Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết – Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết
Mục lục bài viết
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết
Trong ngày Tết cổ truyền, bày mâm ngũ quả là một phần rất quan trọng để bài trí ban thờ ngày Tết sao cho trang trọng và chu đáo để chuẩn bị đón Tết. Vậy mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa như thế nào và cách bày mâm ngũ quả sao cho đúng thì không phải ai cũng biết. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
Mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng để chưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết của người Việt. Nó mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Theo thuyết duy vật cổ đại xưa thì tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu, đó chính là: kim loại (kim), nước (thủy), gỗ (mộc), lửa (hỏa) và thổ (đất) được gọi là ngũ hành. Và chính cái tư tưởng ấy đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt, được thể hiện ngay trên mâm ngũ quả ngày Tết.
Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.
Từ đó, có thể thấy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết vô cùng quan trọng và lớn lao biết nhường nào.
2. Sự khác biệt giữa mâm ngũ quả của 3 vùng miền
Các loại quả thường được bày biện trên mâm ngũ quả ngày Tết gồm có:
Chuối: tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm hạnh phúc bên nhau và cùng nhau hứng lấy may mắn, luôn bao bọc và che chở cho nhau suốt đời.
Phật thủ: tượng trưng cho bàn tay khổng lồ của Phật Tổ Như Lai luôn che chở cho cả gia đình.
Bưởi: thể hiện mong muốn an khang, thịnh vượng.
Lê, Đào, Cam, Quýt: tượng trưng cho sự thành đạt danh vọng, thăng tiến trong sự nghiệp.
Lựu: mong muốn con đàn cháu đống.
Táo: tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.
Thanh long: tượng trưng cho rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
Quả trứng gà/ Lêkima: là lộc trời cho.
Dưa hấu: căng tròn, mát lành thể hiện sự ngọt ngào, may mắn.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ: nghĩ là đầy đủ, tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Xoài: phát âm giống như “xài” tượng trưng cho cầu mong việc tiêu xài không thiếu thốn.
Mặc dù thường có những thức quả trên và đã gọi là mâm ngũ quả thì tất nhiên sẽ phải có đủ 5 loại quả thế nhưng theo từng quan niệm của vùng miền đồng thời phụ thuộc vào mùa xuân hoa trái khác nhau mà mâm ngũ quả ngày Tết cũng có sự khác nhau. Hãy cùng đi khám phá xem 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam sẽ có mâm ngũ quả khác nhau như thế nào nhé!
3. Mâm ngũ quả miền Bắc
Ở miền Bắc, đa số mọi người đều bày biện mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là nhất nhất vạn vật phải dung hòa cùng trời đất. Do đó, mâm ngũ quả cũng thường phải phối theo 5 màu: kim trắng, mộc xanh, thủy đen, hỏa đỏ, thổ vàng. Cũng bởi điều ấy mà mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Cách trình bày phổ biến và truyền thống nhất là: để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể cài xen kẽ quất, táo xanh hoặc quả ớt chín đỏ.
4. Mâm ngũ qua miền Trung
Miền Trung được ví như là đòn gánh đỡ 2 đầu Nam Bắc của đất nước ta. Nơi đây vốn là mảnh đất nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt và không hề nhận được sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng một chút nào. Do đó, vào dịp Tết Nguyên đán, ở đây rất ít hoa quả nên người dân cũng không quá câu nệ hình thức mà chủ yếu có gì cúng nấy và thành tâm dâng cúng lên tổ tiên, bày tỏ tấm lòng thành kính nhất. Bởi thế, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau và các loại quả thường thấy nhiều là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa…
5. Mâm ngũ quả miền Nam
Người dân miền Nam lại bày biện mâm ngũ quả với mong muốn là “cầu sung vừa đủ xài” để bước sang năm mới đủ đầy, sung túc. Do đó, trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn là con đàn cháu đống đầy nhà hay một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu xin sự may mắn. Trong khi, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc có thể thờ chuối, lê…thì người miền Nam lại rất kỵ một số loại quả có phát âm mang tên gọi với ý nghĩa không tốt như chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được, cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, lê gần với lê lết, đổ bể, thất bại.
Có thể thấy, mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt và mặc dù có sự khác biệt giữa các vùng miền nhưng tất cả đều thể hiện sự thành kính hướng về cội nguồn, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc.
6. Một số lưu ý khi bày trí mâm ngũ quả ngày Tết
Nhiều người thường rất hay có thói quen mua quả/trái cây sớm để bày trí mâm ngũ quả ngày tết nhưng nếu mua phải những quả chín ép sẽ rất nhanh hỏng. Không những thế, mâm ngũ quả thường được để sau 30 Tết vài ngày vì thế bạn không nên mua và bày mâm ngũ quả quá sớm trước Tết.
Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá, ví dụ như chuối phải là chuối xanh, các loại quả xoài, đu đủ, hồng…nên mua quả ương ương về bày để không bị thối.
Dù nhiều loại quả nhưng vẫn nên bày trí quả Phật thủ.
Không nên rửa quả trước khi đặt lên ban thờ vì sẽ làm quả sớm bị thối hoặc héo ở những chỗ còn đọng nước. Nếu bị như vậy, bạn có thể dùng khăn giấy ẩm lau là được.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.