YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp với những vai trò khác nhau có tác động rất lớn đến sự hình thành văn hóa của tổ chức. Hiểu được các yếu tố này sẽ giúp chủ doanh nghiệp đưa ra bộ văn hóa doanh nghiệp được chính xác và đem lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm:
Mục lục bài viết
1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Là tập hợp các giá trị, niềm tin, thói quen… được tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đồng thuận và nó ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp từ đó tạo ra bản sắc riêng cho từng doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Dương, Chuyên gia tư vấn về quản trị trải nghiệm khách hàng, hiện xu hướng xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm đang diễn ra rất mạnh. Lý do của nó là tính hiệu quả của việc tập trung vào khách hàng trong thời đại mà sản phẩm ngày càng ít có sự khác biệt. Trong khi đó, khách hàng ngày càng có nhiều thông tin, sự lựa chọn, chũng như khả năng lan tỏa, chia sẻ thông tin một cách mạnh mẽ trên mạng xã hội
Chi tiết xem:
Văn hoá doanh nghiệp được hình thành từ đâu?
Để hình thành nên một bản sắc riêng cho từng doanh nghiệp thì cần cả một quá trình đồng thời chịu bị tác động bởi nhiều yếu tố bao gồm cả bên trong và bên ngoài. Chi tiết cùng xem phần tiếp theo nhé
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp
2.1. Văn hoá dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc. Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu.
Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc… với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau. Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này sẽ được tổng hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp.
Vì vậy, văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó. Các giá trị văn hóa này ảnh hưởng doanh nghiệp thường xem xét trên 4 yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp.
- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
- Sự phân cấp quyền lực
- Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền
- Tính cẩn trọng
Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong công ty cũng như những giá trị đang có để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp.
Ngoài ra, sự đa dạng trong văn hóa dân tộc là một nguồn lực lớn của doanh nghiệp. Nếu được khai thác đúng cách, sự đa dạng này có thể mang lại sự phát triển đa chiều và toàn diện cho bất kỳ tổ chức nào.
Ưu thế nổi bật của văn hóa Việt Nam có thể kể đến như:
- Coi trọng tư tưởng nhân bản
- Chuộng sự hài hòa
- Tinh thần cầu thị
- Ý chí phấn đấu tự lực, tự cường…
Tuy nhiên cũng có không ít những hạn chế như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá… khiến cho doanh nghiệp gặp không ít trở ngại. Điều này đặt ra bài toán cho Ban lãnh đạo là làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế vốn có
Xem thêm:
2.2 Người lãnh đạo – yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp quan trọng nhất
Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp bởi họ là người xây dựng và phát triển nó
Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp bởi họ là người xây dựng và phát triển nó. Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi đã được đưa ra của công ty mà quyết định các biểu tượng, ngôn ngữ, cách ứng xử, giao tiếp… trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu tư tưởng và tính cách của mình thông qua:
- Tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên
- Sử dụng các truyện kể, huyền thoại, tạo cảm hứng…
- Xây dựng các chương trình lễ hội, kỷ niệm…
Có thể nói lãnh đạo giữ vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Bởi vì khi doanh nghiệp thay lãnh đạo mới, họ sẽ hình thành nên văn hóa doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.
Nếu các nhà lãnh đạo giao tiếp kém với nhân viên có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng “xấu” đến văn hoá doanh nghiệp. Vì vậy các công ty luôn phải đảm bảo rằng tất cả các vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao luôn phải duy trì sự giao tiếp với nhân viên để truyền những tầm nhìn, định hướng, mục tiêu của công ty.
2.3 Ảnh hưởng từ văn hoá bên ngoài (Giá trị tích luỹ được)
Văn hoá doanh nghiệp là một “tài sản vô hình” có đóng góp rất lớn vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vậy văn hóa này sẽ chịu những tác động từ bên ngoài nào? Hay nói cách khác giá trị tích lũy được là gì?
2.3.1 Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp
Những kinh nghiệm tập thể sẽ tác động đến cách xử lý những công việc của công ty
Đây là những bài học có được khi xử lý những vấn đề chung. Sau đó được ghi chép, tuyên truyền và phổ biến cho toàn thể doanh nghiệp được biết và thực hiện.
Những kinh nghiệm tập thể này sẽ tác động đến cách xử lý những công việc của công ty. Hầu hết, đó đều là những tác động tích cực giúp nâng cao hiệu suất công việc và cải thiện các mối quan hệ trong tập thể.
Ví dụ như kinh nghiệm giao dịch với khách hàng:
- Đối với những người dày dặn kinh nghiệm khi làm việc với khách hàng, họ sẽ rút ra những bài học, cách xử lý tình huống sao cho hiệu quả nhất.
- Khi đó các kinh nghiệm của họ có thể truyền tải tới các nhân viên khác thông qua các buổi đào tạo nội bộ, giúp nâng cao chuyên môn của nhân viên và thiết lập nên văn hóa chia sẻ, giúp đỡ ở doanh nghiệp.
2.3.2 Những giá trị học hỏi từ doanh nghiệp khác là yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp
Disney khiến những giám đốc marketing trên toàn cầu phải ghen tị
Bằng cách nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thông qua các buổi giao lưu doanh nghiệp… chúng ta có thể rút ra được những bài học riêng, những ưu điểm của họ để có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình.
Khi ấy các giá trị học hỏi này sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp đã cũ quả công ty. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần phải áp dụng một cách chọn lọc để đảm bảo phù hợp với công ty và phát huy hiệu quả. Ví dụ như: quy trình làm việc, cách làm việc với khách hàng…
Ví dụ về Công ty Walt Disney:
- Đã có hơn 90 năm kinh nghiệm làm hài lòng biết bao khách hàng trên toàn thế giới với phương pháp tiếp cận đa chiều, khiến những giám đốc marketing trên toàn cầu phải ghen tị, thương hiệu này đã trở thành thương hiệu gia đình hàng đầu thế giới với những người ủng hộ thương hiệu ở mọi độ tuổi.
- Vì làm sao Disney làm được điều đó? Câu trả lời khá đơn giản, họ luôn cố gắng không ngừng nghỉ trong việc tập trung vào khách hàng của mình. Trong nhiều thập kỷ, Disney đã coi việc tạo ra trải nghiệm khác biệt cho khách hàng là cốt lõi, trung tâm của tổ chức.
- Mô hình kinh doanh của Disney khá độc đáo, nhưng điều đó không có nghĩa rằng doanh nghiệp của bạn không thể tạo ra trải nghiệm khách hàng giống như Disney. Hãy bắt đầu từ việc lấy khách hàng là cốt lõi, là trung tâm của doanh nghiệp mình.
2.3.3 Những giá trị do 1 hay nhiều thành viên mới đến mang lại
Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng bởi các giá trị do 1 hay nhiều thành viên mới mang lại
Các nhân viên mới đến công ty luôn mang trong mình bản sắc văn hóa khác với văn hóa doanh nghiệp. Đó có thể là tiêu cực và tích cực. Nếu phù hợp, những điểm khác biệt đó sẽ tác động lên phòng ban của họ rồi lan truyền đến các phòng ban khác và cuối cùng là cả doanh nghiệp. Bởi vậy 1 hay nhiều thành viên mới là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp.
Vấn đề là cấp quản lý, lãnh đạo phải nhận ra những điểm khác biệt này để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu đó là tích cực hãy để họ phát huy. Nếu là tiêu cực thì hãy đưa họ dần dần vào khuôn khổ và loại bỏ dần nó ra khỏi tổ chức.
Trong quá trình tuyển dụng nhận sự ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, kỹ năng… thì doanh nghiệp nên lưu ý xem nhân viên có phù hợp với văn hoá công ty đang xây dựng hay không. Bởi một nhân viên “tiêu cực” có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến văn hoá doanh nghiệp, theo nghiên cứ của Harvard Business School cho thấy rằng: một nhân viên tiêu cực có thể gây thiệt hại 12.000 USD chi phí doanh thu của doanh nghiệp
2.3.4 Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội
Xu hướng hoặc trào lưu là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp
Đây có thể nói là sự tác động của thời đại, xu thế xã hội đến doanh nghiệp. Các giá trị này sẽ tùy thuộc vào mức độ phù hợp với doanh nghiệp mà mang lại những trào lưu mới trong công ty, tạo ra nhiều điều mới mẻ hoặc giúp nâng cao hiệu suất công việc, tăng khả năng kết nối nhân viên nếu biết vận dụng hợp lý
Ví dụ như: Xu hướng thắt cà vạt đến nơi làm việc, xu hướng sử dụng ngoại ngữ, tin học, xu hướng uống trà sữa…
Một văn hoá doanh nghiệp cũng không nên quá cứng nhắc bởi nếu quá quy tắc, chống lại sự đổi mới có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến văn hoá doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Google cho thấy về sự hợp tác tại 258 công ty cho rằng: 73% nhân viên tin rằng, công ty thành công hơn nếu họ được khuyến khích làm việc theo cách linh hoạt và có sự hợp tác.
Tóm lại Văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động chủ yếu từ 3 yếu tố: Văn hoá dân tộc, Người lãnh đạo, Ảnh hưởng từ văn hoá bên ngoài (Giá trị tích luỹ được). Trong đó yếu tố: NGƯỜI LÃNH ĐẠO là quan trọng nhất. Bởi vì
- Lãnh đạo tạo dựng nền tảng văn hóa Doanh nghiệp.
- Lãnh đạo hình thành , nuôi dưỡng môi trường và chuẩn mực văn hóa
- Tuyển chọn những người phù hợp với hệ giá trị văn hóa
- Lãnh đạo là tấm gương và động lực cho nhân viên
- Lãnh đạo là người thay đổi văn hóa Doanh nghiệp
Thực tế trong quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa qua, rất nhiều nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã trăn trở và quyết tâm tạo dựng và phát triển một văn hóa Doanh nghiệp mạnh, mang bản sắc riêng, thể hiện khát vọng và ý chí của nhà Lãnh đạo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức.Vì vậy, người lãnh đạo, người sáng lập phải thực sự hiểu rõ những tác động tiêu cực và tích cực của các yếu tố trên để xây dựng và đưa ra sự thay đổi cho phù hợp. Chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ thúc đẩy kinh doanh, phát huy năng lực nội tại và nguồn lực tập thể từ đó đưa doanh nghiệp phát triển lâu bền.