Những điều cần biết trước khi học sáo trúc
Sáo Trúc là nhạc cụ dân tộc có từ lâu đời (về nguồn gốc của Sáo bạn có thể tìm hiểu trên google nhé !), Sáo Trúc là tên gọi chung cho tất cả các loại Sáo Tre, nứa… bạn có thể hiểu nôm na các nhạc cụ như vậy gọi là Sáo.
Cấu trúc của sáo khá đơn giản, các lỗ được khoét theo âm luật để có thể phát ra âm thanh ứng với các nốt nhạc thông thường khi thổi vào (Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đố).
Trong nhạc cụ Sáo Trúc 6 lỗ được chia ra như sau (mình nói 6 lỗ là vì còn có loại Sáo 8 lỗ [hệ 6-1-1] và sáo trúc 10 lỗ nữa, mình sẻ chia sẻ thêm ở các bài viết sau trong các bài tự học thổi Sáo):
Xem thêm : Tổng hợp 12 bài giảng Sáo Trúc cực kỳ dễ hiểu của Bùi Công Thơm
Bạn đang đọc: Những điều cần biết trước khi học sáo trúc
Cấu tạo Sáo trúc 6 lỗ
Xem thêm: Samsung Galaxy A72
- Sáo càng có đường kính ống sáo nhỏ và chiều dài sáo ngắn thì âm thanh nghe sẽ cao và chói hơn (phù hợp cho những bài hát sôi nổi, hòa tấu dồn dập…).
- . Sáo càng có đường kính ống sáo lớn, dài thì âm thanh sẽ trầm và thấp hơn (phù hợp cho những bài hát trữ trình sâu lắng).
- Dựa trên 2 yếu tố trên chúng ta sẽ có các tone sáo thông dụng như Sáo Đô (C), Sáo Sol trầm (G), Sáo La (A), Sáo Si giáng (Bb)…
- Thường đối với người mới học thổi Sáo thì Sáo Đô (c5) là sự lựa chọn phù hợp nhất do khoảng cách các phím bấm khá thuận tay và có khá nhiều bài thổi ở tone C này.
Mục lục bài viết
Tại sao lại gọi là sáo lại có một số tên gọi như Sáo Đô (C), Sáo Sol trầm (G)?… Và người mới học thổi Sáo thì cần lưu ý những gì ? …
Sở dĩ có tên gọi như thế vì chúng có nốt đầu tiên mà cây Sáo đó phát ra khi bạn bấm cả 6 lỗ…
Đối với Sáo Đô (C5) bạn bấm kín 6 lỗ trên ống Sáo bạn thổi được nốt tần số là nốt Đô.
Đối với Sáo Sol trầm(G) bạn bấm kín 6 lỗ trên ống Sáo bạn thổi được nốt tần số là nốt Sol trầm…
Tương tự như thế so với 1 số ít loại sáo khác như Sáo La ( A ), Sáo si giáng ( Bb )
Sáo là nhạc cụ đơn giản, dễ học, dễ thổi… đặc biệt sau khi bạn được hướng dẫn cách thổi, khi cầm Sáo lên mà bạn có thể thổi được ngay các nốt thì bạn có khả năng học rất nhanh (có thể gọi là có năng khiếu ^^, tầm một tuần là có thể thổi được, đây là sự thật có kiểm nghiệm nhé !). Còn chuyện thổi Sáo có được không ? âm điệu có hồn hay không ? có trầm lắng lột tả được cảm xúc, tâm trạng của mình, bài hát hay không ? thì đây là cả một quá trình lâu dài tập luyện lâu dài các bạn nhé !
Trên đây là một vài chia sẻ đến một số bạn đang muốn học thổi sáo trúc, mong rằng nó sẽ hữu ích cho các bạn đang tìm hiểu về Sáo Trúc
Facebook Comments
Source: https://mix166.vn
Category: Bản Tin TA