Dàn ý Suy nghĩ bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay lớp 10 chi tiết cụ thể
Dân tộc tất cả chúng ta đã trải quan rất nhiều khó khăn vất vả và khó khăn vất vả, để có được một Nước Ta như ngày thời điểm ngày hôm nay phải kể đến tình yêu nước nồng nàn và sự chăm sóc, đoàn kết yêu thương nhau của cả giống nòi. Tuy nhiên, do khoa học công nghệ tiên tiến tăng trưởng quá nhanh, con người dần trở nên xa cách với nhau hơn, hờ hững hơn với những yếu tố xã hội mà tập trung chuyên sâu cho nhiều thứ vổ bổ như : game, facebook, … Đây trở thành một tai hại của một vương quốc bới con người không còn tập trung chuyên sâu vào thao tác, không còn ý tưởng sáng tạo, tham vọng lớn lao như trước nữa, dần trở nên xa cách và thực dụng hơn, … Trong chương trình ngữ văn lớp 11, ta sẽ gặp bài văn Suy nghĩ bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay. Khi làm bài văn này, những bạn nên lý giải thế nào là bệnh vô cảm, biểu lộ của căn bệnh này, tình hình, nguyên do, mối đe dọa và những giải pháp khắc phục và đẩy lùi căn bệnh này. Hi vọng với dàn ý dưới đây, những bạn sẽ viết được một bài văn hoàn hảo. Nhưng những bạn chú ý quan tâm chỉ nên tìm hiểu thêm ý và diễn đạt lại theo lối hành văn của mình. Chúc những bạn thành công xuất sắc .
Mục lục bài viết
DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN SUY NGHĨ BỆNH VÔ CẢM TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu căn bệnh vô cảm
“Vô cảm” là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến ở trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là tỷ lệ người chưa thành niên mắc căn bệnh này ngày một tăng. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại. Do vậy, căn bệnh này sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển của xã hội, chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.
II. Thân bài
1. Thế nào là bệnh vô cảm
- “Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
- Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô’ người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác
2. Biển hiện của bệnh trầm cảm
Xem thêm: Giới trẻ Trung Quốc thích “ao nhà”
- Thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh mình.
- Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện. Ví dụ: những phong trào hiến máu, tình nguyện, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, những vấn đề lớn lao của xã hội… thờ ơ, coi như đó không phải là chuyện của mình.
- Thờ ơ trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người. Ví dụ: một tấm gương học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng vươn lên học giỏi, nhưng anh ta sẵn sàng bỏ qua, không để tâm đến, không biết ngưỡng mộ, và cảm phục.
- Thơ ơ với cái xấu, cái ác. Ví dụ: lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình.
- Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình, “nước chảy bèo trôi”, đến đâu hay đến đó, không cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên.
3. Thực trạng bệnh vô cảm hiện nay
- Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt.
- Xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi và đặc biệt, nghiêm trọng nhất là ở giới trẻ – thế hệ tương lai của đất nước.
4. Nguyên nhân, mối đe dọa
- Nguyên nhân
- Do cách sống vị kỉ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
- Do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại.
- Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”, văn hóa làng xã ngày một mai một dần, cái khái niệm gọi là “tắt lửa tối đèn” cũng mất dần đi.
- Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên anh ta thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình.
- Tác hại
- Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội.
- Biến ta trở thành kẻ máu lạnh, trơ lì trước cảm xúc và nỗi đau cũng như niềm vui người khác gặp phải.
- Trở nên xa lánh, bị mọi người ruồng bỏ.
- Sóng không có cộng đồng, dễ bị đào thải.
- Góp phần làm băng hoại và suy giam gá trị đạo đức nền tảng của cuộc sống, của nhân cách con người.
5. Cách khắc phục, phòng ngừa
- Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh.
- Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp…
- Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận của bản thân về bệnh vô cảm
Vô cảm hoàn toàn có thể sẽ thành thói quen xấu cho tất cả chúng ta và cả xã hội nếu như tất cả chúng ta không kịp ngăn ngừa và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá thể cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Khi yêu thương và sẻ chia yêu quý tất cả chúng ta sẽ tự cảm thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn .
Trinh Po – Wikihoc. com
Source: https://mix166.vn
Category: Giói Trẻ