làm ác như vậy cần phải tự làm ra công đức lực chân chính, hồi hướng bù đắp cho các chân linh bé bỏng để chúng đủ công đức lực tìm được nơi đầu thai mới.

Còn muốn buông bỏ được nghiệp đã kết với vong thai nhi còn cần có nguyện lực chân thành và sự sám hối nhân tính để bù đắp tình yêu thương của người mẹ như thương yêu người sống. Đặc biệt trong vô hình khi chưa xác định được giới tính khi mẹ nghĩ con là vong bị nạo đó là bé trai thì con sẽ là bé trai, khi mẹ tin vong con là bé gái thì con là vong bé gái, đó là sự liên kết vô hình, tâm linh giữa mẹ và vong bé nhỏ.

Tuy nhiên không phải ai cũng ngộ xong ngay như thế, vậy ta có thể làm lễ, mâm lễ tùy theo điều kiện, xin phép tổ tiên ông bà cho phép làm lễ cầu siêu tại nhà. Sau đó chọn ngày tiến hành, ngày rằm, mùng 1 cũng rất tốt, tháng 7 âm lịch càng tốt vì đó là ngày, tháng có nhiều rung chấn tình yêu do mọi nhà cùng hướng tâm thờ kính.

Khi các chùa có tổ chức lễ cầu siêu cho thai nhi, con trẻ, các bậc làm cha mẹ đã phạm phải lỗi lầm mà gây nên oán hận giữa mình và thai nhi, con trẻ nên sắm sửa tấm lễ giản đơn, không quá cầu kỳ, cốt nhất là tâm thành rồi dâng lên để cầu siêu độ cho vong linh con trẻ.

Những điều cần biết khi cầu siêu thai nhi.

Không phải sự yêu thương là phải lập bàn thờ hay mang lên thờ cúng các chân linh bé bỏng đó, người là bố mẹ không được thờ cúng thai nhi. Vì thờ cúng thai nhi là ngược luật hiếu đạo của loài người. Càng thờ cúng gia trì tín lực tốt xấu chúng càng có năng lượng bám trụ lại sinh những bất cập thậm chí tín nguyện lực nhận được tăng nhưng nhận thức tri thức của vong thai nhi còn non yếu, dễ bị tà ác dụ dỗ lôi kéo lợi dụng, nhân đó tà tính không chịu đi đầu thai.

Lúc này chỉ có sự yêu thương xuất phát từ tâm hồn sự hối hận chân thực. Sự gia trì công đức lực bằng các hành động và việc làm thiện đức chân thực trên đời để hồi hướng cho các vong linh thai nhi bị phá bỏ đã được đặt tên mới giúp được chân linh thai nhi bé bỏng đó dần dần hết oán hận và tìm được nơi đầu thai mới.

Thông thường, đã qua cửa luân hồi các chân linh đều đã được xóa bỏ ký ức kiếp trước nên chúng rất ngây thơ và tâm thức linh hồn trong trắng chưa nhiễm bụi trần gian. Dù rằng bị bỏ rơi không còn làm kiếp người nhưng chúng vẫn cần cần tình yêu thương nồng ấm, sự quan tâm của người sống là bố mẹ không thành của chúng và gia tiên của dòng họ cõi vô hình.

Việc quan trọng khi đã gây ra các bạn phải dành thời gian trung thực với bản thân suy ngẫm, ngẫm ngộ về nhân quả ấy. Ngộ thấu đáo các sai lầm do cái tôi cái tính cái dục cái ham muốn của mình gây nên, không đổ lỗi cho khách quan. Chỉ cần làm tốt việc này, tự tâm thành sám hối không mắc phải nữa, nghiệp nội kết cũng hóa giải ít nhiều, nếu công đức lực đủ lớn nghiệp được hóa đi ngay lập tức. Lúc này thậm chí chỉ cần làm lễ cảm tạ trời đất tạo hóa gia tiên Thần Thánh trợ giúp là đã giúp được vong thai nhi đủ năng lượng đi đầu thai.

Cách để vong linh thai nhi nhanh được đầu thai, không còn oán hận

Nay Tamlinh.org nói cho các bạn mấy biện pháp cần thiết để cho các chân linh bé nhỏ bớt phải đi đường vòng mà có thể đầu thai chuyển sinh vào nơi mới.

Đối với những kẻ bần cùng bất đắc dĩ mà chuẩn bị phải đi nạo bỏ thai nhi cố gắng cả hai nam nữ thắp hương tại nhà thờ tổ hay ban thờ gia tiên nội ngoại xin thỉnh tổ tiên về, thành thật kể ra những khó khăn mà mình phải rũ bỏ quyền làm mẹ làm cha hay quyền trào đời của thai nhi như bệnh tật dị trạng hoàn cảnh của mình của thai nhi….. lấy đồng âm dương ra xin đài nếu gia tiên chấp nhận thì hãy bỏ, còn không thì nên giữ lại, không được phép nạo phá.

Nếu gia tiên đã chấp nhận thì hãy thành tâm mong gia tiên đón về gửi gắm gia tiên chăm sóc giáo hóa trong cõi vô hình. Bên cạnh đó, nên ra đình làng hay ngôi đền Thần đạo ta hay ra nhà Mẫu trong chùa gần nhất cậy sở Chư Thánh Đình Thần tiếp nhận chân linh bé bỏng đó giáo hóa sắp xếp cho chúng để có đủ điều kiện đầu thai lại, nhớ phải phát nguyện và phải làm những việc sinh công đức lực thật sự để hồi hướng cho chúng.

Còn những ai đã nạo phá thai rồi cũng làm cơm tại gia thỉnh gia tiên xin trình với gia tiên về trường hợp của mình tại sao lại nạo bỏ thai mong gia tiên giúp đỡ giáo hóa trong lúc này có thể xin phép gia tiên có thể đặt tên cho vong nhi đó.

Cũng có thể tự phát nguyện sau này sinh đẻ nữa đón chúng về hoặc không sinh đẻ nữa thì cũng phát nguyện làm đủ điều thiện đức cho cộng đồng cho xã hội để tích góp công đức lực gia trì hồi hướng cho chúng quay lại đầu thai cửa khác.

Để cầu cho các chân linh bé bỏng bớt sân hận và bớt oán khổ thì cha mẹ hãy nguyện làm một điều tốt đẹp, có phúc đức đầy công đức lực rồi hồi hướng cho con.

Thay vì cứ ngồi mà nói cha mẹ đã ăn năn thì hãy làm một việc gì đó có nghĩa thì ích lợi hơn nhiều.

Đồ Sắm lễ Cho Thai Nhi.

Sắm lễ cho thai nhi

* Hoa Hồng thơm

* Bánh Trứng

* Kẹo chíp chíp/kẹo mút.

* Sữa trắng không đường.

* Bimbim/Bỏng Ngô.

* Quần Áo cho thai nhi (Mỗi thai nhi 2 bộ quần áo mã (vì không biết giới tính nên 1 thai 2 bộ mã cả trai và gái).

Một số việc không nên làm trong lễ cầu siêu thai nhi?

* Không đốt quá nhiều giấy tiền vàng mã.

* Không nên cúng đồ mặn, không sát sinh để cúng.

* Không than khóc với vong linh vì như thế được cho là làm cho vong linh sanh tâm luyến ái, không muốn bỏ đi nên không được siêu thoát.

Xem ngay: Bài cúng, văn khấn cầu siêu cho các vong nhi

Đặc biệt, cha mẹ đọc tụng Kinh Địa Tạng để hồi hướng cho thai nhi và con trẻ với tấm lòng mong muốn con sẽ được siêu thoát. Và không đâu xa, không khó để tìm cho mình một bản văn khấn phù hợp và hiệu nghiệm, đó chính là bài kinh, bài kệ do chính mình soạn viết từ trong thâm tâm.

Lễ cầu siêu cho con trẻ, thai nhi là dịp mọi người cùng thấm ngộ, lan tỏa một niềm tin tâm linh lớn lao. Hơn thế nữa, lễ cầu siêu còn là hồi chuông đánh thức giới trẻ, giúp những người sắp làm cha mẹ sống lành mạnh, hiểu và giữ mình để không mắc những sai lầm.

Đồng Thầy Tự Tuệ Trần

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc vui lòng ghi rõ nguồn & dẫn link từ web

Cầu siêu cho Thai nhi tại Chùa dễ mà khó, dễ là bởi ở Chùa có lực gia bị của Tam Bảo. Còn khó là vì thời mạt pháp, tìm được nơi có bậc Chân tu làm lễ không đơn giản chút nào. Mà “Tâm không từ bi, không thanh tịnh, không thể độ được các bé!” . Người làm lễ chỉ cần khởi tâm danh lợi, pháp hội có hoành tráng đến đâu, cũng chẳng có tác dụng gì.

Tản mạn về cầu siêu cho Thai nhi tại Chùa

Tôi đã nhiều lần theo Thầy đi cầu siêu cho thai nhi, ngay tại “Thủ phủ” tập kết của Thai nhi: Bãi rác Nam Sơn – Hà Nội. Mỗi lần Thầy khởi tâm về chùa Quảng Lạc là các bé khởi tâm mong ngóng. Lực tạo ra từ quá nhiều bé chiêu cảm, khiến Thấy gần như không ngủ nhiều hôm. Cứ về đến gần Chùa là Thầy khóc, khóc như đứa trẻ vì quá thương các con! Một đôi lần về đến cổng Chùa, thầy kéo tay tôi: ” Các đệ tử ùa ra đón Thầy đông quá!”. Tôi sởn hết da gà, nghe tâm mình buồn thương lẫn lộn.

Cầu siêu cho Thai nhi tại chùa Quảng Lạc

Thường lễ cầu siêu cho Thai nhi tại Chùa luôn được Thầy tổ chức đơn giản, tiết kiệm. Lễ lạt đơn sơ, nhưng trang nghiêm, thanh tịnh. Tôi để ý có nhiều bà, nhiều cô, lặng lẽ gạt nước mắt khi Thầy làm lễ: Tâm sám hối chân thực là đây, nào ở đâu xa mà phải kiếm tìm.

Lúc giao hòa giữa hai thế giới, mới thấy cuộc đời ngắn ngủi và giả tạm biết bao. Chúng sanh nay đây mai đó, luân hồi trong sáu nẻo. Kiếp này tôi giết anh, kiếp sau đền mạng…Oán oán, ân ân, chằng chịt níu nhau trong vòng nhân quả, chẳng có ngày thoát ra…

Thầy cầu siêu cho Thai nhi tại Chùa này khá nhiều lần, nhưng chẳng bao giờ kết thúc được. Hết lớp này đến lớp khác, thai nhi bị phá khắp Hà Nội, dồn cả về nơi bãi rác Nam Sơn. Chao ôi, chẳng được làm người, bị giết hại thê thảm rồi vùi thân nơi núi rác Nam Sơn! Con người, từ bao giờ đã trở nên ác độc đến thế này! Nhiều lúc tôi tự hỏi: Thầy già rồi, mai mốt Quy Tây, biết làm sao cho các con được siêu thoát?

Cầu siêu cho Thai nhi tại Chùa cần những gì

Vong linh nói chung đều có Tha Tâm Thông, dùng tâm danh lợi, giả tạo, họ biết liền. Tâm không chánh, người còn chẳng tin nữa là ma. Chỉ có tâm từ bi của một vị Thầy có ” Đạo Hạnh” mới chiêu cảm được vong linh. Mới cảm ứng đạo giao được với Tam Bảo. Nương nơi sức từ bi này, hận thù được gỡ bỏ, vong linh mới được giải thoát.

Vậy nên, nếu bạn đã phát tâm sám hối tội phá thai. Cần tìm Ngôi chùa nào có bậc tu hành chân chính mà nhờ cậy. Hoặc tham gia vào Pháp hội cầu siêu nào đó, nơi bạn biết chắc có bậc Chân Tu làm lễ độ sinh.

Tham gia cầu siêu thai nhi tại Chùa mà ban tổ chức chỉ yêu cầu: Bạn tự bỏ chi phí đi lại, ăn uống. Hoặc góp tiền mua vật phóng sanh. Hoặc tự sắm chút hoa quả dâng cúng Tam Bảo, thì được. Còn nếu đơn vị tổ chức yêu cầu đóng góp tiền, để trả công mời Thầy làm lễ. Hoặc yêu cầu bạn phải sắm lễ này, vật kia, tốn kém….thì tốt nhất chẳng nên tham gia. Bậc Chân Tu độ sanh chẳng bao giờ giữ tiền, đừng nói tới chuyện công với xá.

Những điều quan trọng cần nhớ

Cầu siêu cho thai nhi tại Chùa, có những điều vô cùng quan trọng, bạn nhất định phải nhớ:

Phải phát tâm chân thực sám hối với thai nhi, điều này quan trọng nhất. Nếu bạn không sám hối chân thực, cầu siêu chỉ vô ích mà thôi!

Trước ngày tham gia pháp hội, bạn phải ăn chay ít ngày.

Trước khi đến Chùa nên thắp hương ở nhà, báo cáo với Gia Tiên hoặc Thần Linh việc mình tham gia Pháp hội.

Suốt thời gian pháp hội diễn ra, cần phải chí tâm hành lễ theo Thầy, đừng khởi suy nghĩ bậy bạ, xấu ác.

Việc viết sớ là không cần thiết, đặt tên cho vong linh hoặc bài vị lại càng không nên. Chỉ cần luôn chí tâm ăn năn sám hối là được.

Sám hối có công năng vô cùng mạnh mẽ. Phật pháp hết sức coi trọng năng lực này, chứ chẳng phải tầm thường đâu. Sức sám hối nơi tâm bạn phát ra, cảm ứng với lực gia trì của Tam Bảo, chắc chắn vong linh Thai nhi được siêu thoát.

Tuệ Tâm 2019.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Có thể nói, Khi mang thai được là niềm hạnh phúc rất lớn của các cặp vợ chồng. Nhưng vì một số lý do nào đó mà họ bắt buộc phải bỏ thai nhi ( VD: Trong quá trình mang thai bị cúm, sởi .v.v.v.) Việc náo pha thai là một hành động hết sức tội lỗi. Bởi chúng ta đã phá hoại, hủy hoại một sinh linh. Khi thai nhi chết đi thường trở thành những oan hồn, mang trong lòng oán hận vì cha mẹ không cho con chào đời, tạo ra nhiều nghịch cảnh.

Với những người mẹ, người cha bị vong thai nhi oán giận như thế cũng rất dễ dàng giao lưu với vong con mình trong một số hoàn cảnh và điều kiện quy định. Mặc dù khi chết như trong trạng thái nạo, hút, phá thai bằng những biện pháp cực đoan, nhưng vong vẫn phát triển tư duy theo năm tháng. Ví dụ sau 40 năm (thời gian cõi trần) thì hài nhi đỏ giống như đứa trẻ đã 4 tuổi (thời gian cõi âm). Những vong hài nhi đỏ nếu không được cha mẹ quan tâm (cúng lễ) thì rất oán giận và hay làm tổn thương cha mẹ bằng các chứng bệnh tật, ốm đau.

Việc cúng vong hồn thai nhi, giúp thai nhi siêu thoát là một điều hết sức quan trọng. Dù vô tình hay cố ý đã phạm lầm lỡ, mọi người hãy tìm cách hóa giải nghiệp chướng đó cho lòng thanh thản. Cho những vong nhi được ngậm cười, yên lòng đi đầu thai nơi cửa khác. Rất nhiều người đã làm lễ cầu siêu để tạ lỗi với con và mong linh hồn con siêu thoát.

1. Đặt tên cho thai nhi

Đức Dalai Latma đã khẳng định: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai”. Chính vì thế, bào thai dù chỉ mới hình thành vẫn có thể được coi như một con người. Và thai nhi cũng có rất nhiều cảm xúc khi bị bỏ. Một trong những cảm xúc ấy là tủi thân, tủi phận về số kiếp của mình đã không may mắn được làm người.

Nếu cha mẹ nào chưa đặt cho con cái tên thì ngay bây giờ hãy làm liền đi, đừng nghĩ là con mất lâu rồi nên không cần đặt tên. Nên nhớ có những “vong” thai nhi không những theo cha mẹ kiếp này mà còn theo cho đến những kiếp khác nữa. Cuộc sống của ta trải qua mấy mươi năm rồi ra đi, nhưng nếu lúc sống lỡ phạm vào nghiệp này nếu chưa hóa giải được, có thể “vong thai nhi” đó sẽ theo ta đến kiếp khác.

2. Bài cúng cầu vong thai nhi được siêu thoát

Sách nhà Phật có nói, được làm người khó như một con rùa mù ở giữa biển cả mênh mông, phải rất lâu mới trồi lên được mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bộng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra. Vậy, khi một người mẹ chối bỏ một thai nhi nghĩa là chỉ trong một phút, họ đã phá đi sự cố gắng, tu tập một kiếp thậm chí là ngàn kiếp của đứa trẻ đó.

Chính vì vậy, vong thai nhi khi bị phá bỏ thường chuyển từ yêu thương sang oán hờn nên rất khó siêu thoát. Gia đình phải tổ chức lễ cầu siêu cho vong thai, giúp thai nhi sớm được siêu thoát. Để cầu cho con bớt khổ thì cha mẹ hãy nguyện làm một điều tốt đẹp, có phước đức rồi hồi hướng cho con. Thay vì cứ ngồi mà nói cha mẹ đã ăn năn thì hãy làm một việc gì đó có nghĩa thì ích lợi hơn nhiều.

Lễ nghi và bài cúng vong thai nhi tại nhà:

+ Đồ cúng cho vong thai nhi:

– Sữa ông thọ pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ (cô gái Hà Lan, Vinamilk. vv…kèm ống hút)

– Bánh kẹp loại ngon ( không phải loại cúng cô hồn ), Sô cô la càng tốt.

– Tùy bạn bỏ hay mất bao nhiêu thai nhi , thì cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo giấy nam , nữ (nếu như không biết giới tính thai nhi) kèm theo giấy tiền vàng bạc.

+ Bài cúng cho vong thai nhi: “OM AH HUNG Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diệu dục đơn giản nhưng quí giá này hóa một đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dường không chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười Phương Phật chư Phật mười phương. Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là… ở tại số nhà… thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ… cho cha…, mẹ… hay…. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác”. + Bỏ đồ cúng cho vong nhi vào đốt… rồi khấn tiếp: “Đặc biệt con xin được thành tâm sám hối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà con chối bỏ. Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngại tới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới. Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỉ và siêu thoát như vậy. Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớm được siêu thoát (nguyện thêm gì tùy tâm khấn ra…). Cầu mong cho lời nguyện lành của con được thành sự thật. Nếu đã tu thì đọc mật chú, nếu không biết thì đọc thần chú sáu âm của Bồ tát Quán Thế Âm “OM MA NI PADE ME HUM” 108 lần (Cách đọc: “ôm ma ni pát đờ (đờ đọc thầm âm gió) mê hum”. Sau khi cúng xong hãy nói: “Lễ hỏa cúng đến đây là kết thúc, xin được mời các ngài và các chư vị an tọa về nơi trụ xứ của mình và chỉ trở lại khi gia chủ có lời thỉnh mời. Xin các vong hãy hoan hỷ đón nhận tấm lòng thành của gia chủ mà sớm được siêu thoát”. Cũng xin che chở cho gia chủ mọi sự được tốt đẹp an lành. Gia chủ xin cảm tạ. 3. Những lưu ý khi cúng Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.

1.Thắp 3 cây nhang, cháy được 1/2 cây, bắt đầu hóa mã quần áo giấy , đổ sữa xuống đất từ từ và nhẹ nhàng (đổ trên mâm nếu cúng trong nhà). Đồ ăn không bỏ, chia nhau cả nhà dùng bình thường vì không phải đồ cúng cô hồn.

2. CÚNG NỬA TRONG NỬA NGOÀI NHÀ (nhà tầng thì cúng trong nhà nếu không có sân) để trên cái bàn nhỏ, không được đặt trên bàn thờ Phật hay Gia Tiên.

3. CÚNG trong thời gian từ 7H SÁNG ĐẾN 5H CHIỀU, SAU 5H CHIỀU, THAI NHI SẼ không được phép nhận đồ cúng nên sẽ thành vô ích hết nếu cúng lố giờ.

4. Nếu có điều kiện, hãy làm đều đặn mỗi tháng vào các ngày rằm. Nếu không, cố gắng làm vào các dịp như rằm: tháng giêng, tháng 4, tháng 7, tháng 8, tháng chạp. Nó đem lại cho các bạn nhiều điều lợi lạc hơn bạn tưởng.

Vốn là ngôi chùa được coi là linh thiêng bậc nhất Hà Nội, hàng năm, cứ vào dịp tháng 7 âm lịch, chùa Phúc Khánh lại đón hàng trăm nghìn bố mẹ đến làm lễ cầu siêu thai nhi – cho những đứa con chưa kịp chào đời. Được biết, chùa Phúc Khánh làm lễ cầu siêu cho thai nhi sản nạn vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, vào tháng 7 âm lịch, số lượng bố mẹ đăng ký làm lễ cầu siêu cho thai nhi tăng cao hơn nhiêu so với những tháng khác. Lễ cầu siêu cho thai nhi tại chùa Phúc Khánh sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng, từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng.

Theo ghi nhận của phóng viên, sáng nay, rất nhiều cặp bố mẹ trẻ, phụ nữ trung niên và cả nam nữ thanh niên đến làm lễ cầu siêu thai nhi tại chùa Phúc Khánh. Ngay từ sớm, khoảng 8 giờ, dù chưa đến giờ làm lễ nhưng mọi người đã có mặt đông đủ, chờ đến thời gian làm lễ.

Cô Hòa (62 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) đã lên chức bà ngoại nhưng vẫn đến chùa Phúc Khánh làm lễ cầu siêu cho thai nhi. Cô cho biết từng bị sảy thai thời còn trẻ. Bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng đến tận hôm nay, cô mới có duyên làm lễ cầu siêu cho đứa con chưa kịp chào đời, mong rằng sẽ có được sự thanh thản, nhẹ nhõm trong lòng.

Trong khi đó, bạn Uyên (24 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đến làm lễ cầu siêu thai nhi 1 mình. Bạn nữ này kể lại quãng thời gian lỡ có bầu với bạn trai. Biết được nhà chùa có làm lễ cầu siêu thai nhi, Uyên đã đến đăng ký.

Theo đại diện ban tiếp nhận đăng ký làm lễ cầu siêu thai nhi, thời gian đăng ký làm lễ cầu siêu thai nhi từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần. Khi đăng ký, cần khai họ tên đầy đủ của bố mẹ, địa chỉ, số tuần thai nhi, ngày tháng năm thai nhi vào bệnh viện. Nhà chùa sẽ tự sắm đồ lễ và sau đó thông báo ngày giờ để bố mẹ đến dự.

Theo sư thầy Minh Đức (chùa Phúc Khánh), khi làm lễ cầu siêu thai nhi tại chùa, bố mẹ hoặc người làm lễ chỉ cần thành tâm tham dự, việc sắm lễ do nhà chùa đảm nhận. Thông thường lễ cầu siêu thai nhi gồm bánh kẹo, hoa quả, đồ cúng chay, đồ chơi trẻ em.

Vì sao phải làm lễ cầu siêu thai nhi?

Chia sẻ trên VnExpress, thượng tọa Thích Giải Hiền, giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết, trong đạo Phật cầu siêu là lễ cầu chung cho những người quá cố. Dù con người được sinh ra hay chưa thì tâm thức vẫn tồn tại, vẫn có những mối dây liên hệ với người thân. Những thai nhi không được chào đời, bị cha mẹ chối bỏ là những dạng chết đi mà không cam lòng, không chấp nhận nên không thể siêu thoát. Cầu siêu có ý nghĩa chung là người sống dùng sự thành tâm, sự sám hối, dùng công đức hồi hướng cho người đã mất, để cho những vong hồn sớm được siêu thoát.

“Khi vong linh đứa trẻ không siêu thoát, niềm oán hận không được giải trừ thì người còn sống không được thanh thản, cuộc sống cũng sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong quan niệm của nhà Phật, đến với nhau là một niềm duyên. Tạo ra một đứa trẻ mà vứt bỏ đi thì vô tình người làm cha mẹ đã tạo ra một niềm oán đối với những người thân yêu nhất. Bậc làm cha mẹ nên hiểu được điều này để giữ gìn, không làm điều sai. Còn khi lỡ rồi thì phải đối mặt để giải quyết, sám hối, ăn năn cho mình, cho người. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với một gia đình mà còn có ý nghĩa đối với một xã hội, một quốc gia”, thượng tọa nói.

XEM THÊM

Những ngôi chùa cầu siêu nổi tiếng thường được lui tới rằm tháng 7

Ba ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội thường xuyên tổ chức lễ cầu siêu vào rằm tháng 7 âm lịch hằng năm …

Cúng cầu siêu và đọc bài văn khấn vong thai nhi tháng cô hồn thế nào mới đúng?

Tháng cô hồn những người làm mẹ từng một lần phải bỏ con dù là vì lý do khách quan hay chủ quan đều đau …

Những ngôi chùa nổi tiếng về gửi vong thai nhi và cầu siêu ở Hà Nội

Có rất nhiều lý do khác nhau, bố mẹ không thờ cúng vong thai nhi tại nhà. Vì thế, những ngôi chùa nổi tiếng linh …

Cập nhật thông tin chi tiết về Cầu Siêu Cho Thai Nhi: Sắm Lễ, Văn Khấn Tại Nhà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!