Giáo trình thị trường tài chính file word – Tài liệu text
Mục lục bài viết
Giáo trình thị trường tài chính file word
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.92 KB, 76 trang )
CHƯƠNG MỘT: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL MARKET)
oOo
1.1.THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL MARKET):
Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay
người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao
đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định
nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị
trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó,
tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua
bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh
với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia
thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch vụ, thị trường lao động, và thị trường tài chính.
Thị trường tài chính (TTTC) là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán
các loại giấy tờ có giá hay các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nơi mà những
người cung cấp tiền tệ đáp ứng nhu cầu của những người khác về tiền tệ;
Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, tạo
điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế.
Thông qua thị trường tài chính hình thành giá mua giá bán các loại cổ phiếu, trái
phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất đi vay, lãi suất
cho vay, lãi suất ngắn, trung hạn và dài hạn.
Thị trường tài chính hoạt động hữu hiệu nhờ các tài chính trung gian (các công ty
chứng khoán, các quỹ đầu tư, ngân hàng…)
Đối tượng tham gia thị trường tài chính là những nguồn cung và cầu về vốn trong
xã hội của các chủ thể kinh tế như nhà nước, doanh nghiệp, gia đình…Chủ thể tham gia
trên thị trường tài chính là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung
cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công
ty tài chính, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng.
1.1.1.Bản chất, chức năng của TTTC:
1.1.1.1. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm:
Một quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển bền vững phải đáp ứng được nhu cầu
vốn. Muốn vốn đầu tư lớn phải gia tăng tiết kiệm. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cao sẽ
tạo điều kiện tăng tiết kiệm và tăng khả năng cung ứng vốn đầu tư.
1.1.1.2. Quá trình giao lưu vốn:
Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát
sinh từ nhiều chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội đầu tư thì thiếu vốn, những
người có vốn nhàn rỗi lại không có vốn đầu tư. Họ gặp nhau để thỏa mãn nhu cầu của
nhau.
1.1.1.3. Chức năng của TTTC:
– Tập trung các khoản tiết kiệm thành nguồn vốn lớn: Thông qua TTTC, những nhà
đầu tư có thể dùng những khoản tiền nhàn rỗi của mình để mua bán các loại chứng khoán
trên thị trường; những khoản vốn đó được tập thành những khoản vốn tương đối lớn để
các chủ thể huy động vốn phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh
doanh, làm gia tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các chủ
thể.
– Kích thích tiết kiệm và đầu tư: Muốn đầu tư trên thị trường tài chính kể tìm kiếm lợi
nhuận, các nhà đầu tư phải có một khoản vốn nhàn rỗi nhất định, điều đó sẽ kích thích
các nhà đầu tư tăng cường tiết kiệm để tích lũy vốn đầu tư. Đồng thời thông qua quá
trình đầu tư, họ có thể sẽ nhận được một khoản lợi nhuận tương lớn, điều đó tạo cho các
nhà đầu tư càng muốn đầu tư nhiều hơn để đạt được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.
– Hình thành giá cả các loại tài sản tài chính: Thông qua thị trường tài chính, giá cả của
các loại tài sản tài chính sẽ được hình thành thông qua quy luật cung cầu.
– Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính: Tính thanh khoản là khả năng dễ dàng
chuyển đổi thành tiền mặt của các loại tài sản tài chính. Ví dụ, khi một nhà đầu tư bỏ hết
tiền ra để mua cổ phiếu trên thị trường, đến khi cần tiền gấp thì anh ta có thể bán lại các
cổ phiếu đó cho các nhà đầu tư khác và thu tiền về.
Vị trí, vai trò của TTTC:
Vị trí của thị trường tài chính:
Trong mối quan hệ tương quan với các thị trường khác, thị trường tài chính có vị
trí là thị trường khởi điểm cho các loại thị trường, nó có tác dụng chi phối điều hành và
xâm nhập vào các loại thị trường khác.
Vai trò của thị trường tài chính:
Thị trường tài chính là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi ích kinh
tế khác nhau của các thành viên khác nhau trên thị trường.
Thị trường tài chính nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản
xuất của nền kinh tế.
Thị trường tài chính tạo ra cơ hội đầu tư và đem lại lợi ích cho mọi thành viên
trong xã hội.
1.1.2. Phân loại TTTC:
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn:
a. Thị trường tiền tệ (Money Market):
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các giấy tờ có giá trị ngắn hạn, có kỳ hạn
dưới một năm.
Thị trường tiền tệ bao gồm 03 loại thị trường sau:
– Thị trường liên ngân hàng (Interbank Market)
– Thị trường vốn ngắn hạn (Shorterm Market)
– Thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market)
b. Thị trường vốn (Capital Market):
Còn gọi là thị trường vốn dài hạn, là một bộ phận quan trọng của thị trường tài
chính hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn trong xã hội tập trung thành
nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp và chính phủ nhằm mục đích phát
triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay các dự án đầu tư.
Thị trường thế chấp (Mortgage Market):
Cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp thường đòi hỏi phải có tài
sản thế chấp. Hoạt động trên thị trường này là các NHTM và các tổ chức tín dụng phi
ngân ngân hàng.
Thị trường cho thuê tài chính (Leasing Market):
Cho thuê tài chính là một loại hình tài trợ vốn hiệu quả cho các DN đầu tư đổi mới
trang thiết bị công nghệ. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông
qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên
cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê.
Thị trường chứng khoán (Stock Market):
Để huy động được các nguồn vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua
hình thức tài chính gián tiếp, chính phủ và một số công ty còn thực hiện huy động vốn
thông qua việc phát hành các chứng khoán.
Chứng khoán là công cụ thể hiện quyền sở hữu trên một công ty (cổ phiếu) quyền
chủ nợ đối với một công ty, chính phủ hay chính quyền đại phương (trái phiếu).
1.1.2.2. Căn cứ vào tính chất chuyên môn hóa của thị trường:
a. Thị trường công cụ nợ
Là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn dựa trên việc phát hành các
công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…). Thực chất những công cụ nợ là thỏa thuận
có tính hợp đồng trong đó người vay vốn thanh toán cho người giữ công cụ một khoảng
tiền cố định trong thời gian nhất định.
b. Thị trường công cụ vốn:
Là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các cổ
phiếu bán cho người có vốn. Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông, họ góp vốn vào
công ty để tiến hành sản xuất kinh doanh với tinh thần lời ăn, lỗ chịu.
c. Thị trường công cụ phái sinh:
Chứng khoán phái sinh bao gồm:
Chứng quyền(Warrant):
Chứng quyền: là quyền cho phép người sở hữu nó được mua một lượng cổ phiếu xác
định, với một mức giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Chứng quyền thường được
các công ty cổ phần phát hành kèm theo các đợt phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi
nhằm làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành.
Quyền chọn (Option):
Bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán:
Quyền chọn mua:
Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người bán.
Người mua sẽ có quyền được mua (không bắt buộc mua) một lượng tài sản nhất định theo
một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Người bán
nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản như đã thoả thuận cho
người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời điểm xác định trong tương lai (hoặc
trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện quyền chọn mua.
Quyền chọn bán:
Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp quyền
chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức giá nhất
định trong tương lai.
Hợp đồng tương lai (Future):
Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp
đồng về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã được xác định cho
tương lai mà không phụ thuộc vào giá cả của thị trường tại thời điểm tương lai đó.
Mục đích: Nhằm giảm bớt rủi ro xảy ra do các biến cố có thể đẩy giá cả lên cao hoặc
xuống thấp trong tương lai.
Một số loại hợp đồng tương lai cơ bản: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán,hợp
đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợp
đồng tương lai kim loại và khoáng sản.
1.1.2.2. Căn cứ vào cơ cấu các thị trường:
a. Thị trường sơ cấp:
Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành lần đầu. Trên thị trường
này vốn từ nhà đầu sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua
các chứng khoán mới phát hành.
Vai trò của thị trường sơ cấp: (i) Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động thông
qua việc phát hành chứng khoán. (ii) Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp
đưa các khoản tiền nhàn rỗi vào đầu tư.
Đặc điểm của thị trường sơ cấp: (i) Là thị trường không liên tục và là nơi duy nhất
mà các chứng khoán mang lại nguồn vốn cho người phát hành. (ii) Những người bán trên
TTSC thường là kho bạc NHNN, Cty phát hành, Cty bảo lãnh phát hành. (iii) Giá CK trên
TTSC do tổ chức phát hành quyết định và in ngay trên CK.
b. Thị trường thứ cấp:
Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên TTSC. TTTC đảm bảo
tính thanh khoản cho các CK đã phát hành.
Vai trò của TT thứ cấp: (i) Cung cấp thị trường, tạo điều kiện dễ dàng để mua bán
những công cụ trên thị trường SC. (ii) Xác định giá của các loại chứng khoán thông qua
cung cầu.
Đặc điểm của TT thứ cấp: (i) Khoản tiền thu được từ việc bán CK thuộc về các nhà
đầu tư, các nhà kinh doanh CK. (ii) Giá CK do cung cầu quyết định. (iii) Là thị trường
hoạt đông liên tục, các nhà đầu tư có thể mua bán nhiều lần trên TTTC.
1.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (MONEY MARKET):
1.2.1.Thị trường tiền tệ (TTTT):
Ngày nay phần lớn các hoạt động kinh tế của chúng ta đều thực hiện thông qua
tiền. Đối với cá nhân, tiền là phương tiện và mục đích hoạt động kinh tế. Đối với quốc
gia, tiền được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô.
Tiền là bất cứ phương tiện nào đó được thừa nhận chung để làm trung gian cho
việc mua bán hàng hoá. Sự ra đời của tiền là một cuộc cách mạng lớn trong hoạt động
kinh tế trong thực tế. Tiền trải qua nhiều hình thức nhiều giai đoạn phát triển từ thấp đến
cao theo thời gian lịch sử. Mãi đến thế kĩ XX, thì vai trò của tiền mới được nhận thức
đúng đắn. Các nhà kinh tế một mặt nhấn mạnh vai trò của tiền nói chung, nhận thức được
các tác động của tiền đối với việc ổn định và phát triển kinh tế, đối với quốc gia, tiền
được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô.
Hiện nay trên thị trường thường biểu hiện dưới dạng tiền mặt, tiền kim khí, tiền
gởi ngân hàng, tiền gởi dưới dạng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền dự
trữ dưới dạng các động sản, chứng khoán hoặc dưới dạng các phiếu vay nợ, các chứng từ
thương mại có khả năng chuyển đổi thành tiền.
Như vậy, từ khi tiền tệ xuất hiện đã làm xuất hiện nhiều nhu cầu khác nhau về tiền
thúc đẩy sự hình thành của thị trường tiền tệ.
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các giấy tờ có giá trị ngắn hạn, có kỳ hạn
dưới một năm. Hiểu theo nghĩa giản đơn, thị trường tiền tệ là thị trường vay và cho vay
vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
Tham gia trên thị trường có nhiều chủ thể kinh tế là các ngân hàng thương mại, các
tổ chức môi giới, chủ thể cho vay, đại diện cho nguồn cung về vốn ( ngân hàng nhà nước,
ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng…) chủ thể đi vay, đại diện cho các nguồn
cầu về vốn (ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, các kho bạc…)
Vai trò của thị trường tiền tệ:
Thị trường tiền tệ điều tiết cung cầu về vốn ngắn hạn, thị trường tiền tệ giữ vai trò rất
quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động các doanh nghiệp trong nền kinh tế đặc biệt là các
ngân hàng, bổ sung kịp thời nhu cầu vốn cũng như điều hoà các nguồn vốn tiền tệ từ nơi
thừa đến nơi thiếu vốn và thông qua hoạt động đã ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả
tín dụng của tiền gởi ngắn hạn.
Mặc dù là thị trường vốn ngắn hạn nhưng nó cũng mang màu sắc của thị trường dài
hạn vì các chủ hoạt động trên thị trường tiền tệ bao giờ cũng có kết hợp về vốn với việc
đầu tư tiền tệ vốn ngắn hạn.
Tóm lại, theo nghĩa cổ điển thị trường tiền tệ là thị trường liên ngân hàng với hai chức
năng cơ bản là:
– Cân đối vốn vay giữa ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng.
– Cân đối khả năng thanh toán tín dụng giữa các tổ chức.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền tệ đã đóng góp phần quan trọng trong
chức năng điều tiết vĩ mô của ngân hàng nhà nước, góp phần điều hoà cung cầu về tiền tệ
và ngăn chặn tình trạng lạm phát có hiệu quả.
1.2.2.Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ:
Trên thị trường tiền tệ có các loại trái phiếu kho bạc ngăn hạn, thương phiếu (phiếu
nợ xuất phát từ việc mua bán trả chậm hoặc tương trưng cho vật sở hữu trên một số hàng
ký gởi), hối phiếu (phiếu ghi nợ do người bán hàng ký phát trao cho người mua hàng trả
chậm, trong đó yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người
hưởng lợi qui định trong hối phiếu), các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (một
biên nhận của ngân hàng xác nhận có giữ số tiền gửi của khách hàng trong đó qui định
khách hàng đó sẽ được một số lãi hàng năm và nhận đủ số vốn khi đáo hạn. Người có
chứng chỉ này không được rút tiền khi đáo hạn nhưng có thể mang nó đổi lấy tiền mặt tại
thị trường tiền tệ.)
1.3.THỊ TRƯỜNG VỐN (CAPITAL MARKET):
1.3.1.Thị trường vốn:
Thị trường vốn là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán và giấy
nợ trung và dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ…
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức thị trường vốn gồm:
– Thị trường sơ cấp hay thị trường phát hành: Là thị trường mua bán các giấy có giá
được phát hành lần đầu tiên. Chủ yếu là các cổ phiếu, trái phiếu và thông thường việc
mua bán này được thực hiện thông qua các ngân hàng và các công ty tài chính.
– Thị trường thứ cấp: Là thị trường thay đổi quyền sở hữu chứng khoán cho những cổ
phiếu, trái phiếu đang lưu thông trên thị trường.
Tham gia thị trường vốn gồm các chủ thể mua bán và môi giới các loại chứng
khoán như Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức môi giới, các tổ chức xã hội và các tầng
lớp dân cư. Trong đó, nhà môi giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mối
quan hệ giữa người mua và người bán chứng khoán và trong quan hệ giữa cung và cầu
chứng khoán.
Bản chất thị trường vốn:
Chúng ta thấy các hoạt động trao đổi mua bán và chuyển nhượng các chứng khoán là
hình thức hoạt động diễn ra chủ yếu và thường xuyên trên thị trường chứng khoán, đây
không phải là các sự việc mua đi bán lại hay chuyển đổi các giấy tờ có giá trị từ tay chủ
thể này sang tay chủ thể khác một cách đơn giản. Thực chất, đây chính là quá trình vận
động tư bản ở hình thức tiền tệ hay nói cách khác nó là quá trình chuyển tư bản sở hữu
sang tư bản kinh doanh. Do đó, các quan hệ mua bán các chứng khoán trên thị trường
chứng khoán phản ánh sự thay đổi các chủ thể sở hữu về tư bản. Đây là việc xảy ra thực
tế đối với một chủ thể kinh doanh, khi anh ta là người tham gia vào hoạt động của thị
trường chứng khoán với tư cách khác nhau. Vì vậy, xét về mặt bản chất phản ánh các
quan hệ trao đổi mua bán không phải một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất và các
khoản tiền mặt, mà là các quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn tiền mặt.
Vai trò thị trường vốn:
Thị trường vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường.
có thể nói hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường vốn hoạt động có hiệu quả và có tác
dụng tích cực trong việc cung ứng kịp thời cho các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đặc
biệt là vốn trung và dài hạn. Là nơi dừng chân lí tưởng cho các nguồn tiết kiệm và cũng là
nơi các dự án phát triển kinh tế tiếp nhận được nguồn vốn.
Bên cạnh đó, thị trường vốn còn là nơi diễn ra quá trình chuyển nhượng về vốn, tài
sản là môi trường thuận lợi cho việc đa dạng hoá các chủ thể sở hữu về vốn đã kích thích
các nhà đầu tư vì nó tạo điều kiện cho quá trình lưu thông chứng khoán, làm cho người sở
hữu chứng khoán có thể dễ dàng chuyển vốn đầu tư của mình nhanh chóng từ lĩnh vực
này sang lĩnh vực khác.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được kinh thành từ chính sự sôi động của thị
trường và trên thị trường vốn đặc trưng cho quá trình hoạt động chỉ có hai chủ thể mua và
bán.
1.3.2.Các công cụ tham gia trên thị trường vốn:
Trên thị trường vốn có các loại như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ. Ngoài ra còn có
các loại giấy tờ có giá trị khác như tín phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư… Vì các công cụ
này có thời hạn kéo dài do đó giá cả của chúng luôn dao động và rủi ro hơn so với các
công cụ của thị trường tiền tệ.
CHƯƠNG HAI: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (STOCK MARKET)
oOo
2.1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:
2.1.1. KHÁI NIỆM:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn mà tại đó diễn ra việc
mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn.
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm
là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua
bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu
từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các
chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt
động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể
nắm giữ chứng khoán.
Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock
exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một
địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để
hình thành nên giá giao dịch.
TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường
OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên
khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được
hình thành theo phương thức thoả thuận.
2.1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất
phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành
phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê
để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần
dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn
cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và
dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc
chung cho mọi thành viên tham gia ”thị trường”.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình
Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là
“Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.
Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát
lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây
thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã
đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này
được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần
lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành
viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại
được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị
trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán…
với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong
đó.
Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự
phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trời
với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ở Mỹ cho
đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng
khoán chính thức được thành lập.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức
giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối
lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã
dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch
thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay
cho thủ công trước kia.
Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển
thăng trầm lúc lên, lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế
giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưng
rồi đến “ngày thứ năm đen tối” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán
Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin. Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ
2 kết thúc, các thị trường chứng khoán cũng hồi phục dần và phát triển mạnh và rồi cho
đến năm 1987 một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán.
Thế giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không
đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và
phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929.
Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới
lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy,
giá chứng khoán của tất cả các thị trường chứng khoán trên Thế giới sụt kinh khủng tuy
ở mỗi khu vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho thị
trường chứng khoán toàn cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước.
Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch
chứng khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực Đông nam
Á phát triển vào những năm 1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như Balan, Hunggari,
Séc, Nga, và Châu Á như Trung quốc vào những năm 1980 – đầu năm 1990.
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy
thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các
nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi
thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng
cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau
đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành. Kinh nghiệm đối với những thị
trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt
động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về
hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm
ngặt của Nhà nước.
Song cũng có một số thị trường chứng khoán có sự trục trặc ngay từ ban đầu như
thị trường chứng khoán Thái Lan, Inđônêsia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu
hàng hoá và do không được quan tâm đúng mức, thị trường chứng khoán Philippine kém
hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động của 2 Sở giao dịch chứng
khoán Makita và Manila, thị trường chứng khoán Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉ
đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp, …
Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được
trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang
phát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân.
2.2. PHÂN LOẠI, CHỨC NĂNG, VÀ VAI TRÒ CỦA TTCK:
2.2.1. PHÂN LOẠI:
Xét về phương diện pháp lý:
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập
trung
Thị trường chứng khoán tập trung (Stock Exchange)
Là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các
loại chứng khoán đã được niêm yết
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC):
Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập
trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch.
Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán,
không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán.
Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những chứng khoán chưa đủ điều
kiện niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.
Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán:
Thị trường chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp:
Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra các
hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường
tạo vốn cho đơn vị phát hành.
Thị trường thứ cấp:
Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra các
giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường
thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ
cấp.
Nếu xét về phương thức giao dịch:
Thị trường chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và thị trường giao sau.
Thị trường giao ngay:
Là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc
thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận.
Thị trường giao sau:
Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được
thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một
thời hạn ở tương lai.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoán
còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh.
2.2.2. CHỨC NĂNG:
2.2.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi
của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất
xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động
được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ
các nhu cầu chung của xã hội.
2.2.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội
lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời
hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả
năng, mục tiêu và sở thích của mình.
2.2.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một
trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho
thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu
quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
2.2.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách
tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp
được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản
phẩm.
2.2.2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và
chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng
trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.
Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng
giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có
thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và
quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp
tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền
kinh tế.
2.2.3. VAI TRÒ CỦA TTCK:
2.2.3.1. Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử
dụng nguồn vốn tiết kiệm vào công cụ đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được huy động từ mọi tầng lớp nhân dân và
nguồn vốn vày thường rất phân tán nên cần phải có những định chế đặc biệt thực hiện để
thu hút nguồn vốn này. Vai trò của ngân hàng là thu hút vốn và bảo vệ sự an toàn tiền ký
gởi của cá nhân cũng như các đơn vị và trong quá trình đó ngân hàng có thể sử dụng một
tỷ lệ nhất định của tiền ký gởi để cho vay đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh
khoản cao. Ngân hàng hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận nhưng cũng phải đảm bảo mọi
thanh toán của khách hàng. Cho nên phải cân nhắc giữa lợi nhuận và thanh khoản. Trong
nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng thương mại có chổ dựa vững chắc là ngân
hàng trung ương. Đây là mối quan hệ truyền thống trong hệ thống ngân hàng để huy động
và cấp tín dụng cho cá nhân hay đơn vị có nhu cầu.
Với sự ra đời của thị trường chứng khoán, một hệ thống thứ hai khuyến khích tiết
kiệm và đầu tư của dân chúng cũng như những định chế có khả năng huy động các nguồn
vốn trong dân chúng. Hoạt động của TTCK là thu hút nguồn vốn lớn cho cả khu vực tư
cũng như khu vực công. Nguồn vốn này không phải do TTCK thu hút, nhưng chính nhờ
có thị trường chứng khoán và hoạt động của nó, cá nhân và định chế tài chính mới đầu tư,
vì người ta biết rằng thanh khoản có thể đảm bảo khi có nhu cầu.
2.2.3.2.Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn.
Trước đây, khi thị trường chứng khoán chưa hình thành, các đơn vị kinh tế đều lệ
thuộc vào ngân hàng để có vốn hoạt động, có nghĩa là phải đi vay với lãi suất biến đổi tuỳ
theo thị trường. Ngày nay, tại hầu hết các nước, các đơn vị kinh tế cũng như nhà nước đã
huy động vốn trực tiếp từ các nguồn tiết kiệm bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái
phiếu.
Nhờ có thị trường chứng khoán mà các nhà trung gian, các nhà môi giới, các nhà
bảo lãnh cổ phiếu của đơn vị kinh tế có thể phát hành bán rộng rãi trong công chúng để
huy động vốn. Do đó được đảm bảo và được sử dụng lâu dài. Càng làm ăn có hiệu quả, cổ
phiếu càng có giá. Đơn vị kinh tế không phải lo lắng về thời gian hoàn trả như đi vay
ngân hàng và cũng không phải bận tâm về giá trị cổ phiếu lên xuống.
Về phía chính phủ trung ương hay địa phương cũng có thể huy động vốn bằng
cách phát hành các loại chứng khoán như công khố phiếu hay tín phiếu kho bạc chính phủ
cũng có sử dụng tập đoàn bảo lãnh phát hành hay thông qua ngân hàng. Các loại trái
phiếu của chính phủ là một công cụ phổ biến để huy động nguồn vốn cần thiết cho chi
tiêu và đầu tư của chính phủ thay vì phải sử dụng biện pháp phát hành tiền tệ dễ dẫn đến
lạm phát. Không có TTCK thì nhà nước vẫn phát hành được chứng khoán nhưng có thị
trường chứng khoán thì nhà nước bán được một cách dễ dàng hơn. Vì trái phiếu chính
phủ cũng là một chứng khoán chuyển khi cần tiền sở hữu chủ có thể đưa nó ra bán tại
TTCK. Dân chúng thường thích các loại công trái quốc gia vì được lãi suất ổn định và
đảm bảo thu hồi vốn lúc đáo hạn. Nó phù hợp với những nhà đầu tư không thích mạo
hiểm, không chấp nhận rủi ro cao.
2.2.3.3.Thị trường chứng khoán là công cụ làm giảm áp lực lạm phát.
Ngân hàng trung ương với vai trò điều hoà lưu thông tiền tệ, khi xuất hiện hiện
tượng lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ đưa ra bán các loại kỳ phiếu trên TTCK với lãi
suất cao để thu hút bớt số tiền đang lưu thông về. Với chính khách khuyến khích bằng lãi
suất và đảm bảo chi trả, dân chúng sẽ sẳn sàng mua kỳ phiếu ngân hàng và từ đó sẽ làm
giảm áp lực lạm phát.
2.2.3.4.Thị trường chứng khoán có tổ chức sẽ là nơi cung cấp mọi thông tin cần
thiết về các loại cổ phiếu, chứng khoán và các công ty chứng khoán.
Thị trường chứng thu thập và phân tích các nguồn thông tin cần thiết như thành
tích trong quá khứ của một đơn vị kinh tế, triển vọng trong tương lai của đơn vị đó cũng
như sự đối chiếu với các loại chứng khoán khác. Nếu không có TTCK mỗi cá nhân phải
tự tìm tòi các nguồn thông tin cần thiết và cũng không thể đầy đủ. Điều này sẽ hạn chế
hoạt động của thị trường, hạn chế sự lưu chuyển nguồn vốn và tăng mức rủi ro, làm cho
sự phân bổ tài nguyên trong đầu tư kém hiệu quả. Trong một hệ thống không có thị
trường chứng khoán, sự hình thành và kinh doanh chứng khoán sẽ rất tốn kém mà không
có hiệu quả. Người phát hành có thể phải đi rao bán từng nhà, tìm từng khách hàng và thị
trường. Như vậy sẽ không vượt ra ngoài phạm vi hẹp, không thể đưa vốn từ nơi thừa đến
nơi thiếu.
2.2.3.5.Thị trường chứng khoán đảm bảo tính thanh khoản.
Thị trường sơ cấp đảm nhận việc phát hành cổ phiếu, chứng khoán mới trong khi
đó thị trường thứ cấp là nơi mua bán các loại chứng khoán đã phát hành. Việc mua bán
chứng khoán trên thị trường thứ cấp không tạo thêm nguồn vốn mới cho đơn vị kinh tế
hay chính phủ mà chỉ thay đổi quyền sở hữu đối với chứng khoán. Thị trường thứ cấp có
vai trò kinh tế quan trọng là bảo đảm tính thanh khoản của các loại công cụ tài chính, có
nghĩa là các chứng khoán có thể thông qua các trung gian các nhà môi giới bán ra để thu
tiền mặt đáp ứng nhu cầu cần thiết đối với cá nhân hay tổ chức. Chính sự đảm bảo này
mà các nhân hay định chế tài chính sẳn sàng mua cổ phiếu hay chứn khoán trên thị trường
sơ cấp. Nếu không có phương tiện này người ta sẻ rất e dè trong việc sử dụng những
nguồn tiết kiệm hoặc dự phòng bất trắc. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến các điều kiện
tiên quyết để hiện kim hoá cổ phần hay chứng khoán.
– Phương tiện dễ dàng và phí thực hiện thấp. Nếu mất nhiều phí cao, cổ phiếu hay
chứng khoán có tính thanh khoản thấp.
– Nguồn vốn chính phải được bảo vệ, không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá
trị. Mọi biến động trên thị trường đều tạo ảnh hưởng trên giá trị cổ phiếu hay chứng
khoán. Do đó, đôi khi người muốn bán không đảm bảo được vốn chính (mệnh giá) của cổ
phiếu.
– Chứng khoán có thời gian thu hồi càng lâu, tính thanh khoản càng thấp.
2.2.3.6. Thị trường chứng khoán thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả kinh tế,
đàng hoàng hơn.
Nhờ TTCK, các doanh nghiệp mới có thể phát hành, đem bán các cổ phiếu, trái
phiếu của họ.
UBCK nhà nước chỉ chấp nhận các cổ phiếu, trái phiếu của những công ty đầy đủ
các điều kiện: Kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, có doanh lợi…và dân chúng
chỉ mua của những công ty có uy tín. Với sự tự do lựa chọn của người mua cổ phiếu, để
bán được cổ phiếu, không có cách nào khác hơn là những nhà quản lý doanh nghiệp phải
tính toán làm ăn đàng hoàng và có hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, luật lệ của TTCK bắt buộc
các doanh nghiệp tham gia TTCK phải công bố công khai các báo cáo tài chính, kết quả
kinh doanh hàng năm trước công chúng…Qua đó dân chúng có cơ hội nhận định đánh giá
được từng công ty.
Việc mua bán cổ phiếu của công ty một cách tự do, người có cổ phiếu trở thành sở
hữu chủ của công ty, họ có thể kiểm soát công ty một cách dễ dàng qua các cơ quan quản
lý công ty và nhận biết được khả năng hoạt động của công ty qua sự chấp nhận của
TTCK. Từ đó thúc đẩy công ty phải làm ăn đàng hoàng hơn, tốt hơn.
2.2.3.7.Thị trường chứng khoán tạo môi trường về đầu tư.
Chúng ta biết rằng nguồn tiết kiệm tiềm tàng trong dân chúng là rất lớn và hệ
thống ngân hàng chưa thể thu hút hết nguồn vốn tiềm tàng này. Hơn nữa, dân chúng chưa
phân biệt rõ thế nào là hùn vốn. Chúng ta đã thấy nhiều công ty cổ phần ra đời và nhiều
cổ đông đã xem phần vốn của mình như là một loại ký thác và đòi hỏi đơn vị phải đảm
bảo một lãi suất tương ứng cho phần hùn của mình không cần biết đơn vị làm ăn ra sao.
Thị trường chứng khoán với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý hữu hiệu,
sẽ là môi trường thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu và các loại chứng khoán cũng như
mọi nghiệp vụ mua bán ở thị trường thứ cấp. Với sự phổ biến và hướng dẫn rộng rãi,
người dân sẽ sử dụng nguồn tiết kiệm của mình để mua cổ phiếu hay chứng khoán với
niềm tin về lợi nhuận hay tiền lãi đảm bảo. Dĩ nhiên là các nhà trung gian và các nhà môi
giới phải làm tốt vai trò trung gian của mình để cho các nhà đầu tư riêng lẻ được thông
tin đầy đủ về các công ty phát hành đã hoặc đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu. Nguồn tiết
kiệm quan trọng này nếu không có TTCK sẽ tiếp tục nằm dưới dạng cất trữ không sinh lợi
cho bản thân người cất trữ và cũng chẳng đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế. TTCK
không những khuyến khích đầu tư mà còn là nơi tạo điều kiện thực hiện mọi sự mua bán
dễ dàng khi cần thiết. Sự phát triển của thị trường sơ cấp càng trở nên hấp dẫn và tạo thói
quen cho mọi người tham gia vào hoạt động của thị trường.
2.2.3.8.Thị trường chứng khoán điều tiết việc phát hành cổ phiếu.
Sự tồn tại và phát triển của TTCK hoàn toàn phụ thuộc vào sự tham gia thị trường
của các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, sự tham gia này phải có điều kiện và chỉ khi nào các
điều kiện này được thoả mản đầy đủ, các đơn vị mới có khả năng yết giá trên thị trường
chứng khoán để tiến hành mua bán. TTCK có quyền tạm ngưng mua bán một loại cổ
phiếu nào đó nếu có vi phạm có thể đưa đến thiệt hại cho nhà đầu tư và chỉ cho phép giao
dịch trở lại khi mọi điều kiện cần thiết được đáp ứng đầy đủ. Như vậy, vai trò quản lý của
TTCK là đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư bằng cách xem xét, đánh giá các loại cổ
phiếu trước khi cho phép đưa ra mua bán. Vai trò điều tiết của TTCK còn có thể hướng
các đơn vị kinh tế đầu tư vào các ngành hay các lĩnh vực như thúc đẩy chương trình cổ
phần hoá các doanh nghiệp bằng cách phát hành cổ phiếu của những đơn vị đã được đánh
giá tương đối chính xác.
2.2.3.9.Thị trường chứng khoán thu hút vốn từ nước ngoài.
Đầu tư vốn vào đâu để không bị mất vốn và có lời cao nhất là vấn đề nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm. Chính TTCK sẽ là nơi các nhà đầu tư nước ngoài theo dõi và nhận
định hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước. TTCK còn tạo môi trường
thích hợp để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một cách dễ dàng. Họ chỉ cần bỏ vốn vào
TTCK để mua cổ phiếu hoặc cộng tác với các doanh nghiệp trong nước thành lập công ty
cổ phần, rồi đem bán cổ phần trên thị trường. Như vậy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua
TTCK là một hình thức đầu tư rất hữu hiệu.
2.3. BẢN CHẤT, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN CỦA SỰ
HÌNH THÀNH TTCK:
2.3.1. BẢN CHẤT:
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng
khoán trung và dài hạn. Xét về mặt hình thức, hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển
nhượng các chứng khoán chỉ là việc trao đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán, còn về
mặt thực chất chính là quá trình vận động tư bản ở hình thái tiền tệ, tức là quá trình từ tư
bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Các quan hệ mua bán chứng khoán trên thị trường
chứng khoán phản ánh các sự thay đổi chủ sở hữu về chứng khoán. Chủ thể tham gia thị
trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư, anh ta là chủ sở hữu tư bản, còn khi tham
gia với tư cách là người sử dụng vốn đầu tư, anh ta thực hiện chức năng của tư bản kinh
doanh. Do đó, thị trường chứng khoán xét về bản chất, không chỉ phản ánh các quan hệ
trao đổi mua bán một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất và các khoản vốn bằng tiền,
mà là các quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền. Nói cách khác, thị trường
chứng khoán là nơi buôn bán các quyền sở hữu về tư bản.
Tư bản hiện nay được lưu thông như một loại hàng hoá thông thường có giá trị và
giá trị sử dụng. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng
hoá.
2.3.2. MỤC TIÊU:
Thị trường chứng khoán được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn trong quá trình phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán điều tiết hữu hiệu
nhất các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn, tạo điều kiện
cho nhiều người sử dụng vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán luôn đảm bảo và phục vụ
cho bất cứ đối tượng nào có nhu cầu về vốn. Thị trường chứng khoán khác với ngân hàng
là cung cấp vốn cho doanh nghiệp kịp thời, đúng lúc là đầy đủ số lượng cần thiết đồng
thời không phải thông qua thủ tục hành chính quá khắc khe. Thị trường chứng khoán tạo
điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán nâng cao hiệu
quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Thị trường chứng khoán mở rộng dịch vụ tài
chính thông qua hoạt động của các tổ chức tài chính.
2.3.3. NGUYÊN NHÂN:
Kinh nghiệm thế giới cho thấy các nước phát triển theo cơ chế thị trường đều phải
tuân thủ theo các quy luật khắc khe của thị trường: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,
các quy luật của quan hệ cung cầu. Thị trường chứng khoán là một yếu tố cấu thành đặc
biệt quan trọng của nền kinh tế thị trường và nó cũng đầy đủ các đặc trưng của một thị
trường, nó tồn tại khách quan và ra đời tự phát trong nền kinh tế thị trường. TTCK ra đời
do các yếu tố khách quan sau:
– Sự luân chuyển các nguồn vốn tài chính giữa các doanh nghiệp được diễn ra thông qua
các hoạt động mua bán tự do cổ phiếu, trái phiếu chủ yếu được thực hiện trên thị trường
chứng khoán.
– Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng cao làm cho các quan hệ thị trường nội địa
nhanh chóng thay đổi theo xu hướng phát trển của thị trường thế giới.
– Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chính phủ, các pháp nhân, các thể nhân thiếu vốn
để đầu tư đã tổ chức phát hành các giấy nợ ngắn, trung và dài hạn, các cổ phiếu, trái phiếu
có khả năng thanh toán và luôn có chuyển đổi từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác.
2.4. CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA TRÊN TTCK:
2.4.1.Nhà phát hành:
Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành
các chứng khoán.
2.4.2. Nhà đầu tư:
Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể
được chia thành 2 loại:
– Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên
TTCK với mục đích kiếm lời.
– Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với
số lượng lớn trên thị trường.
Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo
hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng
khoán.
2.4.3. Các công ty chứng khoán:
Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một
hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát
hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh
2.4.4. Các tổ chức có liên quan đến TTCK:
– Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam.
– Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những
quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán phù hợp với các quy định của
luật pháp và UBCK.
– Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng
khoán.
– Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực
thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết
của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
2.5. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK:
2.5.1. Nguyên tắc cạnh tranh:
Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng
khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà
phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà
đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường
thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao
nhất.
2.5.2. Nguyên tắc công bằng:
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui
định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình
thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó. hoạt động khó khăn và phức tạp, hoạt
động này có thể mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ra
những tổn thất không nhỏ.
2.5.3. Nguyên tắc công khai:
Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng trên cơ
sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải
cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên
quan.
2.5.4. Nguyên tắc trung gian:
Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua
tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư
không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị
trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán
mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua
việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
2.5.5. Nguyên tắc tập trung:
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC
dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.
2.6. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TTCK:
2.6.1.Yếu tố con người:
Đây là yếu tố quyết định khả năng hình thành và phát triển của thị trường chứng
khoán, nó bao gồm:
– Các đối tượng tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán.
– Các đối tượng tác nghiệp trên thị trường chứng khoán.
– Các chuyên gia chứng khoán.
Các chủ thể này phải am hiểu thị trường chứng khoán, có một trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ và kinh nghiệm nhất định. Do đó, phải có chương trình đào tạo chuyên môn
đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán. Trước mắt có thể thuê chuyên gia
nước ngoài đào tạo ngắn hạn, hoặc cử các đoàn đi nghiên cứu nước ngoài. Về lâu dài,
phải đưa chương trình thị trường chứng khoán vào các trường đại học, trung học kinh tế
tài chính ngân hàng.
2.6.2.Yếu tố vật chất:
Đó là nền kinh tế hàng hoá phát triển và quan hệ thị trường.
Thị trường bao gồm 3 chủ thể quan hệ với nhau: Người mua, người bán và người
môi giới. Người mua phải có tiền và người bán phải có hàng hoá. Có như vậy mới hình
thành thị trường. Do đó, hàng hoá và tiền tệ để tiêu thụ hàng hoá là điều kiện tiên quyết
để hình thành thị trường. Chúng ta lần lược xét hai yếu tố này:
– Thứ nhất, về mặt hàng hoá. Trên thị trường chứng khoán, các loại hàng hoá rất đa dạng
và phong phú. Đó là các loại chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, công trái…Tất cả các loại
này đều do chính phủ, các trung gian tài chính và các công ty cổ phần phát hành.
– Thứ hai, là vấn đề người mua. Mâu thuẫn cơ bản nhất đối với người mua là không có
tiền hoặc nếu có, thì việc tham gia thị trường chứng khoán còn mang nhiều rủi ro đồng
tiền mất giá nhanh hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghĩa là lãi suất của thị trường này
rất có nguy cơ là lãi suất âm, người tham gia thị trường chứng khoán sẽ bị lỗ vốn. Người
mua cần mua, tức là có nhu cầu mua là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để thị trường chứng
khoán hoạt động. Chúng ta đều biết rằng thu nhập được chia làm hai phần:
+ Phần để chi phí cho tiêu dùng thường xuyên như ăn, ở, mặc, giải trí…
+ Phần tiết kiệm dành cho các mục đích khác. Chính phần tiết kiệm này là đối tượng thu
hút của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
2.6.3.Yếu tố lưu thông tiền tệ ổn định:
Đây cũng là điều kiện tiên quyết, gắn liền với 2 điều kiện trên vì nếu đồng tiền
không ổn định thì thị trường chứng khoán không thể hoạt động được do mức độ rủi ro quá
cao.
Nói đến ổn định tiền tệ là nói đến vấn đề kiểm soát và kiềm chế lạm phát hay
chống lạm phát vì biểu hiện của lạm phát là sự mất giá của đồng tiền làm cho giá cả tăng.
Đã có rất nhiều cuộc thảo luận quốc tế và quốc gia xung quanh vấn đề này. Một khi lạm
phát chưa được không chế, đồng tiền chưa ổn định thì thị trường chứng khoán vẫn chỉ
nằm trong mơ ước, vì không ai có thể tự nguyện trao vốn với khối lượng lớn và lâu dài
cho người sử dụng để chỉ hy vọng thu về mớ giấy lộn. Do đó, việc tìm ra các phương án
và giải pháp đồng bộ để đấu tranh chống lạm phát ổn định tiền tệ là vấn đề quan trọng cần
được quan tâm đúng mức, vì nó là nhân tố cơ bản quyết định sự hình thành, tồn tại và
phát triển của TTCK.
Cũng cần chú ý, việc hình thành TTCK phải gắn liền với việc củng cố và phát triển
thị trường tiền tệ, bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. Nói cách khác, nếu thiếu sự
hoạt động bình thường của thị trường tiền tệ thì TTCK không thể hoạt động được.
2.6.4.Yếu tố pháp lý:
Bao gồm hệ thống pháp luật và quy chế cần thiết cho hoạt động của thị trường
chứng khoán.
Nếu xét về mặt nội dung, cần đề cập đến 3 vấn đề lớn chủ yếu sau đây:
– Pháp luật bảo đảm sự quản lý của nhà nước đối với việc hình thành tổ chức và hoạt động
của TTCK.
– Pháp luật xác lập các quy chế pháp lý của các chủ thể khác nhau tham gia thị trường
chứng khoán và cơ quan pháp lý bảo vệ những quyền lợi và lợi ích hợp pháp, tính độc lập
và sự bình đẳng của các chủ thể đó.
– Pháp luật điều chỉnh các chức năng, các hình thức và các hoạt động của TTCK trong
từng thời kỳ nhất định.
Quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển thị trường vốn:
Thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán thế giới hằng năm qua đã chứng
minh. Ở bất kỳ nền kinh tế thị trường phát triển nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nước
đối với kinh tế thị trường tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của những quan hệ thị trường
và nhiều nhân tố khác.
Quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển TTCK được thực hiện dưới
nhiều hình thức và bằng nhiều công cụ khác nhau: Thông qua việc ban hành luật chứng
khoán, thực hiện các chính sách nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, lãi suất,
thuế…Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách và pháp luật về
tổ chức và hoạt động của TTCK.
Xác định qui chế pháp lý của các chủ thể tham gia các quan hệ trong lĩnh vực
TTCK (Xây dựng và ban hành luật công ty).
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự hội nhập của nền kinh tế thế giới,
các chủ thể tham gia vào lĩnh vực TTCK, giao dịch chứng khoán ngày càng tăng và rất đa
dạng. Đó là các doanh nghiệp, các công ty, các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân
hàng, các sở giao dịch chứng khoán, kho bạc nhà nước, các cơ quan nhà nước, các công
dân, các tổ chức và cá nhân nước ngoài…Về mặt pháp lý, có thể gọi chung các chủ thể đó
là những thể nhân và pháp nhân.
Tham gia vào các quan hệ thị trường chứng khoán, giữa các chủ thể đã hình thành
những quan hệ nhất định. Ví dụ: trong việc mua bán chứng khoán, phát hành chứng
khoán…để những hoạt động năng động này diễn ra theo một trật tự nhất định, pháp luật
cần quy định:
– Vị trí vai trò chức năng của mỗi loại chủ thể tiến hành những hoạt động đó.
– Những quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các chủ thể trong những hoạt động
thuộc lĩnh vực TTCK.
– Những trình tự, thủ tục tổ chức, thành lập các pháp nhân hoạt động trên TTCK.
1.1.1. 1. Mối quan hệ nhân quả giữa góp vốn đầu tư và tiết kiệm chi phí : Một vương quốc muốn tăng trưởng và tăng trưởng bền vững và kiên cố phải phân phối được nhu cầuvốn. Muốn vốn góp vốn đầu tư lớn phải ngày càng tăng tiết kiệm chi phí. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế tài chính cao sẽtạo điều kiện kèm theo tăng tiết kiệm ngân sách và chi phí và tăng năng lực đáp ứng vốn góp vốn đầu tư. 1.1.1. 2. Quá trình giao lưu vốn : Trong nền kinh tế tài chính, nhu yếu về vốn để góp vốn đầu tư và những nguồn tiết kiệm chi phí hoàn toàn có thể phátsinh từ nhiều chủ thể khác nhau. Những người có thời cơ góp vốn đầu tư thì thiếu vốn, nhữngngười có vốn thảnh thơi lại không có vốn góp vốn đầu tư. Họ gặp nhau để thỏa mãn nhu cầu nhu yếu củanhau. 1.1.1. 3. Chức năng của TTTC : – Tập trung những khoản tiết kiệm ngân sách và chi phí thành nguồn vốn lớn : Thông qua TTTC, những nhàđầu tư hoàn toàn có thể dùng những khoản tiền thảnh thơi của mình để mua và bán những loại chứng khoántrên thị trường ; những khoản vốn đó được tập thành những khoản vốn tương đối lớn đểcác chủ thể kêu gọi vốn ship hàng cho tiềm năng góp vốn đầu tư tăng trưởng, lan rộng ra sản xuất kinhdoanh, làm ngày càng tăng nguồn vốn cho nền kinh tế tài chính, phân phối kịp thời nhu yếu vốn của những chủthể. – Kích thích tiết kiệm chi phí và góp vốn đầu tư : Muốn góp vốn đầu tư trên thị trường tài chính kể tìm kiếm lợinhuận, những nhà đầu tư phải có một khoản vốn rảnh rỗi nhất định, điều đó sẽ kích thíchcác nhà đầu tư tăng cường tiết kiệm ngân sách và chi phí để tích góp vốn góp vốn đầu tư. Đồng thời trải qua quátrình góp vốn đầu tư, họ hoàn toàn có thể sẽ nhận được một khoản doanh thu tương lớn, điều đó tạo cho cácnhà góp vốn đầu tư càng muốn góp vốn đầu tư nhiều hơn để đạt được nhiều doanh thu hơn trong tương lai. – Hình thành Ngân sách chi tiêu những loại gia tài tài chính : Thông qua thị trường tài chính, Ngân sách chi tiêu củacác loại gia tài tài chính sẽ được hình thành trải qua quy luật cung và cầu. – Tạo tính thanh khoản cho gia tài tài chính : Tính thanh khoản là năng lực dễ dàngchuyển đổi thành tiền mặt của những loại gia tài tài chính. Ví dụ, khi một nhà đầu tư bỏ hếttiền ra để mua CP trên thị trường, đến khi cần tiền gấp thì anh ta hoàn toàn có thể bán lại cáccổ phiếu đó cho những nhà đầu tư khác và thu tiền về. Vị trí, vai trò của TTTC : Vị trí của thị trường tài chính : Trong mối quan hệ đối sánh tương quan với những thị trường khác, thị trường tài chính có vịtrí là thị trường khởi điểm cho những loại thị trường, nó có công dụng chi phối quản lý vàxâm nhập vào những loại thị trường khác. Vai trò của thị trường tài chính : Thị trường tài chính là nơi tạo ra môi trường tự nhiên thuận tiện để dung hoà những quyền lợi kinhtế khác nhau của những thành viên khác nhau trên thị trường. Thị trường tài chính nâng cao hiệu suất và hiệu suất cao hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, sảnxuất của nền kinh tế tài chính. Thị trường tài chính tạo ra thời cơ góp vốn đầu tư và đem lại quyền lợi cho mọi thành viêntrong xã hội. 1.1.2. Phân loại TTTC : 1.1.2. 1. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn : a. Thị trường tiền tệ ( Money Market ) : Thị trường tiền tệ là thị trường mua và bán những sách vở có giá trị thời gian ngắn, có kỳ hạndưới một năm. Thị trường tiền tệ gồm có 03 loại thị trường sau : – Thị trường liên ngân hàng nhà nước ( Interbank Market ) – Thị trường vốn thời gian ngắn ( Shorterm Market ) – Thị trường hối đoái ( Foreign Exchange Market ) b. Thị trường vốn ( Capital Market ) : Còn gọi là thị trường vốn dài hạn, là một bộ phận quan trọng của thị trường tàichính hoạt động giải trí của nó nhằm mục đích kêu gọi những nguồn vốn trong xã hội tập trung chuyên sâu thànhnguồn vốn lớn hỗ trợ vốn dài hạn cho những doanh nghiệp và cơ quan chính phủ nhằm mục đích mục tiêu pháttriển sản xuất, tăng trưởng kinh tế tài chính hay những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư. Thị trường thế chấp ngân hàng ( Mortgage Market ) : Cung cấp tín dụng thanh toán trung và dài hạn cho những doanh nghiệp thường yên cầu phải có tàisản thế chấp ngân hàng. Hoạt động trên thị trường này là những NHTM và những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán phingân ngân hàng nhà nước. Thị trường cho thuê tài chính ( Leasing Market ) : Cho thuê tài chính là một mô hình hỗ trợ vốn vốn hiệu suất cao cho những Doanh Nghiệp góp vốn đầu tư đổi mớitrang thiết bị công nghệ tiên tiến. Cho thuê tài chính là hoạt động giải trí tín dụng thanh toán trung và dài hạn thôngqua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện đi lại luân chuyển và những động sản khác trêncơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Thị trường sàn chứng khoán ( Stock Market ) : Để kêu gọi được những nguồn vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng nhà nước thông quahình thức tài chính gián tiếp, cơ quan chính phủ và một số ít công ty còn triển khai kêu gọi vốnthông qua việc phát hành những sàn chứng khoán. Chứng khoán là công cụ bộc lộ quyền sở hữu trên một công ty ( CP ) quyềnchủ nợ so với một công ty, cơ quan chính phủ hay chính quyền sở tại đại phương ( trái phiếu ). 1.1.2. 2. Căn cứ vào đặc thù chuyên môn hóa của thị trường : a. Thị trường công cụ nợLà thị trường trong đó người cần vốn kêu gọi vốn dựa trên việc phát hành cáccông cụ nợ ( trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu … ). Thực chất những công cụ nợ là thỏa thuậncó tính hợp đồng trong đó người vay vốn thanh toán giao dịch cho người giữ công cụ một khoảngtiền cố định và thắt chặt trong thời hạn nhất định. b. Thị trường công cụ vốn : Là thị trường trong đó người cần vốn kêu gọi vốn bằng cách phát hành những cổphiếu bán cho người có vốn. Người nắm giữ CP gọi là cổ đông, họ góp vốn vàocông ty để thực thi sản xuất kinh doanh thương mại với niềm tin lời ăn, lỗ chịu. c. Thị trường công cụ phái sinh : Chứng khoán phái sinh gồm có : Chứng quyền ( Warrant ) : Chứng quyền : là quyền được cho phép người chiếm hữu nó được mua một lượng CP xácđịnh, với một mức giá xác lập, trong một thời hạn nhất định. Chứng quyền thường đượccác công ty CP phát hành kèm theo những đợt phát hành trái phiếu hoặc CP ưu đãinhằm làm tăng tính mê hoặc của đợt phát hành. Quyền chọn ( Option ) : Bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán : Quyền chọn mua : Người mua quyền chọn trả một khoản tiền ( gọi là phí quyền chọn ) cho người bán. Người mua sẽ có quyền được mua ( không bắt buộc mua ) một lượng gia tài nhất định theomột mức giá thoả thuận trước, tại một thời gian xác lập trong tương lai. Người bánnhận phí quyền chọn có nghĩa vụ và trách nhiệm phải bán một lượng gia tài như đã thoả thuận chongười mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời gian xác lập trong tương lai ( hoặctrước thời gian đó ) khi người mua muốn triển khai quyền chọn mua. Quyền chọn bán : Người nắm giữ một lượng gia tài mua phí quyền chọn bán của nhà sản xuất quyềnchọn bán để bảo vệ rằng gia tài của mình sẽ chắc như đinh được bán ở một mức giá nhấtđịnh trong tương lai. Hợp đồng tương lai ( Future ) : Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa những bên ký hợpđồng về những nghĩa vụ và trách nhiệm mua và bán phải thực thi theo mức giá đã được xác lập chotương lai mà không phụ thuộc vào vào Chi tiêu của thị trường tại thời gian tương lai đó. Mục đích : Nhằm giảm bớt rủi ro đáng tiếc xảy ra do những biến cố hoàn toàn có thể đẩy giá thành lên cao hoặcxuống thấp trong tương lai. Một số loại hợp đồng tương lai cơ bản : Hợp đồng tương lai chỉ số sàn chứng khoán, hợpđồng tương lai lãi suất vay, hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợpđồng tương lai sắt kẽm kim loại và tài nguyên. 1.1.2. 2. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức những thị trường : a. Thị trường sơ cấp : Là thị trường mua và bán những sàn chứng khoán mới phát hành lần đầu. Trên thị trườngnày vốn từ nhà đầu sẽ được chuyển sang nhà phát hành trải qua việc nhà góp vốn đầu tư muacác sàn chứng khoán mới phát hành. Vai trò của thị trường sơ cấp : ( i ) Chứng khoán hóa nguồn vốn cần kêu gọi thôngqua việc phát hành sàn chứng khoán. ( ii ) Thực hiện quy trình chu chuyển tài chính trực tiếpđưa những khoản tiền thư thả vào góp vốn đầu tư. Đặc điểm của thị trường sơ cấp : ( i ) Là thị trường không liên tục và là nơi duy nhấtmà những sàn chứng khoán mang lại nguồn vốn cho người phát hành. ( ii ) Những người bán trênTTSC thường là kho bạc NHNN, Cty phát hành, Cty bảo lãnh phát hành. ( iii ) Giá CK trênTTSC do tổ chức triển khai phát hành quyết định hành động và in ngay trên CK.b. Thị trường thứ cấp : Là nơi thanh toán giao dịch những sàn chứng khoán đã được phát hành trên TTSC. TTTC đảm bảotính thanh khoản cho những CK đã phát hành. Vai trò của TT thứ cấp : ( i ) Cung cấp thị trường, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện để mua bánnhững công cụ trên thị trường SC. ( ii ) Xác định giá của những loại sàn chứng khoán thông quacung cầu. Đặc điểm của TT thứ cấp : ( i ) Khoản tiền thu được từ việc bán CK thuộc về những nhàđầu tư, những nhà kinh doanh CK. ( ii ) Giá CK do cung và cầu quyết định hành động. ( iii ) Là thị trườnghoạt đông liên tục, những nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua và bán nhiều lần trên TTTC. 1.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ( MONEY MARKET ) : 1.2.1. Thị trường tiền tệ ( TTTT ) : Ngày nay phần đông những hoạt động giải trí kinh tế tài chính của tất cả chúng ta đều thực thi thông quatiền. Đối với cá thể, tiền là phương tiện đi lại và mục tiêu hoạt động giải trí kinh tế tài chính. Đối với quốcgia, tiền được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô. Tiền là bất kể phương tiện đi lại nào đó được thừa nhận chung để làm trung gian choviệc mua và bán hàng hoá. Sự sinh ra của tiền là một cuộc cách mạng lớn trong hoạt độngkinh tế trong trong thực tiễn. Tiền trải qua nhiều hình thức nhiều quy trình tiến độ tăng trưởng từ thấp đếncao theo thời hạn lịch sử dân tộc. Mãi đến thế kĩ XX, thì vai trò của tiền mới được nhận thứcđúng đắn. Các nhà kinh tế tài chính một mặt nhấn mạnh vấn đề vai trò của tiền nói chung, nhận thức đượccác ảnh hưởng tác động của tiền so với việc không thay đổi và tăng trưởng kinh tế tài chính, so với vương quốc, tiềnđược sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô. Hiện nay trên thị trường thường biểu lộ dưới dạng tiền mặt, tiền kim khí, tiềngởi ngân hàng nhà nước, tiền gởi dưới dạng ngoại tệ, tiết kiệm ngân sách và chi phí có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền dựtrữ dưới dạng những động sản, sàn chứng khoán hoặc dưới dạng những phiếu vay nợ, những chứng từthương mại có năng lực quy đổi thành tiền. Như vậy, từ khi tiền tệ Open đã làm Open nhiều nhu yếu khác nhau về tiềnthúc đẩy sự hình thành của thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ là thị trường mua và bán những sách vở có giá trị thời gian ngắn, có kỳ hạndưới một năm. Hiểu theo nghĩa giản đơn, thị trường tiền tệ là thị trường vay và cho vayvốn thời gian ngắn cho nền kinh tế tài chính. Tham gia trên thị trường có nhiều chủ thể kinh tế tài chính là những ngân hàng nhà nước thương mại, cáctổ chức môi giới, chủ thể cho vay, đại diện thay mặt cho nguồn cung về vốn ( ngân hàng nhà nước nhà nước, ngân hàng nhà nước thương mại, những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán … ) chủ thể đi vay, đại diện thay mặt cho những nguồncầu về vốn ( ngân hàng nhà nước thương mại, những doanh nghiệp, những kho bạc … ) Vai trò của thị trường tiền tệ : Thị trường tiền tệ điều tiết cung và cầu về vốn thời gian ngắn, thị trường tiền tệ giữ vai trò rấtquan trọng trong việc tương hỗ hoạt động giải trí những doanh nghiệp trong nền kinh tế tài chính đặc biệt quan trọng là cácngân hàng, bổ trợ kịp thời nhu yếu vốn cũng như điều hoà những nguồn vốn tiền tệ từ nơithừa đến nơi thiếu vốn và trải qua hoạt động giải trí đã ảnh hưởng tác động đến việc hình thành giá cảtín dụng của tiền gởi thời gian ngắn. Mặc dù là thị trường vốn thời gian ngắn nhưng nó cũng mang sắc tố của thị trường dàihạn vì những chủ hoạt động giải trí trên thị trường tiền tệ khi nào cũng có phối hợp về vốn với việcđầu tư tiền tệ vốn thời gian ngắn. Tóm lại, theo nghĩa cổ xưa thị trường tiền tệ là thị trường liên ngân hàng nhà nước với hai chứcnăng cơ bản là : – Cân đối vốn vay giữa ngân hàng nhà nước nhà nước và những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán. – Cân đối năng lực giao dịch thanh toán tín dụng thanh toán giữa những tổ chức triển khai. Sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của thị trường tiền tệ đã đóng góp thêm phần quan trọng trongchức năng điều tiết vĩ mô của ngân hàng nhà nước nhà nước, góp thêm phần điều hoà cung và cầu về tiền tệvà ngăn ngừa thực trạng lạm phát kinh tế có hiệu suất cao. 1.2.2. Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ : Trên thị trường tiền tệ có những loại trái phiếu kho bạc ngăn hạn, thương phiếu ( phiếunợ xuất phát từ việc mua và bán trả chậm hoặc tương trưng cho vật chiếm hữu trên 1 số ít hàngký gởi ), hối phiếu ( phiếu ghi nợ do người bán hàng ký phát trao cho người mua hàng trảchậm, trong đó nhu yếu người này phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho ngườihưởng lợi qui định trong hối phiếu ), những chứng từ tiền gửi hoàn toàn có thể chuyển nhượng ủy quyền ( mộtbiên nhận của ngân hàng nhà nước xác nhận có giữ số tiền gửi của người mua trong đó qui địnhkhách hàng đó sẽ được 1 số ít lãi hàng năm và nhận đủ số vốn khi đáo hạn. Người cóchứng chỉ này không được rút tiền khi đáo hạn nhưng hoàn toàn có thể mang nó đổi lấy tiền mặt tạithị trường tiền tệ. ) 1.3. THỊ TRƯỜNG VỐN ( CAPITAL MARKET ) : 1.3.1. Thị trường vốn : Thị trường vốn là nơi diễn ra những hoạt động giải trí mua và bán những loại sàn chứng khoán và giấynợ trung và dài hạn như CP, trái phiếu chính phủ nước nhà … Căn cứ vào cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai thị trường vốn gồm : – Thị trường sơ cấp hay thị trường phát hành : Là thị trường mua và bán những giấy có giáđược phát hành lần tiên phong. Chủ yếu là những CP, trái phiếu và thường thì việcmua bán này được triển khai trải qua những ngân hàng nhà nước và những công ty tài chính. – Thị trường thứ cấp : Là thị trường biến hóa quyền sở hữu sàn chứng khoán cho những cổphiếu, trái phiếu đang lưu thông trên thị trường. Tham gia thị trường vốn gồm những chủ thể mua và bán và môi giới những loại chứngkhoán như Nhà nước, doanh nghiệp, những tổ chức triển khai môi giới, những tổ chức triển khai xã hội và những tầnglớp dân cư. Trong đó, nhà môi giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi những mốiquan hệ giữa người mua và người bán sàn chứng khoán và trong quan hệ giữa cung và cầuchứng khoán. Bản chất thị trường vốn : Chúng ta thấy những hoạt động giải trí trao đổi mua và bán và chuyển nhượng ủy quyền những sàn chứng khoán làhình thức hoạt động giải trí diễn ra đa phần và tiếp tục trên kinh doanh thị trường chứng khoán, đâykhông phải là những vấn đề mua đi bán lại hay quy đổi những sách vở có giá trị từ tay chủthể này sang tay chủ thể khác một cách đơn thuần. Thực chất, đây chính là quy trình vậnđộng tư bản ở hình thức tiền tệ hay nói cách khác nó là quy trình chuyển tư bản sở hữusang tư bản kinh doanh thương mại. Do đó, những quan hệ mua và bán những sàn chứng khoán trên thị trườngchứng khoán phản ánh sự đổi khác những chủ thể chiếm hữu về tư bản. Đây là việc xảy ra thựctế so với một chủ thể kinh doanh thương mại, khi anh ta là người tham gia vào hoạt động giải trí của thịtrường sàn chứng khoán với tư cách khác nhau. Vì vậy, xét về mặt thực chất phản ánh cácquan hệ trao đổi mua và bán không phải một số lượng nhất định những tư liệu sản xuất và cáckhoản tiền mặt, mà là những quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn tiền mặt. Vai trò thị trường vốn : Thị trường vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. hoàn toàn có thể nói hầu hết những nước có nền kinh tế thị trường vốn hoạt động giải trí có hiệu suất cao và có tácdụng tích cực trong việc đáp ứng kịp thời cho những nhu yếu về vốn cho nền kinh tế tài chính đặcbiệt là vốn trung và dài hạn. Là nơi dừng chân lí tưởng cho những nguồn tiết kiệm ngân sách và chi phí và cũng lànơi những dự án Bất Động Sản tăng trưởng kinh tế tài chính tiếp đón được nguồn vốn. Bên cạnh đó, thị trường vốn còn là nơi diễn ra quy trình chuyển nhượng ủy quyền về vốn, tàisản là môi trường tự nhiên thuận tiện cho việc đa dạng hoá những chủ thể chiếm hữu về vốn đã kích thíchcác nhà góp vốn đầu tư vì nó tạo điều kiện kèm theo cho quy trình lưu thông sàn chứng khoán, làm cho người sởhữu sàn chứng khoán hoàn toàn có thể thuận tiện chuyển vốn góp vốn đầu tư của mình nhanh gọn từ lĩnh vựcnày sang nghành nghề dịch vụ khác. Trong nền kinh tế thị trường, Chi tiêu được kinh thành từ chính sự sôi động của thịtrường và trên thị trường vốn đặc trưng cho quy trình hoạt động giải trí chỉ có hai chủ thể mua vàbán. 1.3.2. Các công cụ tham gia trên thị trường vốn : Trên thị trường vốn có những loại như CP, trái phiếu chính phủ nước nhà. Ngoài ra còn cócác loại sách vở có giá trị khác như tín phiếu kho bạc, trái phiếu góp vốn đầu tư … Vì những công cụnày có thời hạn lê dài do đó giá thành của chúng luôn giao động và rủi ro đáng tiếc hơn so với cáccông cụ của thị trường tiền tệ. CHƯƠNG HAI : THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ( STOCK MARKET ) oOo2. 1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN : 2.1.1. KHÁI NIỆM : Thị trường sàn chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn mà tại đó diễn ra việcmua bán những công cụ tài chính trung và dài hạn. Thị trường sàn chứng khoán trong điều kiện kèm theo của nền kinh tế tài chính văn minh, được quan niệmlà nơi diễn ra những hoạt động giải trí thanh toán giao dịch mua và bán sàn chứng khoán trung và dài hạn. Việc muabán này được thực thi ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được sàn chứng khoán lần đầutừ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại cácchứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, đầu tư và chứng khoán chỉ là nơi diễn ra những hoạtđộng trao đổi, mua và bán, chuyển nhượng ủy quyền những loại sàn chứng khoán, qua đó đổi khác chủ thểnắm giữ sàn chứng khoán. Hình thái nổi bật của TTCK tập trung chuyên sâu là Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán ( Stockexchange ). Tại Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán ( SGDCK ), những thanh toán giao dịch được tập trung chuyên sâu tại mộtđịa điểm ; những lệnh được chuyển tới sàn thanh toán giao dịch và tham gia vào quy trình ghép lệnh đểhình thành nên giá thanh toán giao dịch. TTCK phi tập trung chuyên sâu còn gọi là thị trường OTC ( over the counter ). Trên thị trườngOTC, những thanh toán giao dịch được thực thi qua mạng lưới những công ty sàn chứng khoán phân tán trênkhắp vương quốc và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này đượchình thành theo phương pháp thoả thuận. 2.1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN : Thị trường sàn chứng khoán bắt đầu tăng trưởng một cách tự phát và rất sơ khai, xuấtphát từ một sự thiết yếu đơn lẻ của buổi khởi đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thànhphố TT kinh doanh ở phương Tây, những thương gia thường tụ tập tại những quán cà phêđể trao đổi việc mua và bán trao đổi những vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dầndần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơncho việc làm ăn, khu chợ trở thành “ thị trường ” với việc họ thống nhất những quy ước vàdần dần những quy ước được sửa đổi hoàn hảo thành những quy tắc có giá trị bắt buộcchung cho mọi thành viên tham gia ” thị trường ”. Phiên chợ riêng tiên phong được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đìnhVanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “ Bourse ” tức là “ mậu dịch thị trường ” hay còn gọi là “ Sở thanh toán giao dịch ”. Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cátlấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị xã Auvers Bỉ, ở đâythị trường tăng trưởng rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đãđến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau nàyđược gọi là Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lầnlượt được xây dựng tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Sự tăng trưởng của thị trường ngày càng tăng trưởng cả về lượng và chất với số thànhviên tham gia phần đông và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo đặc thù tự nhiên nó lạiđược phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như : Thị trường thanh toán giao dịch hàng hoá, thịtrường hối đoái, thị trường thanh toán giao dịch những hợp đồng tương lai và đầu tư và chứng khoán … với đặc tính riêng của từng thị trường thuận tiện cho thanh toán giao dịch của người tham gia trongđó. Quá trình những thanh toán giao dịch sàn chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tựphát cũng tương tự như ở Pháp, Hà Lan, những nước Bắc Âu, những nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Các phương pháp thanh toán giao dịch bắt đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trờivới những ký hiệu thanh toán giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của người mua. Ở Mỹ chođến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở thanh toán giao dịch chứngkhoán chính thức được xây dựng. Ngày nay, theo sự tăng trưởng của công nghệ tiên tiến khoa học kỹ thuật, những phương thứcgiao dịch ở những Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán cũng được nâng cấp cải tiến dần theo vận tốc và khốilượng nhu yếu nhằm mục đích đem lại hiệu suất cao và chất lượng cho thanh toán giao dịch, những Sở thanh toán giao dịch đãdần dần sử dụng máy vi tính để truyền những lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịchthủ công phối hợp với máy vi tính sang sử dụng trọn vẹn mạng lưới hệ thống thanh toán giao dịch điện tử thaycho thủ công bằng tay trước kia. Lịch sử tăng trưởng những đầu tư và chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triểnthăng trầm lúc lên, lúc xuống, vào những năm 1875 – 1913, kinh doanh thị trường chứng khoán Thếgiới tăng trưởng huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưngrồi đến “ ngày thứ năm đen tối ” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoánTây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng cục bộ mất lòng tin. Cho mãi tới cuộc chiến tranh quốc tế thứ2 kết thúc, những kinh doanh thị trường chứng khoán cũng hồi sinh dần và tăng trưởng mạnh và rồi chođến năm 1987 một lần nữa đã làm cho những kinh doanh thị trường chứng khoán. Thế giới điên đảo với “ ngày thứ hai đen tối ” do mạng lưới hệ thống giao dịch thanh toán kém cỏi khôngđảm đương được nhu yếu của thanh toán giao dịch, sụt giá sàn chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin vàphản ứng dây chuyền sản xuất mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng cục bộ năm 1929. Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, đầu tư và chứng khoán Thế giớilại đi vào quá trình không thay đổi và tăng trưởng đến thời nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng cục bộ như vậy, giá sàn chứng khoán của toàn bộ những kinh doanh thị trường chứng khoán trên Thế giới sụt kinh điển tuyở mỗi khu vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho thịtrường sàn chứng khoán toàn thế giới và cũng ảnh hưởng tác động trực tiếp tới nền kinh tế tài chính mỗi nước. Cho đến nay, phần nhiều những nước trên Thế giới đã có khoảng chừng trên 160 Sở giao dịchchứng khoán phân tán khắp những lục địa gồm có cả những nước trong khu vực Đông namÁ tăng trưởng vào những năm 1960 – 1970 vào ở những nước ở Đông Âu như Balan, Hunggari, Séc, Nga, và Châu Á Thái Bình Dương như Trung quốc vào những năm 1980 – đầu năm 1990. Lịch sử hình thành và tăng trưởng của đầu tư và chứng khoán trên Thế giới cho thấythời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng người tiêu dùng tham gia đa phần là cácnhà đầu tư mạnh, từ từ về sau mới có sự tham gia ngày càng phần đông của công chúng. Khithị trường khởi đầu Open sự trục trặc và không ổn định, cơ quan chính phủ buộc phải can thiệp bằngcách xây dựng những cơ quan quản trị nhằm mục đích bảo vệ quyền hạn của công chúng góp vốn đầu tư và sauđó từ từ mạng lưới hệ thống pháp lý cũng mở màn được phát hành. Kinh nghiệm so với những thịtrường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ hoàn toàn có thể hoạtđộng có hiệu suất cao, không thay đổi và nhanh gọn nếu có sự chuẩn bị sẵn sàng chu đáo về mọi mặt vềhàng hoá, pháp luật, con người, cỗ máy quản trị và đặc biệt quan trọng sự giám sát và quản trị nghiêmngặt của Nhà nước. Song cũng có 1 số ít kinh doanh thị trường chứng khoán có sự trục trặc ngay từ khởi đầu nhưthị trường chứng khoán Đất nước xinh đẹp Thái Lan, Inđônêsia, hoạt động giải trí ngưng trệ một thời hạn dài do thiếuhàng hoá và do không được chăm sóc đúng mức, kinh doanh thị trường chứng khoán Philippine kémhiệu quả do thiếu sự chỉ huy và quản trị thống nhất hoạt động giải trí của 2 Sở thanh toán giao dịch chứngkhoán Makita và Manila, kinh doanh thị trường chứng khoán Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉđạo Chi tiêu quá cao hoặc quá thấp, … Có thể nói, Thị trường sàn chứng khoán là một định chế tài chính không hề thiếu đượctrong đời sống kinh tế tài chính của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đangphát triển đang cần lôi cuốn luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế tài chính quốc dân. 2.2. PHÂN LOẠI, CHỨC NĂNG, VÀ VAI TRÒ CỦA TTCK : 2.2.1. PHÂN LOẠI : Xét về phương diện pháp lý : Thị trường sàn chứng khoán được chia thành thị trường tập trung chuyên sâu và thị trường phi tậptrung Thị trường sàn chứng khoán tập trung chuyên sâu ( Stock Exchange ) Là thị trường hoạt động giải trí theo đúng những pháp luật của pháp lý, là nơi mua và bán cácloại sàn chứng khoán đã được niêm yết Thị trường sàn chứng khoán phi tập trung chuyên sâu ( OTC ) : Là thị trường mua và bán sàn chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có khu vực tậptrung những nhà môi giới, những người kinh doanh thương mại sàn chứng khoán như tại sở giao dịch. Các thanh toán giao dịch ở đây đa phần là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự trấn áp từ Hội đồng Chứng khoán. Các loại sàn chứng khoán mua và bán ở đây thường những sàn chứng khoán chưa đủ điềukiện niêm yết trên sở giao dịch sàn chứng khoán, ít người biết đến hoặc ít được mua và bán. Xét về quy trình luân chuyển sàn chứng khoán : Thị trường sàn chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp : Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra cáchoạt động mua và bán sàn chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trườngtạo vốn cho đơn vị chức năng phát hành. Thị trường thứ cấp : Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra cácgiao dịch mua và bán sàn chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trườngthứ cấp là thị trường mua đi bán lại những loại sàn chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơcấp. Nếu xét về phương pháp thanh toán giao dịch : Thị trường sàn chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và thị trường giao sau. Thị trường giao ngay : Là thị trường mua và bán sàn chứng khoán theo giá tại thời gian thanh toán giao dịch nhưng việcthực hiện giao dịch thanh toán và giao hàng hoàn toàn có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận. Thị trường giao sau : Là thị trường mua và bán sàn chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá thành đượcthoả thuận trong ngày thanh toán giao dịch, nhưng việc thanh toán giao dịch và giao hàng xảy ra trong mộtthời hạn ở tương lai. Ngoài ra, nếu địa thế căn cứ vào đặc thù hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoáncòn chia thành thị trường CP, thị trường trái phiếu, thị trường những công cụ phái sinh. 2.2.2. CHỨC NĂNG : 2.2.2. 1. Huy động vốn góp vốn đầu tư cho nền kinh tế tài chính : Khi những nhà đầu tư mua sàn chứng khoán do những công ty phát hành, số tiền nhàn rỗicủa họ được đưa vào hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại và qua đó góp thêm phần lan rộng ra sản xuấtxã hội. Thông qua TTCK, nhà nước và chính quyền sở tại ở những địa phương cũng huy độngđược những nguồn vốn cho mục tiêu sử dụng và góp vốn đầu tư tăng trưởng hạ tầng kinh tế tài chính, phục vụcác nhu yếu chung của xã hội. 2.2.2. 2. Cung cấp môi trường tự nhiên góp vốn đầu tư cho công chúngTTCK cung ứng cho công chúng một thiên nhiên và môi trường góp vốn đầu tư lành mạnh với những cơ hộilựa chọn đa dạng và phong phú. Các loại sàn chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về đặc thù, thờihạn và độ rủi ro đáng tiếc, được cho phép những nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn loại hàng hoá tương thích với khảnăng, tiềm năng và sở trường thích nghi của mình. 2.2.2. 3. Tạo tính thanh toán cho những chứng khoánNhờ có TTCK những nhà đầu tư hoàn toàn có thể quy đổi những sàn chứng khoán họ sở hữu thànhtiền mặt hoặc những loại sàn chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là mộttrong những đặc tính mê hoặc của sàn chứng khoán so với người góp vốn đầu tư. Đây là yếu tố chothấy tính linh động, bảo đảm an toàn của vốn góp vốn đầu tư. TTCK hoạt động giải trí càng năng động và có hiệuquả thì tính thanh toán của những sàn chứng khoán thanh toán giao dịch trên thị trường càng cao. 2.2.2. 4. Đánh giá hoạt động giải trí của doanh nghiệpThông qua sàn chứng khoán, hoạt động giải trí của những doanh nghiệp được phản ánh một cáchtổng hợp và đúng chuẩn, giúp cho việc nhìn nhận và so sánh hoạt động giải trí của doanh nghiệpđược nhanh gọn và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một thiên nhiên và môi trường cạnh tranh đối đầu lành mạnhnhằm nâng cao hiệu suất cao sử dụng vốn, kích thích vận dụng công nghệ tiên tiến mới, nâng cấp cải tiến sảnphẩm. 2.2.2. 5. Tạo thiên nhiên và môi trường giúp nhà nước triển khai những chủ trương kinh tế tài chính vĩ mô : Các chỉ báo của TTCK phản ánh hành động của nền kinh tế tài chính một cách nhạy bén vàchính xác. Giá những sàn chứng khoán tăng lên cho thấy góp vốn đầu tư đang lan rộng ra, nền kinh tế tài chính tăngtrưởng ; ngược lại giá sàn chứng khoán giảm sẽ cho thấy những tín hiệu xấu đi của nền kinh tế tài chính. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế tài chính và là một công cụ quan trọnggiúp nhà nước triển khai những chủ trương kinh tế tài chính vĩ mô. Thông qua TTCK, nhà nước cóthể mua và bán trái phiếu nhà nước để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách vàquản lý lạm phát kinh tế. Ngoài ra, nhà nước cũng hoàn toàn có thể sử dụng một số ít chủ trương, biện pháptác động vào TTCK nhằm mục đích xu thế góp vốn đầu tư bảo vệ cho sự tăng trưởng cân đối của nềnkinh tế. 2.2.3. VAI TRÒ CỦA TTCK : 2.2.3. 1. Thị trường sàn chứng khoán là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm chi phí và sửdụng nguồn vốn tiết kiệm chi phí vào công cụ góp vốn đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được kêu gọi từ mọi những tầng lớp nhân dân vànguồn vốn vày thường rất phân tán nên cần phải có những định chế đặc biệt quan trọng thực thi đểthu hút nguồn vốn này. Vai trò của ngân hàng nhà nước là lôi cuốn vốn và bảo vệ sự bảo đảm an toàn tiền kýgởi của cá thể cũng như những đơn vị chức năng và trong quy trình đó ngân hàng nhà nước hoàn toàn có thể sử dụng mộttỷ lệ nhất định của tiền ký gởi để cho vay góp vốn đầu tư vào những loại sàn chứng khoán có tính thanhkhoản cao. Ngân hàng hoạt động giải trí nhằm mục đích tiềm năng doanh thu nhưng cũng phải bảo vệ mọithanh toán của người mua. Cho nên phải xem xét giữa doanh thu và thanh khoản. Trongnền kinh tế thị trường, mạng lưới hệ thống ngân hàng nhà nước thương mại có chổ dựa vững chãi là ngânhàng TW. Đây là mối quan hệ truyền thống cuội nguồn trong mạng lưới hệ thống ngân hàng nhà nước để huy độngvà cấp tín dụng thanh toán cho cá thể hay đơn vị chức năng có nhu yếu. Với sự sinh ra của đầu tư và chứng khoán, một mạng lưới hệ thống thứ hai khuyến khích tiếtkiệm và góp vốn đầu tư của dân chúng cũng như những định chế có năng lực kêu gọi những nguồnvốn trong dân chúng. Hoạt động của TTCK là lôi cuốn nguồn vốn lớn cho cả khu vực tưcũng như khu vực công. Nguồn vốn này không phải do TTCK lôi cuốn, nhưng chính nhờcó kinh doanh thị trường chứng khoán và hoạt động giải trí của nó, cá thể và định chế tài chính mới góp vốn đầu tư, vì người ta biết rằng thanh khoản hoàn toàn có thể bảo vệ khi có nhu yếu. 2.2.3. 2. Thị trường sàn chứng khoán là phương tiện đi lại kêu gọi vốn. Trước đây, khi kinh doanh thị trường chứng khoán chưa hình thành, những đơn vị chức năng kinh tế tài chính đều lệthuộc vào ngân hàng nhà nước để có vốn hoạt động giải trí, có nghĩa là phải đi vay với lãi suất vay biến hóa tuỳtheo thị trường. Ngày nay, tại hầu hết những nước, những đơn vị chức năng kinh tế tài chính cũng như nhà nước đãhuy động vốn trực tiếp từ những nguồn tiết kiệm chi phí bằng cách phát hành CP hay tráiphiếu. Nhờ có kinh doanh thị trường chứng khoán mà những nhà trung gian, những nhà môi giới, những nhàbảo lãnh CP của đơn vị chức năng kinh tế tài chính hoàn toàn có thể phát hành bán thoáng đãng trong công chúng đểhuy động vốn. Do đó được bảo vệ và được sử dụng vĩnh viễn. Càng làm ăn có hiệu suất cao, cổphiếu càng có giá. Đơn vị kinh tế tài chính không phải lo ngại về thời hạn hoàn trả như đi vayngân hàng và cũng không phải bận tâm về giá trị CP lên xuống. Về phía chính phủ nước nhà TW hay địa phương cũng hoàn toàn có thể kêu gọi vốn bằngcách phát hành những loại sàn chứng khoán như công khố phiếu hay tín phiếu kho bạc chính phủcũng có sử dụng tập đoàn lớn bảo lãnh phát hành hay trải qua ngân hàng nhà nước. Các loại tráiphiếu của cơ quan chính phủ là một công cụ phổ cập để kêu gọi nguồn vốn thiết yếu cho chitiêu và góp vốn đầu tư của chính phủ nước nhà thay vì phải sử dụng giải pháp phát hành tiền tệ dễ dẫn đếnlạm phát. Không có TTCK thì nhà nước vẫn phát hành được sàn chứng khoán nhưng có thịtrường sàn chứng khoán thì nhà nước bán được một cách thuận tiện hơn. Vì trái phiếu chínhphủ cũng là một sàn chứng khoán chuyển khi cần tiền chiếm hữu chủ hoàn toàn có thể đưa nó ra bán tạiTTCK. Dân chúng thường thích những loại công trái vương quốc vì được lãi suất vay không thay đổi vàđảm bảo tịch thu vốn lúc đáo hạn. Nó tương thích với những nhà đầu tư không thích mạohiểm, không đồng ý rủi ro đáng tiếc cao. 2.2.3. 3. Thị trường sàn chứng khoán là công cụ làm giảm áp lực đè nén lạm phát kinh tế. Ngân hàng TW với vai trò điều hoà lưu thông tiền tệ, khi Open hiệntượng lạm phát kinh tế, ngân hàng nhà nước TW sẽ đưa ra bán những loại kỳ phiếu trên TTCK với lãisuất cao để lôi cuốn bớt số tiền đang lưu thông về. Với chính khách khuyến khích bằng lãisuất và bảo vệ chi trả, dân chúng sẽ sẳn sàng mua kỳ phiếu ngân hàng nhà nước và từ đó sẽ làmgiảm áp lực đè nén lạm phát kinh tế. 2.2.3. 4. Thị trường sàn chứng khoán có tổ chức triển khai sẽ là nơi phân phối mọi thông tin cầnthiết về những loại CP, sàn chứng khoán và những công ty sàn chứng khoán. Thị trường chứng tích lũy và nghiên cứu và phân tích những nguồn thông tin thiết yếu như thànhtích trong quá khứ của một đơn vị chức năng kinh tế tài chính, triển vọng trong tương lai của đơn vị chức năng đó cũngnhư sự so sánh với những loại sàn chứng khoán khác. Nếu không có TTCK mỗi cá thể phảitự tìm tòi những nguồn thông tin thiết yếu và cũng không hề khá đầy đủ. Điều này sẽ hạn chếhoạt động của thị trường, hạn chế sự lưu chuyển nguồn vốn và tăng mức rủi ro đáng tiếc, làm chosự phân chia tài nguyên trong góp vốn đầu tư kém hiệu suất cao. Trong một mạng lưới hệ thống không có thịtrường sàn chứng khoán, sự hình thành và kinh doanh thương mại sàn chứng khoán sẽ rất tốn kém mà khôngcó hiệu suất cao. Người phát hành hoàn toàn có thể phải đi rao bán từng nhà, tìm từng người mua và thịtrường. Như vậy sẽ không vượt ra ngoài khoanh vùng phạm vi hẹp, không hề đưa vốn từ nơi thừa đếnnơi thiếu. 2.2.3. 5. Thị trường sàn chứng khoán bảo vệ tính thanh khoản. Thị trường sơ cấp tiếp đón việc phát hành CP, sàn chứng khoán mới trong khiđó thị trường thứ cấp là nơi mua và bán những loại sàn chứng khoán đã phát hành. Việc mua bánchứng khoán trên thị trường thứ cấp không tạo thêm nguồn vốn mới cho đơn vị chức năng kinh tếhay cơ quan chính phủ mà chỉ biến hóa quyền sở hữu so với sàn chứng khoán. Thị trường thứ cấp cóvai trò kinh tế tài chính quan trọng là bảo vệ tính thanh toán của những loại công cụ tài chính, cónghĩa là những sàn chứng khoán hoàn toàn có thể trải qua những trung gian những nhà môi giới bán ra để thutiền mặt phân phối nhu yếu thiết yếu so với cá thể hay tổ chức triển khai. Chính sự bảo vệ nàymà những nhân hay định chế tài chính sẳn sàng mua CP hay chứn khoán trên thị trườngsơ cấp. Nếu không có phương tiện đi lại này người ta sẻ rất ngần ngại trong việc sử dụng nhữngnguồn tiết kiệm chi phí hoặc dự trữ nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cần quan tâm đến những điều kiệntiên quyết để hiện kim hoá CP hay sàn chứng khoán. – Phương tiện thuận tiện và phí triển khai thấp. Nếu mất nhiều phí cao, CP haychứng khoán có tính thanh khoản thấp. – Nguồn vốn chính phải được bảo vệ, không chịu ảnh hưởng tác động của sự dịch chuyển giátrị. Mọi dịch chuyển trên thị trường đều tạo ảnh hưởng tác động trên giá trị CP hay chứngkhoán. Do đó, nhiều lúc người muốn bán không bảo vệ được vốn chính ( mệnh giá ) của cổphiếu. – Chứng khoán có thời hạn tịch thu càng lâu, tính thanh toán càng thấp. 2.2.3. 6. Thị trường sàn chứng khoán thôi thúc những doanh nghiệp làm ăn hiệu suất cao kinh tế tài chính, đàng hoàng hơn. Nhờ TTCK, những doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể phát hành, đem bán những CP, tráiphiếu của họ. UBCK nhà nước chỉ đồng ý những CP, trái phiếu của những công ty đầy đủcác điều kiện kèm theo : Kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, có doanh lợi … và dân chúngchỉ mua của những công ty có uy tín. Với sự tự do lựa chọn của người mua CP, đểbán được CP, không có cách nào khác hơn là những nhà quản trị doanh nghiệp phảitính toán làm ăn đàng hoàng và có hiệu suất cao kinh tế tài chính. Hơn nữa, luật lệ của TTCK bắt buộccác doanh nghiệp tham gia TTCK phải công bố công khai minh bạch những báo cáo giải trình tài chính, kết quảkinh doanh hàng năm trước công chúng … Qua đó dân chúng có thời cơ nhận định và đánh giá đánh giáđược từng công ty. Việc mua và bán CP của công ty một cách tự do, người có CP trở thành sởhữu chủ của công ty, họ hoàn toàn có thể trấn áp công ty một cách thuận tiện qua những cơ quan quảnlý công ty và phân biệt được năng lực hoạt động giải trí của công ty qua sự đồng ý củaTTCK. Từ đó thôi thúc công ty phải làm ăn đàng hoàng hơn, tốt hơn. 2.2.3. 7. Thị trường sàn chứng khoán tạo môi trường tự nhiên về góp vốn đầu tư. Chúng ta biết rằng nguồn tiết kiệm ngân sách và chi phí tiềm tàng trong dân chúng là rất lớn và hệthống ngân hàng nhà nước chưa thể lôi cuốn hết nguồn vốn tiềm tàng này. Hơn nữa, dân chúng chưaphân biệt rõ thế nào là hùn vốn. Chúng ta đã thấy nhiều công ty CP sinh ra và nhiềucổ đông đã xem phần vốn của mình như thể một loại ký thác và yên cầu đơn vị chức năng phải đảmbảo một lãi suất vay tương ứng cho phần hùn của mình không cần biết đơn vị chức năng làm ăn ra làm sao. Thị trường sàn chứng khoán với cơ sở pháp lý hoàn hảo và cỗ máy quản trị hữu hiệu, sẽ là thiên nhiên và môi trường thuận tiện cho việc phát hành CP và những loại sàn chứng khoán cũng nhưmọi nhiệm vụ mua và bán ở thị trường thứ cấp. Với sự phổ cập và hướng dẫn thoáng rộng, người dân sẽ sử dụng nguồn tiết kiệm ngân sách và chi phí của mình để mua CP hay sàn chứng khoán vớiniềm tin về doanh thu hay tiền lãi bảo vệ. Dĩ nhiên là những nhà trung gian và những nhà môigiới phải làm tốt vai trò trung gian của mình để cho những nhà đầu tư riêng không liên quan gì đến nhau được thôngtin rất đầy đủ về những công ty phát hành đã hoặc đang chuẩn bị sẵn sàng phát hành CP. Nguồn tiếtkiệm quan trọng này nếu không có TTCK sẽ liên tục nằm dưới dạng cất trữ không sinh lợicho bản thân người cất trữ và cũng chẳng góp phần gì cho sự tăng trưởng kinh tế tài chính. TTCKkhông những khuyến khích góp vốn đầu tư mà còn là nơi tạo điều kiện kèm theo thực thi mọi sự mua bándễ dàng khi thiết yếu. Sự tăng trưởng của thị trường sơ cấp càng trở nên mê hoặc và tạo thóiquen cho mọi người tham gia vào hoạt động giải trí của thị trường. 2.2.3. 8. Thị trường sàn chứng khoán điều tiết việc phát hành CP. Sự sống sót và tăng trưởng của TTCK trọn vẹn phụ thuộc vào vào sự tham gia thị trườngcủa những đơn vị chức năng kinh tế tài chính. Tuy nhiên, sự tham gia này phải có điều kiện kèm theo và chỉ khi nào cácđiều kiện này được thoả mản vừa đủ, những đơn vị chức năng mới có năng lực yết giá trên thị trườngchứng khoán để thực thi mua và bán. TTCK có quyền tạm ngưng mua và bán một loại cổphiếu nào đó nếu có vi phạm hoàn toàn có thể đưa đến thiệt hại cho nhà đầu tư và chỉ được cho phép giaodịch trở lại khi mọi điều kiện kèm theo thiết yếu được cung ứng rất đầy đủ. Như vậy, vai trò quản trị củaTTCK là bảo vệ sự bảo đảm an toàn cho những nhà đầu tư bằng cách xem xét, nhìn nhận những loại cổphiếu trước khi được cho phép đưa ra mua và bán. Vai trò điều tiết của TTCK còn hoàn toàn có thể hướngcác đơn vị chức năng kinh tế tài chính góp vốn đầu tư vào những ngành hay những nghành như thôi thúc chương trình cổphần hoá những doanh nghiệp bằng cách phát hành CP của những đơn vị chức năng đã được đánhgiá tương đối đúng chuẩn. 2.2.3. 9. Thị trường sàn chứng khoán lôi cuốn vốn từ quốc tế. Đầu tư vốn vào đâu để không bị mất vốn và có lời cao nhất là yếu tố nhà đầu tưnước ngoài chăm sóc. Chính TTCK sẽ là nơi những nhà đầu tư quốc tế theo dõi và nhậnđịnh hoạt động giải trí của những ngành, những doanh nghiệp trong nước. TTCK còn tạo môi trườngthích hợp để những nhà đầu tư quốc tế góp vốn đầu tư một cách thuận tiện. Họ chỉ cần bỏ vốn vàoTTCK để mua CP hoặc cộng tác với những doanh nghiệp trong nước xây dựng công tycổ phần, rồi đem bán CP trên thị trường. Như vậy, lôi cuốn vốn góp vốn đầu tư quốc tế quaTTCK là một hình thức góp vốn đầu tư rất hữu hiệu. 2.3. BẢN CHẤT, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN CỦA SỰHÌNH THÀNH TTCK : 2.3.1. BẢN CHẤT : Thị trường sàn chứng khoán là nơi diễn ra những hoạt động giải trí mua và bán những loại chứngkhoán trung và dài hạn. Xét về mặt hình thức, hoạt động giải trí trao đổi, mua và bán, chuyểnnhượng những sàn chứng khoán chỉ là việc trao đổi những chủ thể nắm giữ sàn chứng khoán, còn vềmặt thực ra chính là quy trình hoạt động tư bản ở hình thái tiền tệ, tức là quy trình từ tưbản chiếm hữu sang tư bản kinh doanh thương mại. Các quan hệ mua và bán sàn chứng khoán trên thị trườngchứng khoán phản ánh những sự đổi khác chủ sở hữu về sàn chứng khoán. Chủ thể tham gia thịtrường sàn chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư, anh ta là chủ sở hữu tư bản, còn khi thamgia với tư cách là người sử dụng vốn góp vốn đầu tư, anh ta triển khai tính năng của tư bản kinhdoanh. Do đó, đầu tư và chứng khoán xét về thực chất, không riêng gì phản ánh những quan hệtrao đổi mua và bán một số lượng nhất định những tư liệu sản xuất và những khoản vốn bằng tiền, mà là những quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền. Nói cách khác, thị trườngchứng khoán là nơi kinh doanh những quyền sở hữu về tư bản. Tư bản lúc bấy giờ được lưu thông như một loại hàng hoá thường thì có giá trị vàgiá trị sử dụng. Thị trường sàn chứng khoán là hình thức tăng trưởng cao của nền sản xuất hànghoá. 2.3.2. MỤC TIÊU : Thị trường sàn chứng khoán được xây dựng nhằm mục đích nâng cao hiệu suất cao sử dụng cácnguồn vốn trong quy trình tăng trưởng kinh tế tài chính. Thị trường sàn chứng khoán điều tiết hữu hiệunhất những nguồn vốn từ nơi sử dụng kém sang nơi sử dụng có hiệu suất cao hơn, tạo điều kiệncho nhiều người sử dụng vốn góp vốn đầu tư. Thị trường sàn chứng khoán luôn bảo vệ và phục vụcho bất kể đối tượng người tiêu dùng nào có nhu yếu về vốn. Thị trường sàn chứng khoán khác với ngân hànglà cung ứng vốn cho doanh nghiệp kịp thời, đúng lúc là khá đầy đủ số lượng thiết yếu đồngthời không phải trải qua thủ tục hành chính quá khắc khe. Thị trường sàn chứng khoán tạođiều kiện cho việc lôi cuốn vốn góp vốn đầu tư quốc tế. Thị trường sàn chứng khoán nâng cao hiệuquả hoạt động giải trí của những tổ chức triển khai tài chính. Thị trường sàn chứng khoán lan rộng ra dịch vụ tàichính trải qua hoạt động giải trí của những tổ chức triển khai tài chính. 2.3.3. NGUYÊN NHÂN : Kinh nghiệm quốc tế cho thấy những nước tăng trưởng theo cơ chế thị trường đều phảituân thủ theo những quy luật khắc khe của thị trường : quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh đối đầu, những quy luật của quan hệ cung và cầu. Thị trường sàn chứng khoán là một yếu tố cấu thành đặcbiệt quan trọng của nền kinh tế thị trường và nó cũng vừa đủ những đặc trưng của một thịtrường, nó sống sót khách quan và sinh ra tự phát trong nền kinh tế thị trường. TTCK ra đờido những yếu tố khách quan sau : – Sự luân chuyển những nguồn vốn tài chính giữa những doanh nghiệp được diễn ra thông quacác hoạt động giải trí mua và bán tự do CP, trái phiếu hầu hết được triển khai trên thị trườngchứng khoán. – Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế tài chính ngày càng cao làm cho những quan hệ thị trường nội địanhanh chóng biến hóa theo xu thế phát trển của thị trường quốc tế. – Trong quy trình sản xuất kinh doanh thương mại, cơ quan chính phủ, những pháp nhân, những thể nhân thiếu vốnđể góp vốn đầu tư đã tổ chức triển khai phát hành những giấy nợ ngắn, trung và dài hạn, những CP, trái phiếucó năng lực thanh toán giao dịch và luôn có quy đổi từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác. 2.4. CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA TRÊN TTCK : 2.4.1. Nhà phát hành : Là những tổ chức triển khai triển khai kêu gọi vốn trải qua TTCK dưới hình thức phát hànhcác sàn chứng khoán. 2.4.2. Nhà góp vốn đầu tư : Là những người thực sự mua và bán sàn chứng khoán trên TTCK. Nhà góp vốn đầu tư có thểđược chia thành 2 loại : – Nhà góp vốn đầu tư cá thể : là những người có vốn rảnh rỗi trong thời điểm tạm thời, tham gia mua và bán trênTTCK với mục tiêu kiếm lời. – Nhà góp vốn đầu tư có tổ chức triển khai : là những định chế góp vốn đầu tư liên tục mua và bán sàn chứng khoán vớisố lượng lớn trên thị trường. Các định chế này hoàn toàn có thể sống sót dưới những hình thức sau : công ty góp vốn đầu tư, công ty bảohiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng nhà nước thương mại và những công ty chứngkhoán. 2.4.3. Các công ty sàn chứng khoán : Là những công ty hoạt động giải trí trong nghành sàn chứng khoán, hoàn toàn có thể tiếp đón mộthoặc nhiều trong số những nhiệm vụ chính là môi giới, quản trị quỹ góp vốn đầu tư, bảo lãnh pháthành, tư vấn góp vốn đầu tư sàn chứng khoán và tự doanh2. 4.4. Các tổ chức triển khai có tương quan đến TTCK : – Uỷ ban chứng khoán Nhà nước : là cơ quan thuộc nhà nước triển khai tính năng quảnlý nhà nước so với TTCK ở Việt nam. – Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán : là cơ quan triển khai quản lý và vận hành thị trường và phát hành nhữngquyết định kiểm soát và điều chỉnh những hoạt động giải trí thanh toán giao dịch sàn chứng khoán tương thích với những pháp luật củaluật pháp và UBCK. – Công ty dịch vụ máy tính sàn chứng khoán : là tổ chức triển khai phụ trợ, ship hàng những thanh toán giao dịch chứngkhoán. – Công ty nhìn nhận thông số tin tưởng : là công ty chuyên phân phối dịch vụ nhìn nhận năng lựcthanh toán những khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những lao lý đã cam kếtcủa công ty phát hành so với một đợt phát hành đơn cử. 2.5. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK : 2.5.1. Nguyên tắc cạnh tranh đối đầu : Theo nguyên tắc này, Ngân sách chi tiêu trên TTCK phản ánh quan hệ cung và cầu về chứngkhoán và biểu lộ đối sánh tương quan cạnh tranh đối đầu giữa những công ty. Trên thị trường sơ cấp, những nhàphát hành cạnh tranh đối đầu với nhau để bán sàn chứng khoán của mình cho những nhà đầu tư, những nhàđầu tư được tự do lựa chọn những sàn chứng khoán theo những tiềm năng của mình. Trên thị trườngthứ cấp, những nhà đầu tư cũng cạnh tranh đối đầu tự do để tìm kiếm cho mình một doanh thu caonhất. 2.5.2. Nguyên tắc công minh : Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quiđịnh chung, được bình đẳng trong việc san sẻ thông tin và trong việc gánh chịu những hìnhthức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó. hoạt động giải trí khó khăn vất vả và phức tạp, hoạtđộng này hoàn toàn có thể mang lại cho CTCK những khoản doanh thu lớn nhưng cũng hoàn toàn có thể gây ranhững tổn thất không nhỏ. 2.5.3. Nguyên tắc công khai minh bạch : Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được thiết kế xây dựng trên cơsở mạng lưới hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, những tổ chức triển khai phát hành có nghĩa vụ và trách nhiệm phảicung cấp thông tin rất đầy đủ theo chính sách tiếp tục và đột xuất trải qua những phươngtiện thông tin đại chúng, Sở thanh toán giao dịch, những công ty sàn chứng khoán và những tổ chức triển khai có liênquan. 2.5.4. Nguyên tắc trung gian : Nguyên tắc này có nghĩa là những thanh toán giao dịch sàn chứng khoán được triển khai thông quatổ chức trung gian là những công ty sàn chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, những nhà đầu tưkhông mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ những nhà bảo lãnh phát hành. Trên thịtrường thứ cấp, trải qua những nhiệm vụ môi giới, kinh doanh thương mại, những công ty chứng khoánmua, bán sàn chứng khoán giúp những người mua, hoặc liên kết những người mua với nhau quaviệc triển khai những thanh toán giao dịch mua và bán sàn chứng khoán trên thông tin tài khoản của mình. 2.5.5. Nguyên tắc tập trung chuyên sâu : Các thanh toán giao dịch sàn chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTCdưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản trị nhà nước và những tổ chức triển khai tự quản. 2.6. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TTCK : 2.6.1. Yếu tố con người : Đây là yếu tố quyết định hành động năng lực hình thành và tăng trưởng của thị trường chứngkhoán, nó gồm có : – Các đối tượng người dùng tham gia quản trị nhà nước so với hoạt động giải trí của đầu tư và chứng khoán. – Các đối tượng người tiêu dùng tác nghiệp trên kinh doanh thị trường chứng khoán. – Các chuyên viên sàn chứng khoán. Các chủ thể này phải am hiểu kinh doanh thị trường chứng khoán, có một trình độ chuyên mônvà nhiệm vụ và kinh nghiệm tay nghề nhất định. Do đó, phải có chương trình đào tạo và giảng dạy chuyên mônđối với nguồn nhân lực trong nghành sàn chứng khoán. Trước mắt hoàn toàn có thể thuê chuyên gianước ngoài giảng dạy thời gian ngắn, hoặc cử những đoàn đi điều tra và nghiên cứu quốc tế. Về vĩnh viễn, phải đưa chương trình đầu tư và chứng khoán vào những trường ĐH, trung học kinh tếtài chính ngân hàng nhà nước. 2.6.2. Yếu tố vật chất : Đó là nền kinh tế hàng hoá tăng trưởng và quan hệ thị trường. Thị trường gồm có 3 chủ thể quan hệ với nhau : Người mua, người bán và ngườimôi giới. Người mua phải có tiền và người bán phải có hàng hoá. Có như vậy mới hìnhthành thị trường. Do đó, hàng hoá và tiền tệ để tiêu thụ hàng hoá là điều kiện kèm theo tiên quyếtđể hình thành thị trường. Chúng ta lần lược xét hai yếu tố này : – Thứ nhất, về mặt hàng hoá. Trên đầu tư và chứng khoán, những loại hàng hoá rất đa dạngvà đa dạng và phong phú. Đó là những loại sàn chứng khoán : CP, trái phiếu, công trái … Tất cả những loạinày đều do chính phủ nước nhà, những trung gian tài chính và những công ty CP phát hành. – Thứ hai, là yếu tố người mua. Mâu thuẫn cơ bản nhất so với người mua là không cótiền hoặc nếu có, thì việc tham gia kinh doanh thị trường chứng khoán còn mang nhiều rủi ro đáng tiếc đồngtiền mất giá nhanh hơn hiệu suất cao sản xuất kinh doanh thương mại. Nghĩa là lãi suất vay của thị trường nàyrất có rủi ro tiềm ẩn là lãi suất vay âm, người tham gia đầu tư và chứng khoán sẽ bị lỗ vốn. Ngườimua cần mua, tức là có nhu yếu mua là điều kiện kèm theo cần, nhưng chưa đủ để thị trường chứngkhoán hoạt động giải trí. Chúng ta đều biết rằng thu nhập được chia làm hai phần : + Phần để ngân sách cho tiêu dùng liên tục như ăn, ở, mặc, vui chơi … + Phần tiết kiệm chi phí dành cho những mục tiêu khác. Chính phần tiết kiệm chi phí này là đối tượng người dùng thuhút của thị trường tài chính nói chung và kinh doanh thị trường chứng khoán nói riêng. 2.6.3. Yếu tố lưu thông tiền tệ không thay đổi : Đây cũng là điều kiện kèm theo tiên quyết, gắn liền với 2 điều kiện kèm theo trên vì nếu đồng tiềnkhông không thay đổi thì kinh doanh thị trường chứng khoán không hề hoạt động giải trí được do mức độ rủi ro đáng tiếc quácao. Nói đến không thay đổi tiền tệ là nói đến yếu tố trấn áp và kiềm chế lạm phát kinh tế haychống lạm phát kinh tế vì bộc lộ của lạm phát kinh tế là sự mất giá của đồng xu tiền làm cho giá thành tăng. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận quốc tế và vương quốc xung quanh yếu tố này. Một khi lạmphát chưa được không chế, đồng xu tiền chưa không thay đổi thì kinh doanh thị trường chứng khoán vẫn chỉnằm trong mơ ước, vì không ai hoàn toàn có thể tự nguyện trao vốn với khối lượng lớn và lâu dàicho người sử dụng để chỉ kỳ vọng thu về mớ giấy lộn. Do đó, việc tìm ra những phương ánvà giải pháp đồng nhất để đấu tranh chống lạm phát kinh tế không thay đổi tiền tệ là yếu tố quan trọng cầnđược chăm sóc đúng mức, vì nó là tác nhân cơ bản quyết định hành động sự hình thành, sống sót vàphát triển của TTCK.Cũng cần chú ý quan tâm, việc hình thành TTCK phải gắn liền với việc củng cố và phát triểnthị trường tiền tệ, bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. Nói cách khác, nếu thiếu sựhoạt động thông thường của thị trường tiền tệ thì TTCK không hề hoạt động giải trí được. 2.6.4. Yếu tố pháp lý : Bao gồm mạng lưới hệ thống pháp lý và quy định thiết yếu cho hoạt động giải trí của thị trườngchứng khoán. Nếu xét về mặt nội dung, cần đề cập đến 3 yếu tố lớn hầu hết sau đây : – Pháp luật bảo vệ sự quản trị của nhà nước so với việc hình thành tổ chức triển khai và hoạt độngcủa TTCK. – Pháp luật xác lập những quy chế pháp lý của những chủ thể khác nhau tham gia thị trườngchứng khoán và cơ quan pháp lý bảo vệ những quyền lợi và nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp, tính độc lậpvà sự bình đẳng của những chủ thể đó. – Pháp luật kiểm soát và điều chỉnh những tính năng, những hình thức và những hoạt động giải trí của TTCK trongtừng thời kỳ nhất định. Quản lý nhà nước so với sự hình thành và tăng trưởng thị trường vốn : Thực tiễn hoạt động giải trí của kinh doanh thị trường chứng khoán quốc tế hằng năm qua đã chứngminh. Ở bất kể nền kinh tế thị trường tăng trưởng nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nướcđối với kinh tế thị trường tuỳ thuộc vào trình độ tăng trưởng của những quan hệ thị trườngvà nhiều tác nhân khác. Quản lý nhà nước so với sự hình thành và tăng trưởng TTCK được thực thi dướinhiều hình thức và bằng nhiều công cụ khác nhau : Thông qua việc phát hành luật chứngkhoán, thực thi những chủ trương nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng thanh toán, góp vốn đầu tư, lãi suất vay, thuế … Thông qua việc kiểm tra, trấn áp việc thực thi những chủ trương và pháp lý vềtổ chức và hoạt động giải trí của TTCK.Xác định qui chế pháp lý của những chủ thể tham gia những quan hệ trong lĩnh vựcTTCK ( Xây dựng và phát hành luật công ty ). Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế thị trường và sự hội nhập của nền kinh tế tài chính quốc tế, những chủ thể tham gia vào nghành nghề dịch vụ TTCK, thanh toán giao dịch sàn chứng khoán ngày càng tăng và rất đadạng. Đó là những doanh nghiệp, những công ty, những ngân hàng nhà nước, những tổ chức triển khai tài chính phi ngânhàng, những sở giao dịch sàn chứng khoán, kho bạc nhà nước, những cơ quan nhà nước, những côngdân, những tổ chức triển khai và cá thể quốc tế … Về mặt pháp lý, hoàn toàn có thể gọi chung những chủ thể đólà những thể nhân và pháp nhân. Tham gia vào những quan hệ đầu tư và chứng khoán, giữa những chủ thể đã hình thànhnhững quan hệ nhất định. Ví dụ : trong việc mua và bán sàn chứng khoán, phát hành chứngkhoán … để những hoạt động giải trí năng động này diễn ra theo một trật tự nhất định, pháp luậtcần lao lý : – Vị trí vai trò tính năng của mỗi loại chủ thể thực thi những hoạt động giải trí đó. – Những quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của những chủ thể trong những hoạt độngthuộc nghành TTCK. – Những trình tự, thủ tục tổ chức triển khai, xây dựng những pháp nhân hoạt động giải trí trên TTCK .
Source: https://mix166.vn
Category: Thị Trường