Xu Hướng 1/2023 # Văn Khấn Liệt Sỹ Tại Nhà Hoặc Nghĩa Trang Nhân Ngày 27/7 # Top 7 View | Apim.edu.vn
Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Liệt Sỹ Tại Nhà Hoặc Nghĩa Trang Nhân Ngày 27/7 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vào tháng 7 hàng năm, ngày 27/7 cả nước hướng tới ngày kỉ niệm thương binh liệt sĩ – những anh hùng đã có công lớn trong việc gìn giữ hòa bình , mang lại màu xanh yên ả cho quê hương , cho đất nước, nhưng người hùng có công ơn với nhân dân quê mình đã hi sinh mà vẫn là nhưng ngôi mộ vô danh. Bài viết này chúng tôi hướng dẫn bạn đọc văn khấn liệt si tại nhà hoặc khấn ngoài nghĩa trang ý nghĩa nhất , có thể nói lên được tâm tư tình cảm của chính bản thân mình trước ngày lễ trọng đại này của dân tộc.
1.Lễ vật cần chuẩn bị
2. Văn khấn liệt sĩ trong nhân kỉ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7
Nguồn: chúng tôi
Khi bạn ra nghĩa trang liệt sĩ hoặc bạn cúng hương hồn các liệt sĩ tại nhà thì bài văn khấn này hoàn toàn được sử dụng tốt
Văn cúng các chiêu hồn Liệt sỹ Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần) Hôm nay, ngày … tháng … năm … Triệu thỉnh chư chân linh liệt sĩ thôn (xã, phường) Hỡi! Hỡi các chư hồn liệt sĩ thôn (xã, phường) ơi! Nhớ thuở xưa non sông gian khó, Bao kẻ thù dòm ngó sợi tóc ngõ hầu tang thương.
Có hồn mất khi khu còn cháy, Hồn Điện Biên rừng núi tại Sơn Nam, Đắc Tô, Tân Cảnh, Khu Năm,
Đồng Xoài, Quảng Trị, Mậu Thân, Núi Thành. Có hồn đánh Tây Ninh, Huế cổ, Dọc Trường Sơn đến ngõ Sài Gòn, Quảng Nam, Bến Cát, Vĩnh Long, Biên cương ngoài Bắc, phía trong tung hoành.
Hỡi! Các liệt sĩ bấy lâu xa vắng, Mau về Chùa … lễ Phật nghe Kinh. Về với xóm, làng (đường phố) gia đình. Độ trì phù hộ xóm, làng (đường phố) gia đình, chư hồn ơi! Hỡi! Hỡi! Chư hồn liệt sĩ thôn (xã, phường) … ơi!
Thôi các linh hồn đừng lên suy nghĩ, Chí làm trai đã để lại dấu thiêng, Độ cho dân ta nước thịnh nhà yên,
Linh hồn các liệt sĩ có trong lễ đàn. Thì xin mời theo làn khói hương, Vào Chùa… nghe Kinh niệm Phật, Chắc các linh hồn đã về chùa nhỉ, Dưới suối vàng đang hoan hỷ đàn ca.
Mỗi năm vào ngày này , mỗi gia đình hay nhà trường hoặc cơ quan đoàn thể nên có một buổi tổ chức tới các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ công ơn to lớn của các vị anh hùng dân tộc.Có nhưng liệt sĩ tuổi đời còn rất trẻ, có những liệt sĩ để lại vợ và con thơ hi sinh cho tổ quốc…Do đó hành động này rất có ý nghĩa , là nếp văn hóa đẹp nên được gìn giữ qua nhiều thế hệ để hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi con người.
Văn khấn Liệt sỹ
Bài văn cúng các chiêu hồn Liệt sỹ, bài viếng các anh hùng liệt sĩ được VnDoc sưu tầm cho các bạn tham khảo. Bài văn khấn liệt sỹ này nên dùng khi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ hay cúng liệt sỹ tại nhà trong ngày thương binh liệt sĩ 27/7 sắp tới. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.
Văn cúng các chiêu hồn Liệt sỹ
Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần) Hôm nay, ngày … tháng … năm … Triệu thỉnh chư chân linh liệt sĩ thôn (xã, phường) Hỡi! Hỡi các chư hồn liệt sĩ thôn (xã, phường) ơi! Nhớ thuở xưa non sông gian khó, Bao kẻ thù dòm ngó sợi tóc ngõ hầu tang thương.
Có hồn mất khi khu còn cháy, Hồn Điện Biên rừng núi tại Sơn Nam, Đắc Tô, Tân Cảnh, Khu Năm,
Đồng Xoài, Quảng Trị, Mậu Thân, Núi Thành. Có hồn đánh Tây Ninh, Huế cổ, Dọc Trường Sơn đến ngõ Sài Gòn, Quảng Nam, Bến Cát, Vĩnh Long, Biên cương ngoài Bắc, phía trong tung hoành.
Hỡi! Các liệt sĩ bấy lâu xa vắng, Mau về Chùa … lễ Phật nghe Kinh. Về với xóm, làng (đường phố) gia đình. Độ trì phù hộ xóm, làng (đường phố) gia đình, chư hồn ơi! Hỡi! Hỡi! Chư hồn liệt sĩ thôn (xã, phường) … ơi!
Thôi các linh hồn đừng lên suy nghĩ, Chí làm trai đã để lại dấu thiêng, Độ cho dân ta nước thịnh nhà yên,
Linh hồn các liệt sĩ có trong lễ đàn. Thì xin mời theo làn khói hương, Vào Chùa… nghe Kinh niệm Phật, Chắc các linh hồn đã về chùa nhỉ, Dưới suối vàng đang hoan hỷ đàn ca.
Bài viếng các anh hùng liệt sĩ
(Tài liệu tham khảo dành cho các cơ sở Đoàn trong chương trình “Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ”)
Kính thưa hương hồn các anh hùng liệt sỹ!
Thưa các mẹ Việt nam anh hùng!
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa các đồng chí và các bạn!
Đại thắng mùa xuân lịch sử năm 1975 đã khẳng định sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đưa Dân tộc Việt Nam từ đêm trường đau thương nô lệ tiến lên giải phóng nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước, giang sơn Tổ quốc được thu về một mối, đất nước hoà bình thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trải qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu cả dân tộc Việt Nam đã ra trận, hàng triệu người con tuổi trẻ ưu tú khắp mọi miền của Tổ quốc đã cùng chung một chiến hào đánh Pháp đuổi Mỹ cứu nước vì một chân lý “Độc lập tự do” cho dân tộc.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, ghi vào lịch sử của dân tộc bằng những trang vàng chói lọi.
Suốt 56 ngày đêm bền bỉ và anh dũng chiến đấu, Bộ đội ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng sự đóng góp, hi sinh của các anh hùng liệt sỹ sẽ mãi mãi ghi vào trang sử oanh liệt của dân tộc ta, của quân đội ta như một bài ca bất diệt…
Khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, cả nước lại cùng miền Nam gồng mình để chống lại sự hung ác, bạo tàn của đế quốc Mỹ
Chúng ta dễ đâu quên được một miền Nam “Thủy chung son sắt”, “Một miền Nam gan góc dạn dày”
“…Máu đọng chưa khô máu lại đầy “Hỡi miền Bắc đó nặng đôi vai Gánh cả non sông vượt dặm dài Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới phới dậy tương lai”. Thưa các đồng chí và các bạn! Hỡi miền Nam trăm đắng nghìn cay Hai mươi năm chẳng rời tay súng Đi trước về sau vượt dạn dày”.
Tất cả vì miền Nam thân yêu, cả miền Bắc sẳn sàng cho tuyến đầu đánh Mỹ
Cùng với khí thế của cả dân tộc ra trận, những người con Hưng Yên đã phát huy truyền thống anh dũng của quê hương văn hiến giàu truyền thống cách mạng luôn sẵn sàng xung phong lên đường tham gia chiến đấu bảo vệ non sông thống nhất Đất nước. Trong suốt chặng đường dài của cuộc kháng chiến đánh Pháp, chống Mỹ, có biết bao người con của đất Hưng Yên, nhất là tuổi trẻ Hưng Yên đã không tiếc máu xương, tuổi xuân của mình để góp phần vào đài hoa chiến thắng của dân tộc, những bông hoa đẹp nhất giữa mọi thời đại.
Các anh, các chị có những người đã về yên nghỉ trên mảnh đất quê hương và còn có biết bao anh hùng liệt sỹ đang yên nghỉ trên khắp mọi miền tổ quốc, đó là một chứng tích lịch sử ghi lại tội ác “Trời không dung, đất không tha” mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng bè lũ bán nước đã gây ra đối với nhân dân ta. Những cống hiến lớn lao và sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ thể hiện sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh vì độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội.
Kính thưa hương hồn các anh hùng liệt sỹ!
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” trong chương trình tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân các anh hùng liệt sỹ của Tuổi trẻ Hưng Yên nhân kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh liệt sỹ, tuổi trẻ Hưng Yên cùng với các tổ chức, các ban, ngành đoàn thể, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức trao trên …… suất quà, trị giá gần …..triệu đồng cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, mỗi huyện, thành Đoàn nhận đỡ đầu ít nhất 01 học sinh là con liệt sỹ hoặc thương binh nặng… Tặng các lư hương lớn tại các đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ; đặt bát hương ở các mộ liệt sỹ (chưa có hoặc đã vỡ, hỏng), lao động làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh khu vực đài tưởng niệm liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, quét vôi ve ở các phần mộ liệt sỹ, 10 huyện, thành phố và 130 xã phường, thị trấn có nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ đồng loạt tổ chức hoạt động “Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ” vào tối ngày 26/7.
Kính thưa các đồng chí và các bạn!
Với những quyết tâm đổi mới đưa quê hương đất nước ngày càng phát triển theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh liệt sỹ tuổi trẻ tỉnh nhà đã hội tụ về đây để kính dâng những ngọn nến, hương, hoa đến với âm linh các anh hùng liệt sỹ, thể hiện sự tri ân sâu sắc các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương, tuổi xuân dâng trọn đời mình cho độc lập tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân và tuổi trẻ hôm nay. Đây là dịp để chúng ta tự nghĩ về trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, để mỗi bạn trẻ chúng ta biết vượt lên chính mình hãy làm một việc thiết thực nhất cho bản thân và cho quê hương đất nước để góp phần xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, hoà bình mà các thế hệ cha anh trước lúc hy sinh luôn hằng mong ước.
Kính thưa các anh hùng liệt sỹ!
Trước anh linh các anh hùng liệt sỹ chúng tôi xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên các anh hùng liệt sĩ vòng hoa tươi thắm, thắp nén hương thơm xin bày tỏ lòng thành kính của tuổi trẻ hôm nay đối với các anh, các chị đã không tiếc máu xương hiến dâng cả tuổi thanh xuân và xương máu của đời mình cho nền độc lập, tự do cho dân tộc, làm trọn trách nhiệm vinh quang mà Tổ quốc giao phó, đem lại hạnh phúc muôn đời cho đất mẹ Việt Nam.
Những nén nhang, những bông hoa của chúng tôi đem về đây đặt trên đài tưởng niệm của các anh, các chị thể hiện lòng biết ơn vô hạn của thế hệ trẻ hôm nay với những người con bất tử, đã hi sinh cho Tổ quốc, chính các anh, các chị đã viết nên những trang sử vàng chói lọi, soi đường cho thế hệ trẻ chúng tôi tiếp bước theo sau. Máu đào của các anh, các chị đổ xuống đã nhuộm đỏ thêm màu cờ Tổ quốc, làm xanh thêm những mảnh đất quê hương, vinh quang ấy thuộc về các anh các chị, các anh hùng liệt sỹ. Xin nguyện chung sức chung lòng tiếp tục truyền thống vinh quang của các anh các chị, nguyện trung thành với lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam, mãi mãi đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, nguyện đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn gian khổ, ra sức thi đua “Rèn đức, luyện tài”, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc và nhân dân cần.
Trong giờ phút thiêng liêng và xúc động này, tuổi trẻ Hưng Yên nguyện phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của thế hệ cha anh đi trước, nguyện ra sức thi đua học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, phát huy tinh thần trí thức, sáng tạo của tuổi trẻ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần công sức của mình thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh.
Để tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, đề nghị các đồng chí để một phút tưởng niệm. Phút tưởng niệm bắt đầu.
Mộ Anh Hùng Liệt Sỹ Võ Thị Sáu Ở Côn Đảo
Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.
Cầu Tàu 914 Côn Đảo
Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.
Đi du lịch Côn Đảo sẽ được lắng nghe tiểu sử về chị: Mới 14 tuổi,chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 chị bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở nơi này. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”. Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại mảnh đất này. Trước khi cái chết của chị, chị hô vang những lời cuối cùng “Hồ Chủ tịch muôn năm!”
Chị Sáu chết khi mới 19 tuổi. Tài sản riêng của chị chỉ có 2 bộ quần áo. Ngoài ra không còn gì nữa. Ngay cả tình yêu, vì bận chiến đấu, tình yêu cũng chưa đến với chị. Có lẽ tài sản thiêng liêng của chị là tình yêu Tổ quốc. Chị đã hiến dâng tất cả tuổi thanh xuân của mình cho tình yêu ấy.
Trong đêm, mỗi ngôi mộ Hàng Dương được thắp một ngọn điện nhỏ như một cây nến, trông rất thiêng liêng, huyền ảo. Ban ngày lớp lớp những ngôi mộ kề nhau. Đến mộ chị Sáu ai cũng dừng lại thắp hương, nên mộ chị Sáu đông người đến thăm nhất, đứng lớp trong, lớp ngoài trang nghiêm, khói hương nghi ngút, hoa tươi xếp đầy trên mộ. Khi khách tản ra đi thắp hương cho các ngôi mộ khác, tôi mới để ý xếp gọn trên đỉnh mộ chị một chiếc áo lụa, một khăn quàng cổ, một vòng đeo cổ ngọc trai.
Khách quý chị Võ Thị Sáu nên đem quà tặng chị. Để mình đưa cậu tới thăm nhà lưu niệm của chị. Đó là một ngôi nhà ba gian. Trong đó có mấy tủ áo dài đủ kiểu, đủ màu, một tủ và mấy bàn bày các đồ trang sức, các đồ kỷ niệm mà dân nơi nàyvà khách đến cúng trên mộ chị, được Ban di tích đưa về đây xây dựng một nhà lưu niệm, mới nhìn giống như một quầy hàng phong phú, đa dạng, cái nào cũng đẹp.Thì ra nhân dân yêu chị Võ Thị Sáu là vậy… Thế mới biết nếu đi chuyến đi mà không ghé qua địa điểm này thì đúng là một sự thiếu sót.
Không yêu chị sao được “Người thiếu nữ ấy như mùa xuân, chị đã dâng cả cuộc đời, đi chiến đấu với bao niềm tin và chết vẫn không lùi bước”. 14 tuổi Sáu đã quấn quýt với người anh đi vũ trang, băng đường, vượt rừng đến thăm anh đóng ở Cầu Trọng. Nhờ tình cảm ấy bữa đi chợ nghe bạn kể: “Tao lo cho anh Năm mày. Hồi sáng tao đi ngang phố, thấy anh S. ở đơn vị anh Năm đi vào dinh cai Tổng Tòng, mắt lấm lét như về đầu thú. Lát sau tao quay lại, thấy bọn lính đi tuần các ngả đều tập trung về đồn, nhộn nhạo lắm, chắc tụi nó sắp càn vào cứ”. Linh tính báo việc chẳng lành, chị Sáu không kịp qua chợ báo cho má, Sáu rẽ ngay vào hẻm rồi băng đồng lên cứ thông tin cho các anh. Đơn vị anh Năm lập tức sơ tán và chuẩn bị chống càn. Quả nhiên bọn lính đi càn lọt vào ổ mai phục. Cuộc xuất quân đầu tiên của chị Sáu đã cứu được cả đội công an huyện, góp phần phá được trận càn.
14 tuổi, chị Võ Thị Sáu thoát ly. Trận chiến đấu đầu tiên của chị Sáu là diệt Tổng Tòng ngay trong văn phòng của hắn. Đúng giờ G, chị Sáu rút lựu đạn liệng thẳng vào mặt Tổng Tòng rồi hô to: “Việt Minh tấn công”, rồi kéo mấy chị ở hàng ghế chờ làm căn cước cùng chạy. Trận ấy Tổng Tòng không chết. Sáu tiếc rẻ với anh Năm:
– Giá em gan hơn, để lựu đạn xì ba bốn giây, thì Tổng Tòng tiêu rồi. Trận đánh quyết liệt của chị Sáu là giết Cả Đay, Cả Suốt. Dân rất căm ghét bọn này. Chúng thường cùng bọn lính vào chợ cướp vịt, cướp cá, cướp gạo của đồng bào. Đợi bọn chúng ra khỏi chợ, Sáu ném lựu đạn. Cả Suốt, Cả Đay và một tên lính giãy giụa trong vũng máu.
Ý chí bất khuất của chị Võ Thị Sáu là khi chị lọt vào tay giặc. Đòn roi, tra tấn mấy chị cũng không khai. Khi ra tòa, quan hỏi chị:
– Bị cáo có nhận lỗi như cáo trạng không? Không trả lời câu hỏi của hắn, chị hỏi lại:
– Là quan tòa, ông có thể kết tội những người Pháp Đờ Gôn chống phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp không?
Quan tòa lắc chuông:
– Bị cáo chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”. Chị Sáu nghiêm chỉnh đáp:
– Tôi không có tội, yêu đất nước mình, chống lại thực dân xâm lược, không phải là một tội. Chị Sáu bị kết tội tử hình. Đó là bản án tử hình của bọn thực dân Pháp đối với một người con gái chưa đủ tuổi thành niên. Dư luận xôn xao, chúng không dám giết chị ở đất liền mà đưa ra Côn Đảo. Chị là người thiếu nữ đầu tiên bị đưa ra hành hình ở đây.
Thật cảm động biết bao khi ở khám tử hình, chị Sáu nhờ người tới xin vợ chồng Cò:
– Thưa ông bà, người tù kia sớm mai bị hành quyết. Cô ấy muốn xin được vài phút ra sân tắm nắng để được ngắm đất trời quê hương mình.
Yêu quê hương đến thế là cùng. Trước sân Võ Thị Sáu xõa tóc hong gió. Cái bóng hồn nhiên nhỏ bé ấy đã làm vợ Cò trở về phòng, úp mặt xuống giường thổn thức.
Đêm cuối cùng ấy trong xà lim Võ Thị Sáu hát suốt đêm những bài hát hào hùng: Cùng nhau đi hùng binh, Tiểu đoàn 307, Lên đàng.
Phút giây chị Sáu ra pháp trường, đúng là những phút giây anh hùng. Xin hãy nhớ lại cuộc đối đáp giữa viên cố đạo và chị Sáu:
– Bây giờ cha sẽ rửa tội cho con. – Tôi không có tội. Nếu cha muốn rửa tội, xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây. – Lạy Chúa! Trước khi chết con có ân hận gì không? – Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và tay sai bán nước.
Có lẽ nào không rưng rưng nước mắt khi trước phút hành hình, chánh án yêu cầu chị Sáu có yêu cầu gì trước khi chết. Chị Sáu đã yêu cầu bỏ bịt mắt để chị nhìn đất nước mình đến giây phút cuối. Tràng đạn đã nổ trong tiếng hát bài Tiến quân ca của chị.
Nhân dân nơi đâyđã lập đền thờ chị Sáu trên hòn đảo anh hùng và thiêng liêng này. Trước đền thờ là bức tượng chị Võ Thị Sáu trẻ trung đôi mắt thăm thẳm nhìn về tương lai. Bên phải tượng là mô hình hai bàn tay lồng vào nhau siết chặt. Chúng tôi hiểu đó là biểu tượng của ý chí bất khuất. Chúng tôi vào đền thắp hương cho chị Sáu, ngồi trước bát hương là tượng bán thân chị Võ Thị Sáu. Chúng tôi hay cũng như những vị khách lịch trình khác chỉ cần nghĩ tới cái tuổi 19 chị ngã trên đất vùng này này để cho thế hệ 19 tuổi bây giờ được hồn nhiên cắp sách đến trường là cảm thấy lòng đau thương xót. Tôi như nghe tiếng chị vang lên trước tiếng súng xoáy vào tim chị:
– Việt Nam độc lập, muôn năm!
Vâng đó là lời thề của cô thiếu nữ 19 tuổi. Kẻ nào quên lời thề ấy, chúng đáng được gọi là kẻ phản phúc. Bên cạnh tượng chị là lời khen của Bác Hồ được viết bằng chữ vàng trên nền đỏ giống như biểu tượng của lá cờ: “Gương anh dũng của cháu Võ Thị Sáu luôn luôn sáng ngời để cho phụ nữ ta học tập”.
Ngày chị Sáu hy sinh là ngày 23/1/1952. Tính cho đến nay chị Sáu đã mất 59 năm. Nhưng về phương diện tâm linh, chị Sáu vẫn đang sống cùng dân Côn Đảo. Đến như người lính lê dương già thời đó, sau khi chị Sáu chết còn thẫn thờ: – Cô ấy bình thản đến lạ lùng. Yêu đời đến phút chết, dũng khí tỏ ra ngay cả khi đã ngã xuống rồi. Đó mới chính là một người anh hùng. Cô ấy tin vào chính nghĩa của dân tộc mình. Còn chúng tôi thì chỉ biết bắn giết.
Còn nhân dân mảnh đất nàythì vẫn gặp chị Sáu. Xin hãy nghe chị Liễu kể:
– Tôi đem hương hoa đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu. Khi đến gần mộ, tôi bỗng thấy một người con gái mặc áo dài trắng từ ngôi mộ đi ra, thong thả dạo bước về phía thị trấn. Tôi sụp lạy, hồi lâu mới dám bước tới mộ dâng hương. Sau đó trên đường trở về nhà, đi đâu cũng thấy bóng người con gái ấy ở trước mặt. Thế là tết ấy tôi lập bàn thờ cô Sáu, đặt nơi trang trọng khói hương suốt 4 mùa. Dân Côn Đảo quý trọng chị Sáu đến mức độ, lâu nay có điều gì khúc mắc ân oán trong lòng đều đem trời đất, quỷ thần ra thề, bây giờ thì gọi chị Sáu:
– Thề có cô Sáu chứng giám.
Làm sao không tin được vì tấm bia cho chị Sáu hôm nay dựng lên bị đập tan thì ngày mai lại xuất hiện đúng chỗ đó một tấm bia mới. Dân có điều gì đến mộ chị thắp hương vái lạy, đều toại nguyện. Cứ giả thử những điều cầu xin ấy không được toại nguyện thì những người dân biển rất thực tế này liệu có đến cúng vái bên mộ chị Sáu nữa không. Ngược lại, người đến cầu xin ngày một đông. Đủ biết niềm kính yêu thiêng liêng ấy nói lên điều gì.
Một bằng chứng không thể chối cãi nữa là bất cứ kẻ nào đụng tới điều thiêng liêng ấy đều chết bất đắc kỳ tử.
Như tên Nghị tù thường phạm từ Phủ Lợi bị đày ra đảo được tuyển vào làm trật tự an ninh nhà tù. Vâng lời tên chúa đảo say máu, Nghị hung hăng.
– Sợ gì, để tôi đập bia Võ Thị Sáu, coi ai làm gì nổi tôi.
Nghị hung hăng xách búa đến đập bia chị Võ Thị Sáu, sáng hôm sau một tấm bia mới đã lại mọc lên. Chúa đảo cho đi gọi Nghị, nhưng Nghị đã nằm liệt một chỗ, không dậy nổi, hồi lâu lại gào lên thảm thiết:
– Tội nghiệp em! Cô Sáu ơi, em lỡ dại.
Ba hôm sau Nghị chết.
Lại như cuộc cải huấn do cố vấn Mỹ và Đài Loan khởi động, để trắc nghiệm tư tưởng tù nhân, chúng khơi lại chuyện đập mộ chị Võ Thị Sáu. Thằng Sước, tù quân phạm, trật tự tại trại 7 xung phong. Một tên đồng phạm cảnh cáo Sước:
– Mày coi chừng kẻo tối nay loạng choạng, cô Sáu kéo xuống biển cho vích ăn thịt đấy. Sước ngông nghênh:
– Hà hà… Để tối nay tao ra biển cho tụi bây coi…
Đập bia chị Võ Thị Sáu xong, Sước lấy tiền thưởng uống rượu. Đêm vắt áo lên vai ngất ngưởng ra biển. Sáng hôm sau không thấy Sước điểm danh, ra biển tìm, Sước đã chết cứng, lưng dính chặt vào đá.
Dân nơi nàykể cho tôi nghe chuyện về chúa đảo Tăng Tư. Tăng Tư rất giữ lễ đối với cô Sáu. Vì vậy được thăng tiến. Từ phụ tá tỉnh trưởng lên phó tỉnh trưởng rồi tỉnh trưởng. Ngày nhận chức, Tăng Tư tạ ơn vị thần hộ mệnh một con heo quay, rồi khấn vái gieo quẻ, Tăng Tư nài nỉ cô Sáu:
– Trăm lạy cô, ngàn lạy cô. Cô đã thương em thì thương cho trót. Nếu cô không đồng ý cho trùng tu mộ thì xin cô cho em đắp lại mộ và đặt một tấm bia đá cho cô.
Gieo được quẻ, Tăng Tư cho vợ về chợ Lớn đặt ngay một tấm bia cẩm thạch đưa ra làm lễ đặt bia long trọng.
Đó là tấm bia đẹp nhất và tồn tại cho đến tận bây giờ. Đến bên mộ chị Sáu, chúng tôi vẫn được thấy tấm bia ấy. Khi xem bộ phim dài tập Khát vọng bất diệt quay về Côn Đảo, chúng tôi rất may được gặp vợ chồng Tăng Tư trong phim. Hai ông bà còn sống cho đến tận bây giờ, kể lại lòng kính yêu chị Sáu và nhắc lại tấm bia vợ chồng ông đã dựng ngày ấy, giọng kể đầy xúc động như ngày nào vợ chồng ông xin quẻ bên mộ chị Sáu linh thiêng.
Đứng bên mộ chị Sáu, cô thuyết minh của Ban quản lý khu di tích lịch sử nơi đâynói rằng những sự kiện của Nghị, của Sinh, của Tăng Tư chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên. Khách thăm vùng này chúng tôi cho rằng cô chưa tin ở tâm linh, chưa tin ở sự linh thiêng của chị Sáu. Chúng tôi suy nghĩ đơn giản, 20.000 tù nhân bị tử hình, bị chết ở vùng này , vì sao chỉ một mình chị Võ Thị Sáu được nhân dân xây đền thờ riêng. Và trên khắp đất nước này nhiều trường học mang tên Võ Thị Sáu, nhiều thành phố có tên đường Võ Thị Sáu. Vậy có phải đó là một sự ngẫu nhiên không?
Ở mảnh đất nàycó hai ngôi đền thờ được dân Côn Đảo tôn vinh là hai vị thần của mình. Một là đền thờ chị Võ Thị Sáu, “người anh hùng đã chết cho đời sau”; một đền thờ bà Phi Yến vợ vua Gia Long, bà đã khuyên Gia Long không nên “cõng rắn cắn gà nhà”, bị vua Gia Long giam ở một hang sâu cho đến chết, con bà khóc đòi mẹ, đã bị Gia Long vứt xuống biển. Sự kiện ấy còn để lại tại Côn Đảo một câu ca dao bất hủ:
“Gió đưa rau cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.
Đã từ lâu tôi đã thuộc câu ca dao này. Đến nơi nàytôi mới biết rõ sự tình của nó: Cải là hoàng tử Cải, con bà Phi Yến và Răm là tên thường gọi của bà.
Đến Côn Đảo, hầu như không một ai không đến thắp hương ở hai đền thờ thần này. Còn dân Côn Đảo, có gì cần cầu xin đều đến hai đền thờ này cúng vái. Dân bảo hai đền này thiêng lắm. Nói đến các vị thần, tôi sực nhớ tới một bài thơ của một nhà thơ quen biết:
“Đời là một cuộc phù du
Ai lo cho nước phục thù cho dân
Một đời liêm khiết, cách tân
Dân tin phong thánh phong thần thiên thu”.
Chị Võ Thị Sáu được dân yêu, dân tin phong thần cho cũng với ý nghĩa ấy. Chỉ riêng tiếng hô của chị Võ Thị Sáu khi 7 nòng súng đã đặt ngón tay vào cò súng, trong tích tắc nữa súng nổ trong án tử hình:
– Đả đảo thực dân Pháp. – Việt Nam độc lập muôn năm. – Hồ Chủ tịch muôn năm.
Thì đó cũng chính là lời thề của người lính chúng tôi khi cầm súng đi giải phóng miền Nam. Sự đồng điệu ấy, chính là ý chí của một thời đại anh hùng. Hôm nay đang nhớ chị Võ Thị Sáu, đi trên đường Lý Thường Kiệt của Huế, bên Trường tiểu học Lê Lợi, tôi bỗng nghe tiếng hát của các em từ trong trường vọng ra:
“Mùa hoa lêkima nở, ở quê ta miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau. Người thiếu nữ ấy như mùa xuân, chị đã dâng cả cuộc đời, đi chiến đấu với bao niềm tin và chết vẫn không lùi bước…”
Nghe các em hát, tôi thật sự xúc động, thì ra thế hệ các em nhỏ bây giờ vẫn không hề quên chị Sáu, vẫn lấy tấm gương của chị làm hướng đi cho thế hệ mình. Trước sự xúc động ấy, tôi viết những dòng thương nhớ chị Võ Thị Sáu, làm thẻ nhang thắp lên mộ chị những ngày thiêng liêng này… Lưu bút không dài nhưng cũng đủ để trải bày tâm sự của mình dưới vai trò là một người tham gia chương trình về viếng mộ chị.
A. Hướng dẫn sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà
Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã. Không sát mạng chúng sinh để cúng. Hoa, quả không kiêng chủng loại và số lượng.
Sắm lễ:– Địa điểm bày lễ: Tại ban thờ + Cúng Phật: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng (nếu gia đình chưa có ban thờ Phật, thì khi bạch cúng lễ, sẽ hướng tâm tới Phật để cúng, mà không sắm lễ). + Cúng chư Thiên, Thần linh: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng. + Cúng vong linh gia tiên: Hương, hoa, trà, quả, thực: mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.
B. Nghi thức cúng lễ Rằm tháng 7 tại nhà
NGUYỆN HƯƠNG Nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ đạo Theo tự tính làm lành Cùng pháp giới chúng sinh Cầu Phật từ gia hộ Tâm Bồ Đề kiên cố Chí tu đạo vững bền Xa biển khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!
VĂN KHẤN RẰM THÁNG 7 TẠI NHÀ
LỄ TÁN PHẬT Đại từ đại bi thương chúng sinh, Đại hỷ đại xả cứu hàm thức, Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm. Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới.(1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới.(1 lễ)
TÁN PHÁP Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn, Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con nghe thấy vâng gìn giữ, Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!(3 lần)
Bài kinh: Vu Lan Bồn Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế Tôn an trụ, Xá Vệ thành Kỳ thụ viên trung, Mục Liên mới được Lục thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân. Công dưỡng dục thâm ân dốc trả, Nghĩa sinh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu hạnh vi tiên, Bèn dùng tuệ nhãn dưới trên kiếm tầm. Thấy vong mẫu sinh làm ngạ quỷ, Không uống ăn tiều tuỵ hình hài, Mục Liên thấy vậy bi ai! Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm. Lo phẩm vật đem dâng từ mẫu, Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu, Thấy cơm, mẹ rất lo âu, Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn. Lòng bỏn sẻn tiền căn chưa dứt, Sợ chúng ma cướp giựt của bà, Cơm đưa chưa đến miệng đà, Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu. Thấy như vậy âu sầu thê thảm, Mục Kiền Liên bi cảm xót thương, Mau mau về tới giảng đường, Bạch cùng Sư phụ tìm phương giải nàn. Phật mới bảo rõ ràng căn cội: Rằng mẹ Ông gốc tội rất sâu, Dầu Ông thần lực nhiệm mầu, Một mình không thể ai cầu được đâu. Lòng hiếu thảo của Ông dầu lớn, Tiếng vang đồn thấu đến cửu Thiên, Cùng là các bậc Thần kỳ, Tà ma ngoại đạo, bốn vì Thiên vương. Cộng ba cõi sáu phương tụ tập, Cũng không phương cứu tế mẹ ngươi, Muốn cho cứu được mạng người, Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng. Pháp cứu tế Ta toan giảng nói, Cho mọi người thoát khỏi ách nàn. Bèn kêu Mục thị đến gần, Truyền cho diệu Pháp ân cần thiết thi. Rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ, Mười phương Tăng đều dự lễ này, Phải toan sắm sửa chớ chầy, Thức ăn trăm món, trái cây năm màu. Lại phải sắm giường nằm nệm lót, Cùng thau, bồn, đèn, đuốc, nhang, dầu, Món ăn tinh sạch báu mầu, Ðựng trong bình bát vọng cầu kính dâng. Chư Ðại đức mười phương thọ thực, Trong bảy đời sẽ được siêu thăng, Lại thêm cha mẹ hiện tiền, Ðặng nhờ phước lực tiêu khiên ách nàn. Vì ngày ấy Thánh Tăng đầy đủ, Dầu ở đâu cũng tụ hội về, Như người thiền định sơn khê, Tránh điều phiền não chăm về Thiền-na. Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả, Công tu hành nguyện thỏa vô sanh. Hoặc người thọ hạ kinh hành, Chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng. Hoặc người được Lục thông tấn phát, Và những hàng Duyên-giác, Thanh-văn, Hoặc chư Bồ-tát mười phương, Hiện hình làm sãi ở gần chúng sanh, Ðều trì giới rất thanh, rất tịnh, Ðạo đức dầy chánh định chơn tâm. Tất cả các bậc Thánh, phàm, Ðồng lòng thọ lãnh bát cơm Lục hòa. Người nào có sắm ra vật thực, Ðặng cúng dường Tự tứ Tăng thời, Hiện tiền phụ mẫu của người, Bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn. Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi, Cảnh thanh nhàn hưởng thọ tự nhiên, Như còn cha mẹ hiện tiền, Nhờ đó cũng được bách niên thọ trường; Như cha mẹ bảy đời quá vãng, Sẽ hóa sinh về cõi Thiên cung. Người thời tuấn tú hình dung, Hào quang chiếu sáng khắp cùng châu thân, Phật dạy bảo mười phương Tăng chúng, Phải tuân theo thể thức sau này: Trước khi thọ thực đàn chay, Phải cầu chú nguyện cho người tín gia. Cầu thất thế mẹ cha thí chủ, Ðịnh tâm thần quán đủ đừng quên, Cho xong định ý hành thiền, Mới dùng phẩm vật đàn tiền hiến dâng. Khi thọ dụng, nên an vật thực, Trước Phật đài hoặc tự tháp trung. Chư Tăng chú nguyện viên dung, Sau rồi tự tiện thọ dùng bữa trưa. Pháp cứu tế Phật vừa nói dứt, Mục Liên cùng Bồ-tát chư Tăng, Ðồng nhau tỏ dạ vui mừng, Mục Liên cũng hết khóc than rầu buồn. Mục Liên mẫu cũng trong ngày ấy, Kiếp khổ về ngạ quỷ được tan, Mục Liên bạch với Phật rằng: Mẹ con nhờ sức Thánh Tăng khỏi nàn. Lại cũng nhờ oai thần Tam Bảo, Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra. Như sau đệ tử xuất gia, Vu Lan Bồn pháp dùng mà độ sanh. Ðộ cha mẹ còn đương tại thế, Hoặc bảy đời có thể được không? Phật rằng: Lời hỏi rất thông, Ta vừa muốn nói, con thời hỏi theo. Thiện nam tử, Tỳ-kheo nam nữ, Cùng Quốc vương, Thái tử, Ðại thần, Tam công, Tể tướng, Bá quan Cùng hàng lê thứ vạn dân cõi trần. Như chí muốn đền ơn cha mẹ, Hiện tại cùng thất thế tình thâm. Ðến Rằm tháng Bảy mỗi năm, Sau khi kiết hạ chư Tăng tựu về, Chính ngày ấy Phật Ðà hoan hỷ, Phải sắm sanh bá vị cơm canh, Ðựng trong bình bát tinh anh, Chờ giờ Tự tứ, chúng Tăng cúng dường. Ðặng cầu nguyện song đường trường thọ, Chẳng ốm đau cũng chẳng khổ chi, Cùng cầu thất thế đồng thì, Lìa nơi ngạ quỷ sinh về nhơn thiên. Ðặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp, Lại xa lìa nạn khổ cực thân. Môn sanh Phật tử ân cần, Hạnh tu hiếu thuận phải cần phải chuyên. Thường cầu nguyện thung huyên an hảo, Cùng bảy đời phụ mẫu siêu sinh, Ngày Rằm tháng Bảy mỗi năm, Vì lòng hiếu thảo ân thâm phải đền. Lễ cứu tế chí thành sắp đặt, Ngỏ cúng dường chư Phật, chư Tăng. Ấy là báo đáp thù ân, Sanh thành dưỡng dục song thân buổi đầu, Ðệ tử Phật lo âu gìn giữ, Mới phải là Thích tử Thiền môn. Vừa nghe dứt Pháp Lan Bồn, Môn sanh tứ chúng thảy đồng hỷ hoan. Mục Liên với bốn ban Phật tử, Nguyện một lòng tín sự phụng hành. Trước là trả nghĩa sanh thành, Sau là cứu vớt chúng sanh muôn loài.NAM MÔ ÐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT. (3 lần, ba tiếng chuông)
(Chủ sám khai thị cho vong linh)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, con xin được nương oai lực của Tam Bảo, nói cho các vong linh về ý nghĩa lời Đức Phật dạy trong bài kinh liên hệ với việc làm hôm nay của con. Kính thưa vong linh các cụ gia tiên tiền tổ, cùng các vong linh hiện tiền nơi pháp hội đàn tràng, nội dung bài kinh Vu Lan Bồn mà con đã đọc ở trên, nói về mẹ của Ngài Mục Kiền Liên bậc A La Hán đệ nhất thần thông, là bà Thanh Đề, do lúc còn sống ở trên đời, bà Thanh Đề đã phỉ báng Tam Bảo, sát hại sinh linh cúng tế quỷ thần, tà kiến sân hận, không biết tu tâm, không biết tạo công đức, vì vậy đến khi chết do hành nghiệp ác đã tạo, do không có phước nên đã bị đọa làm quỷ đói, chịu đời sống vô cùng khổ sở. Khi Ngài Mục Kiền Liên tu chứng đạo, Ngài quán sát thấy biết mẹ đang chịu khổ, nên Ngài liền đi khất thực được bát cơm dâng cúng cho bà, nhưng vì bà ác nghiệp quá nặng nề, nên khi dâng bát cơm lên miệng, thì bát cơm đó đã hóa thành lửa, khiến bà không nuốt được nên bà càng khổ thêm. Ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ bị như vậy, vô cùng đau sót, Ngài về Bạch Phật và đã được Đức Phật chỉ dạy rằng: “Dù Ngài Mục Liên có thần thông, có oai lực, nhưng một mình cũng không cứu được mẹ, hoặc là dù có nhờ tất cả các vị thầy ngoại đạo – tức là không theo Pháp giải thoát của Phật, hoặc tất cả các vị vua trời tập trung vào cùng cầu nguyện thì cũng không cứu nổi bà Thanh Đề, cũng như không cứu nổi một vong linh ngạ quỷ được siêu thoát. Mà muốn cứu cho một vong linh hay cả dòng họ gia tiên siêu thoát thì phải nhờ thần lực của thập phương Tăng, thông qua lễ cúng dường trai Tăng, lễ cúng dường tứ sự: Y, áo vật dụng che thân; thuốc men chữa bệnh; vật thực, nước uống; chỗ ở giường sàng, ngọa cụ cho tập thể chư Tăng tu tập trai giới phạm hạnh, sau khi chứng minh thọ dụng sự cúng dường của gia chủ, chư Tăng hồi hướng phúc đến cho vong linh thân bằng quyến thuộc của thí chủ, thì vong linh được thoát kiếp khổ sinh về cảnh giới an lành: trời, người”. Học theo lời Đức Phật dạy, noi theo gương hiếu của Ngài Mục Kiền Liên, hôm nay nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xá tội vong nhân, con không thiết lễ cúng dường trai Tăng được, con xin tuỳ duyên như pháp xin cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ trì chư Tăng tại chùa…(nếu tại Chùa Ba Vàng thì đọc: Chùa Ba Vàng, Phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh), với số tịnh tài là… và xin hồi hướng phúc lành tạo ra đó, đến cho các vong linh, nguyện phúc lành này sẽ giúp cho các vong linh tiêu trừ phần nào nghiệp khổ, để hiện tại thọ thực được phần thức ăn hiến cúng của gia đình chúng con và phát sinh được nhân duyên, được quy y Tam Bảo, tu theo Phật pháp sớm thoát cảnh khổ. Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần linh tại nơi đất của gia đình.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con xin tác lễ cúng dường vật thực.Thượng: Chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.Trung: Chúng con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.Hạ: Chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Địa tại nơi đây.Sau: Chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho các vong linh gia tiên họ (…), các vong linh thai nhi và các vong linh (tên):… cùng các vong linh thuộc các nơi đất thuộc sở hữu của gia đình chúng con.(Đọc chú Biến thực, Biến thủy)Chú biến thực: Nam mô tát phạ đá tha nga đá phả rô chỉ để ám tam bạt ra tam bạt ra hồng. (7 lần)Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần) Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thỉnh chư vị chư Thiên, chư Thần, gia tiên tiền tổ, các chúng hiện diện nơi pháp hội, đã lãnh thọ phước báu, vật thực tại đàn lễ này, cùng chúng con phát tâm Bồ Đề, thực hành công hạnh Bồ Đề: ” Phát tâm Bồ ĐềHộ trì Tam BảoChuyển tải Phật phápRộng khắp thế gian” (phần in đậm đọc 3 lần) Nguyện chư vị tinh tấn Bồ Đề, cầu Vô Thượng Đạo.(1 vái)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con cũng nguyện cầu cho tất cả các vong hồn tiên tổ, thân quyến quá vãng và các chúng vong linh (ngạ quỷ, cô hồn), đã thọ nhận lễ hiến cúng của chúng con, được kết duyên pháp lữ với chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật. Chúng con cũng xin hồi hướng phúc lành, trong đàn lễ hiến cúng này, đến cho gia đình chúng con (nguyện gì đọc nấy)… và toàn thể gia đình, cùng nhau tinh tấn tu hành theo chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
TAM TỰ QUY Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng.(1 lễ) Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển.(1 lễ) Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại.(1 lễ)
(Nếu sắp cúng thí thực phóng sinh, thì chắp tay khấn bạch, để đi ra ngoài cúng) Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con xin ra ngoài cúng lễ thí thực, phóng sinh. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!(3 vái)
Mời quý Phật tử xem (ấn vào tên bài): Bài cúng cô hồn tháng 7 tại nhà mới nhất năm 2020
Nếu các Phật tử ở xa, muốn cúng dường về chùa Ba Vàng, nhưng không có điều kiện để về chùa, thì quý Phật tử khi cúng lễ xong, gom cất phần tịnh tài (tiền), để gửi ngay hoặc sau khoảng mấy tháng thì gửi.
Chùa Ba Vàng và Thầy Thích Trúc Thái Minh không dùng bất kỳ một tài khoản ngân hàng nào khác. Nếu quý Phật tử muốn cúng dường, công đức về chùa Ba Vàng thì chỉ chuyển khoản vào một tài khoản duy nhất sau đây.
Quý Phật tử kiểm tra thông tin cung cấp tài khoản tại trang chùa Ba Vàng ở đường link sau:chuabavang.com/thong-bao-so-tai-khoan-cua-chua-ba-vang/Lưu ý: Nếu như bài nào có in số tài khoản mà không in đường link, mong quý Phật tử xem xét và kiểm tra lại.
TÀI KHOẢN CHÙA BA VÀNG
– Số tài khoản: 0141005656888.– Tên tài khoản: Chùa Ba Vàng.– Ngân hàng: Vietcombank Quảng Ninh.– Mã SWIFT (mã số khi chuyển khoản quốc tế): BFTV VNVX014.
Khi gửi xong thì nhắn tin vào số điện thoại hoặc nhắn tin qua zalo để thầy biết: 0981392858 (Sư thầy Thích Trúc Bảo Việt).
Nội dung tin nhắn Nam mô A Di Đà Phật, con kính bạch Thầy! Tên con là… ở tại… Hôm nay là ngày… /…/… con vừa gửi vào tài khoản của nhà chùa số tiền là… để hồi hướng cho các vong linh… Con xin gửi danh sách để Sư Thầy thỉnh vong linh ạ. Con cũng xin Sư Thầy chứng minh và hồi hướng cho cả gia đình con luôn được sự gia hộ của chư Phật, hiện tại được… Con xin thành kính tri ân Thầy ạ! Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
LIÊN HỆ
Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, kính mời quý đạo hữu liên hệ với:Phật tử: Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán): – Ban Liên Lạc của CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa: 0984243810 – Nhắn tin vào Facebook: Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán):Facebook.com/cophamthiyentamchieuhoanquan – Đăng lên nhóm Facebook: Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán):Facebook.com/groups/PhamThiYenTCHQ – Email: [email protected]
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Liệt Sỹ Tại Nhà Hoặc Nghĩa Trang Nhân Ngày 27/7 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!